Khi Tiến Hành Xét Xử, Tòa Án Có Thể Sắp Xếp Lại Vị Trí Của Những Người Tiến Hành Tố Tụng, Những Người Tham Gia Tố Tụng Trong Phòng Xử Án Nhằm Làm


tập, sinh hoạt.

Khi xét thấy cần thiết hoặc khi người chưa thành niên có yêu cầu, Toà án có thể mời đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, cán bộ ủy ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em hoặc cán bộ trợ giúp khác tham gia phiên toà để hỗ trợ cho họ.

Trong trường hợp đại diện gia đình bị cáo là người chưa thành niên, đại diện nhà trường, tổ chức vắng mặt mà có lý do chính đáng thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

Đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức tham gia phiên toà có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người

tiến hành tố tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng, quyết

định tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Toà án”.

* Thủ tục xét xử

Môi trường thân thiện với trẻ em là điều kiện hết sức quan trọng để đảm bảo bảo vệ các quyền của người chưa thành niên phạm tội trong quá trình xét xử, đặc biệt là quyền được tham gia thực chất vào quá trình này. Bộ luật Tố tụng hình sự không có quy định nào khác về việc tạo một môi trường xét xử thân thiện với trẻ em. Tuy nhiên, theo Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT, khi tiến hành xét xử, Tòa án có thể sắp xếp lại vị trí của những người tiến

hành tố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

tụng, những người tham gia tố

tụng trong phòng xử án nhằm làm

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 19

giảm cảm giác căng thẳng, sợ hãi đối với người chưa thành niên phạm tội. Qua một năm thực hiện, quy định của Thông tư liên tịch 01/2011 đã được phổ biến, quán triệt nhận thức và thống nhất áp dụng trong đội ngũ cán bộ người tiến hành tố tụng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của người chưa thành niên tham gia tố tụng, tác giả cho rằng cần pháp điển hóa những quy định này vào trong Bộ luật tố tụng hình sự để tạo ra một môi trường thân thiện với người chưa thành niên, cụ thể như sau:


Điều 307. Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên (sửa đổi, bổ sung)

1. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm các cấp các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên phải có Hội thẩm nhân dân đang hoặc đã là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc là cán bộ Ủy ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

2. Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 18 BLTTHS, Tòa án có thể quyết định xét xử kín vụ án do người chưa thành niên phạm tội gây ra. Việc tuyên án được tiến hành công khai nhưng phải đảm bảo giữ bí mật thông tin cá nhân của người chưa thành niên phạm tội

Không tiến hành xét xử lưu động vụ án do người chưa thành niên gây ra, trừ trường hợp cần giáo dục, tuyên truyền pháp luật và phòng ngừa tội phạm.

2. Khi tiến hành xét xử, Tòa án có thể sắp xếp lại vị trí của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng trong phòng xử án nhằm làm giảm cảm giác căng thẳng, sợ hãi đối với người chưa thành niên phạm tội.

3. Không còng tay hoặc sử dụng các phương tiện cưỡng chế khác trong

quá trình xét xử

tại Tòa án, trừ

trường hợp họ phạm tội đặc biệt nghiêm

trọng, rất nghiêm trọng do cố ý hoặc có việc làm tiêu cực hoặc có biểu hiện chống đối, gây mất trật tự tại phiên toà.

4. Việc thẩm vấn, xét hỏi bị cáo là người chưa thành niên tại phiên tòa phải theo quy định tại Điều 209 BLTTHS và phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của bị cáo.

Những lời giải thích về quyền và nghĩa vụ, thủ tục xét xử cũng như các câu hỏi đưa ra tại phiên tòa cần đơn giản, rõ ràng để đảm bảo cho người chưa thành niên và đại diện gia đình của họ có thể hiểu và trả lời đúng câu hỏi.


5. Hội đồng xét xử phải cho phép người chưa thành niên bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình và phải cân nhắc, xem xét các ý kiến, quan điểm, nguyện vọng đó trước khi ra bản án, quyết định.

6. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Tòa án áp dụng một trong những biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự.

4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng

4.2.2.1. Nâng cao năng lực của các cơ quan/người tiến hành tố

tụng các vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên

Trong thời gian trước mắt, khi chưa có được một đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán chuyên trách về giải quyết vụ án NCTN, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực giải quyết các vụ án hình sự có liên quan đến NCTN, cụ thể như sau:

* Nâng cao nhận thức và kỹ năng làm việc với NCTN của các Cơ quan/ Người tiến hành tố tụng; theo đó yêu cầu:

Một là, các cơ quan tiến hành tố tụng cần quan tâm thường xuyên mở các lớp đào tạo đối với những người được giao nhiệm vụ tiến hành tố tụng trong các vụ án liên quan đến NCTN, trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về kiến thức pháp lý, tâm lý học trẻ em, giáo dục và phương pháp làm việc với trẻ em, kỹ năng xét hỏi NCTN khi họ phạm tội...

Việc đào tạo cần có lộ trình "dài hơi" theo hướng: Đào tạo chuyên sâu thường xuyên về phương pháp hoạt động thân thiện và phù hợp với trẻ em theo lịch trình hằng năm cho tất cả cán bộ làm việc trong hệ thống tư pháp.

Hai là, Trong giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến NCTN, lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ phân công loại án này cho các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là người có đủ các điều kiện quy định tại Điều 302 BLTTHS hoặc là những người có những nghiên cứu về NCTN hoặc đã qua công tác đoàn thể một thời gian nhất định.


Ba là, áp dụng mô hình tổ chức phiên tòa xét xử NCTN theo hướng thân thiện đối với họ; theo đó, tác giả đề xuất: Bố trí khu chờ riêng biệt tại Toà án để người bị hại là trẻ em và gia đình các em có thể ngồi đợi cách ly với bị cáo và những người ở phía bị cáo; Giảm thiểu thời gian các em phải chờ đợi tại phòng xử án; Tiến hành xét xử trong văn phòng của Thẩm phán hoặc một căn phòng bình thường khác mà không xử tại phòng xử án thông thường; Bố trí lại nội thất để tất cả các bên có thể ngồi ở cùng một bậc xung quanh một bàn tròn, các em được ngồi cách xa bị cáo; Các em được ngồi vào ghế nhỏ theo cỡ của mình; Tất cả các bên đều mặc quần áo bình thường; Trước khi bắt đầu thủ tục, Thẩm phán tự giới thