Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài - 5

được coi là không có khả năng phân biệt và do vậy không được đăng ký làm nhãn hiệu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật SHTT năm 2005, các chữ số, chữ cái thuộc các ngôn ngữ không thông dụng bị loại trừ. Tuy nhiên, nếu chúng đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu thì vẫn được chấp nhận. Luật nhãn hiệu của Mỹ không đề cập đến điều kiện về sự kết hợp có thể phát âm được hay với những số lượng chữ cái, chữ số tối thiểu để một nhãn chữ cái hoặc chữ số có thể được đăng ký như một nhãn hiệu. Trong khi đó pháp luật Nhật Bản lại không quy định sự kết hợp các chữ cái phải theo một thứ tự có thể phát âm được, nhãn hiệu bao gồm chữ cái và chữ số, nếu chỉ có một chữ cái hoặc chữ số thì sẽ bị coi là quá đơn giản và không được bảo hộ.

* Hình vẽ: Bao gồm các hình hoạ, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình hoạ hai chiều của hàng hóa hoặc bao bì. Pháp luật của hầu hết các nước đều công nhận hình vẽ, biểu tượng có tính phân biệt và có khả năng đăng ký bảo hộ cao. Bên cạnh đó pháp luật của một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam không chấp nhận cho đăng ký các hình và hình học đơn giản như hình tam giác ngược hoặc xuôi, hình hình hành, hình vuông, hình tròn, hình quả tim… vì chúng bị coi là không có khả năng phân biệt (khoản 2 Điều 74 Luật SHTT năm 2005).

* Sự kết hợp của các yếu tố kể trên: Là những dấu hiệu được tạo ra từ sự kết hợp các dấu hiệu từ ngữ, chữ cái, con số, hình vẽ với nhau. Loại dấu hiệu này được sử dụng rất rộng rãi tại Việt Nam cũng như ở các nước khác.

* Màu sắc: Loại dấu hiệu này bao gồm các từ ngữ, hình vẽ và bất kỳ sự kết hợp nào giữa chúng mà có mầu sắc hoặc sự tổ hợp của bản thân các màu sắc. Hiệp định TRIPS quy định không những dấu hiệu cụ thể có thể được đăng ký là nhãn hiệu với những màu sắc nhất định mà bản thân sự kết hợp các mầu sắc với nhau cũng có thể được đăng ký là nhãn hiệu. Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ cũng quy định tổ hợp màu sắc là một loại dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu. Tuy nhiên, Luật SHTT năm 2005 không thừa nhận dấu hiệu màu sắc có thể được đăng ký là nhãn hiệu mà chỉ xác định màu sắc là phương thức thể hiện của các loại dấu hiệu khác.

* Dấu hiệu ba chiều: Là loại dấu hiệu hình khối có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu. Dạng điển hình nhất của dấu hiệu ba chiều là hình dáng hàng hóa hoặc bao bì. Đây là một loại nhãn hiệu mới ngày càng được ưa chuộng với các dấu hiệu và hình ảnh ba chiều thường tạo ra ấn tượng mạnh trong tâm trí người tiêu dùng. Điển hình có thể kể đến một số nhãn hiệu ba chiều tiêu biểu như ngôi sao ba cánh nổi nằm trong vòng tròn của xe Mercedes, con sư tử đứng hai chân nổi của xe Peugeot, hình con ngựa bay đúc nguyên khối của xe Rolls-Royce. Nhãn hiệu ba chiều là loại nhãn hiệu khá phức tạp, nó khác nhãn hiệu hai chiều thông thường ở chỗ những gì thể hiện trên bản vẽ chỉ là sự miêu tả chứ hoàn toàn không phải là chính bản thân nhãn hiệu. Vì vậy, có thể nói pháp luật Việt Nam cũng giống như pháp luật các nước đều công nhận bảo hộ nhãn hiệu ba chiều.

Tuy nhiên, pháp luật các nước khi đã thừa nhận loại dấu hiệu này thì ngoài tính phân biệt của nhãn hiệu đó còn thường thêm yêu cầu điều kiện dấu hiệu ba chiều đó phải có khả năng mô tả được theo hình hoạ hai chiều. Theo Bộ luật dân sự 1995 và các văn bản hướng dẫn về nhãn hiệu trước đây cũng như Luật SHTT năm 2005 đều không quy định rõ về điều kiện để một dấu hiệu ba chiều có thể được đăng ký làm nhãn hiệu. Tại điểm a khoản 2 Điều 74 Luật SHTT quy định: các hình và hình học đơn giản thì không có khả năng phân biệt, do đó có thể hiểu các hình học đơn giản trong không gian ba chiều như hình lập phương, hình cầu, hình trụ, hình chóp… không được pháp luật Việt Nam thừa nhận là nhãn hiệu. Pháp luật Nhật Bản cũng quy định nếu một nhãn hiệu ba chiều mà không thể hiện được qua lời chú giải hoặc hình vẽ là một nhãn hiệu ba chiều đúng với bản thân nó thì không được bảo hộ, ví dụ trong bản vẽ mô tả mà không thể hiện được độ dầy của những mặt đứng của hình khối ba chiều trong nhãn hiệu thì nhãn hiệu ba chiều đó không được đăng ký.

* Các dấu hiệu âm thanh (thính giác): Là loại dấu hiệu mới được các chủ thể kinh doanh sử dụng làm nhãn hiệu do nhu cầu phát triển của nền kinh tết thị trường đòi hỏi có sự đa dạng, phong phú về các mặt hàng. Có hai loại nhãn âm thanh thường được sử dụng đó là những nốt nhạc hoặc tiết tấu nhạc ngắn được sáng tác (ví dụ các âm thanh của chương trình Windows) hoặc các âm thanh mô phỏng từ tự

nhiên (ví dụ tiếng chim hót, tiếng gầm của mãnh thú, tiếng nước chảy). Các dấu hiệu âm thanh có thể được đăng ký như các dấu hiệu hình nhưng cái được bảo hộ không phải là các tiết tấu nhạc thực sự mà là chuỗi các dấu hiệu âm thanh được đăng ký chống lại sự sử dụng các dấu hiệu tương tự. Để được đăng ký bảo hộ thì nhãn hiệu âm thanh phải được thể hiện thành các nốt nhạc và tiết tấu nhạc trên giấy. Mỹ là quốc gia có nền kinh tế với trình độ khoa học, công nghệ phát triển, đã đi tiên phong trong việc cấp đăng ký nhãn hiệu cho dấu hiệu âm thanh và đã có khá nhiều nhãn hiệu âm thanh được đăng ký, ví dụ nhà sản xuất và bán lẻ kem hàng đầu thế giới Wall của Mỹ đã đăng ký giai điệu âm nhạc trên các xe bán kem lưu động làm nhãn hiệu âm thanh cho sản phẩm kem của mình. Để được đăng ký âm thanh phải được ghi vào băng cát-xét và nộp cho Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO).

* Dấu hiệu mùi (khứu giác): Đây cũng là loại dấu hiệu mới được thừa nhận làm nhãn hiệu và chưa thực sự phát triển như nhãn hiệu âm thanh. Một trong những lý do là mùi rất khó mô tả, đặc biệt là mùi nhân tạo không có trong tự nhiên, do đó người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt và nhận ra sản phẩm quen dùng. Cho đến nay mới chỉ có một số được định đăng ký cho một số hàng hóa đặc thù nhất định, đó là những mùi đặc trưng mà chỉ cần mô tả cũng có thể nhận ra, ví dụ mùi vanilla đăng ký cho bánh kẹo, mùi hoa Plimeria đăng ký cho chỉ may và sợi thêu. Hiện nay chỉ có một số quốc gia phát triển trên thế giới, trong đó điển hình là Hoa Kỳ, cho đăng ký nhãn hiệu mùi. Trong khi đó pháp luật Việt Nam và Nhật Bản chưa cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi và âm thanh.

* Cách thức trình bày sản phẩm: theo pháp luật Mỹ, cách thức trình bày sản phẩm cũng được coi là một nhãn hiệu nếu chúng có khả năng phân biệt ở sự kết hợp các yếu tố và ấn tượng chung mà cách trình bày hàng hóa đó tạo ra đối với người quan sát chúng. Bên cạnh đó nếu cách trình bày hàng hóa đã trở nên thông thường đối với các đối thủ cạnh tranh trong một khu vực thị trường nhất định thì sẽ nhãnh chóng mất đi ưu thế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

* Những dấu hiệu khác (không nhìn thấy được): những dấu hiệu loại này mang tính mở và được nhận biết qua xúc giác thường để gắn lên những loại hàng hóa giúp cho người khiếm thính nhận biết được hàng hóa mình cần mua. Do vậy, bất kỳ dấu hiệu nào có thể phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác đều có thể được coi là nhãn hiệu. Đối với hệ thống pháp luật của các nước có thừa nhận án lệ và công tác giải thích pháp luật được thừa nhận tốt những dấu hiệu khác có thể được đăng ký làm nhãn hiệu và giúp cho pháp luật được áp dụng cao trong thực tiễn.‌‌

Pháp luật Việt Nam chưa có quy định để bảo hộ và thực tiễn cũng không thừa nhận đối với các loại dấu hiệu âm thanh, mùi và cách thức trình bày sản phẩm. Tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và nhu cầu hội nhập quốc tế hiện nay thì pháp luật Việt Nam cũng cần có tính dự liệu để trong tương lai những loại dấu hiệu này được bảo hộ.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài - 5

4.2 Các tiêu chí để được bảo hộ.

Như đã phân tích ở trên mặc dù các nước quy định dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hay dịch cụ của chủ nhãn hiệu với hàng hóa cùng loại và mục đích của nó là để người tiêu dùng phân biệt và lựa chọn được loại hàng hóa hay dịch vụ mà mình muốn. Nhưng không phải mọi dấu hiệu gắn với hàng hóa hay dịch vụ

được công nhận là nhãn hiệu. Một dấu hiệu để được coi là nhãn hiệu phải thỏa mãn các điều kiện được ghi nhận trong công ước Paris 1883, Điều 6quinquies B các nhãn hiệu được bảo hộ theo Điều 6quinquies A có thể bị từ chối đăng ký chỉ nếu “chúng hoàn toàn thiếu tính phân biệt” hoặc nếu “chúng trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội, đặc biệt khi chúng có tính lừa dối công chúng”. Do vậy, điều kiện này được phân thành hai loại đó là:

+ Điều kiện về tính phân biệt của nhãn hiệu;

+ Điều kiện nhãn hiệu không trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội.

4.2.1 Điều kiện về tính phân biệt.

Điều kiện này xuất phát từ chức năng cơ bản của nhãn hiệu, đó là chức năng phân biệt hàng hóa/dịch vụ một doanh nghiệp với hàng hóa/dịch vụ cùng loại của

các doanh nghiệp khác. Điều 15.1 TRIPS quy định bất kỳ một dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu. Trường hợp tự thân dấu hiệu không có khả năng phân biệt thì việc đăng ký chỉ được tiến hành nếu xác định được qua quá trình sử dụng dấu hiệu vẫn có thể đạt được tính phân biệt.

Pháp luật Việt Nam quy định khá chi tiết, đầy đủ về khả năng phân biệt của nhãn hiệu và đặc biệt là cũng như pháp luật Hoa Kỳ, các nhà lập pháp Việt Nam đã ghi nhận cả trường hợp khả năng phân biệt của nhãn hiệu có được qua quá trình sử dụng. Theo tinh thần của Điều 74 Luật SHTT, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không phải là các dấu hiệu bị loại trừ. Trên thực tế điều kiện về tính phân biệt của nhãn hiệu cũng được đề cập đầy đủ trong pháp luật Trung Quốc, Nhật Bản, Anh. Pháp luật các nước này coi chúng là những trường hợp rõ ràng cần phải từ chối đơn đăng ký chứ không dùng chúng để xây dựng định nghĩa về tính phân biệt. Do vậy, về cơ bản pháp luật Việt Nam quy định về tính phân biệt của nhãn hiệu không khác so với pháp luật các nước nói trên cũng như pháp luật quốc tế.

Với sự đa dạng và phong phú của các loại hàng hóa, dịch vụ thì tính phân biệt của nhãn hiệu cần được đánh giá trong mối liên hệ với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Chẳng hạn từ “APPLE” (quả táo) hoặc hình ảnh quả táo không thể được đăng ký cho hàng hóa là táo, nhưng lại có tính phân biệt cao đối với loại hàng hóa máy tính, do đó được đánh giá là đáp ứng điều kiện về tính phân biệt. Do vậy, tính phân biệt cần phải được đánh giá trong mối liên hệ với những hàng hóa mà nhãn hiệu được áp dụng.

Nhận thức của người tiêu dùng là yếu tố có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu khi xác định nhãn hiệu có mang tính phân biệt hay không, đặc biệt là khi cần giải quyết các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng hoặc liên quan đến vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh. Một nhãn hiệu sẽ

mang tính phân biệt đối với hàng hóa khi nó được nhận ra hoặc có khả năng nhận ra được, nhằm giúp xác định đúng nguồn gốc thương mại của hàng hóa.

Tính phân biệt của nhãn hiệu là một khái niệm mang tính tương đối. Phụ thuộc vào các hoạt động của người sử dụng nhãn hiệu hay của bên thứ ba mà nhãn hiệu có thể có được, được tăng cường hay thậm chí mất đi tính phân biệt. Các điều kiện cụ thể như việc sử dụng đối với nhãn hiệu cần phải được các cơ quan quản lý xem xét khi có quan điểm cho rằng dấu hiệu đó không có tính phân biệt vốn có. Có những nhãn hiệu trở thành thuật ngữ gốc cho loại hàng hóa vốn gắn với nhãn hiệu và do vậy mất đi tính phân biệt như nhãn hiệu ASPIRIN cho sản phẩm thuốc giảm đau, CELLOPHANE cho sản phẩm giấy bóng kính.

Có những cấp độ phân biệt khác nhau, căn cứ vào những cấp độ người ta phân thành hai loại tiêu biểu: các nhãn hiệu có tính phân biệt cố hữu (inherently distinctiveness) và các nhãn hiệu có tính phân biệt bằng nghĩa thứ cấp (secondary meaning).

Nhãn hiệu có tính phân biệt cố hữu bao gồm nhãn hiệu tự đặt (fanciful marks), nhãn hiệu tuỳ chọn (arbitrary marks) và nhãn hiệu gợi ý (suggestive marks).

* Nhãn hiệu tự đặt là những dấu hiệu do chủ nhãn hiệu tự sáng tạo ra. Chúng thường là những từ ngữ không tồn tại trong bất kỳ ngôn ngữ nào và do đó không hề có mối liên hệ nào với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Mặt khác chúng lại nhận được sự bảo hộ mạnh của pháp luật và có khả năng đăng ký cao vì chúng thường là độc nhất, không chỉ có khả năng phân biệt các hàng hóa, dịch vụ của chủ nhãn hiệu mà còn khác biệt so với bất kỳ ngôn ngữ nào, chúng có tính chất như một vật đặc định nên mang tính phân biệt rất cao. Tuy nhiên, với loại nhãn hiệu này đòi hỏi chủ sở hữu phải đầu tư nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính vào việc xây dựng và quảng cáo nhãn hiệu để người tiêu dùng biết về chúng. Ví dụ, nhãn hiệu KODAK cho các sản phẩm phim chụp ảnh, đó là những dấu hiệu do nhà sản xuất tự sáng tạo ra mà trước đó chưa tồn tại trong tự nhiên, từ KODAK không có nghĩa và càng không có nghĩa là phim chụp ảnh.

* Nhãn hiệu tuỳ chọn là những từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh được sử dụng hàng ngày và có nghĩa nhất định trong đời sống nhưng ý nghĩa đó không liên quan đến sản phẩm mang nhãn hiệu. Do đó, nhãn hiệu này mang tính phân biệt cao và dễ được các cơ quan Nhà nước cho đăng ký. Nhãn hiệu tuỳ chọn không mô tả hàng hóa/dịch vụ, cũng không chuyển tải bất kỳ đặc tính, thành phần hay chức năng của hàng hóa.Ví dụ nhãn hiệu nổi tiếng CAMEL dùng cho thuốc lá, từ “camel” trong tiếng Anh có nghĩa là con lạc đà và không liên quan gì đến thuốc lá, khi hãng Phillips Morris chọn từ CAMEL cùng hình ảnh con lạc đà làm nhãn hiệu cho thuốc lá của mình thì nó có tính phân biệt cao và người tiêu dùng khi nhìn thấy nó gắn trên bao thuốc lá sẽ biết ngay nhà sản xuất và chất lượng của thuốc.

* Nhãn hiệu gợi ý như tên gọi có tính gợi ý hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nhưng không thực sự mô tả hàng hóa, dịch vụ đó. Nhãn hiệu có những dấu hiệu làm cho người tiêu dùng liên tưởng đến sản phẩm mang nhãn hiệu bằng những thông tin liên quan đến các đặc điểm hay chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu. Đây là yếu tố phân biệt quan trọng chỉ rõ sự khác nhau giữa nhãn hiệu gợi ý và nhãn hiệu mô tả. Một nhãn hiệu gợi ý có thể được đăng ký mà không cần ý nghĩa thứ cấp, trong khi đó nhãn hiệu mô tả phải có được ý nghĩa thứ cấp mới có thể được đăng ký. Ví dụ, tại Mỹ nhãn hiệu ORANGE CRUSH được coi là có tính gợi ý (mà không đơn thuần là mô tả) khi được sử dụng cho loại nước khoáng có hương vị; “Điện Quang” có nghĩa là thắp sáng bằng điện được dùng làm nhãn hiệu cho bóng đèn do công ty bóng đèn Điện Quang sản xuất và sẽ làm cho người tiêu dùng liên tưởng tới bóng đèn ngay cả khi chưa dùng bóng đèn Điện Quang.

Loại nhãn hiệu có tính phân biệt bằng nghĩa thứ cấp: Đây chính là trường hợp nhãn hiệu mô tả (descriptive marks) có ý nghĩa thứ cấp.

*Nhãn hiệu mô tả có ý nghĩa thứ cấp là nhãn hiệu mà bên cạnh công dụng mô tả, nó còn xác định nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. Đây là nguyên tắc chung được thừa nhận tại nhiều nước trên thế giới. Ranh giới giữa dấu hiệu thuần mô tả và nhãn hiệu mô tả có ý nghĩa thứ cấp là rất mong manh, trên thực tế nhãn hiệu mô tả được sử dụng trong hoạt động thương mại trong một thời hạn nhất định là yếu tố

quan trọng để nhãn hiệu được đăng ký và bảo hộ. Theo quy định tại Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ (Lanham Act), nhãn hiệu mô tả có thể được được đăng ký và bảo hộ nếu có ý nghĩa thứ cấp. Ý nghĩa thứ cấp có thể đạt được theo luật định thông qua việc sử dụng nhãn hiệu độc quyền và liên tục trong thời hạn 5 năm (15 U.S.C. Đ1052 (f)Lanham Act). Nếu người tiêu dùng nhận biết được nhãn hiệu như một chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa/dịch vụ và có liên hệ trực tiếp với nhãn hiệu thì ý nghĩa thứ cấp đã được xác định và nhãn hiệu không cần đợi qua thời hạn 5 năm để được đăng ký. Đương nhiên, người muốn đăng ký nhãn hiệu mô tả phải có nghĩa vụ chứng minh điều này. Và nhãn hiệu càng có tính mô tả thì việc chứng minh ý nghĩa thứ cấp càng khó khăn. Lúc này, tỷ lệ người tiêu dùng nhận thức được nhãn hiệu là điều vô cùng cần thiết.

Pháp luật Việt Nam không có sự phân định rõ ràng về các loại nhãn hiệu căn cứ vào tính phân biệt của nhãn hiệu, cũng không thừa nhận một nhãn hiệu có tính mô tả có thể được đăng ký bảo hộ vì có ý nghĩa thứ cấp. Theo Điều 74 Khoản 2.c Luật SHTT 2005 quy định: “Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ” sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Việc bảo hộ những nhãn hiệu mô tả dù có ý nghĩa thứ cấp vẫn có thể tạo ra nguy cơ nhầm lẫn cho người tiêu dùng vì tính phân biệt của nó rất khó xác định.

Hơn nữa Thuật ngữ “....giữa hàng hóa và dịch vụ cùng loại....” trong định nghĩa về nhãn hiệu sẽ làm giới hạn bối cảnh xác định tính phân biệt của nhãn hiệu. Một nhãn hiệu gắn lên một hàng hóa, dịch vụ có tính phân biệt hay không thì phải so sánh nó với những hàng hóa, dịch vụ cạnh tranh với nó. Điều nay không hợp lý vì thông qua việc đặt hàng hóa, dịch vụ trong bối cảnh chung với của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nhà sản xuất hay phân phối hàng hóa sẽ đạt được mục đích của mình là nhờ nhãn hiệu làm cho người tiêu dùng phân biệt và lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của mình trong sự cạnh tranh với những hàng hóa, dịch vụ cùng

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí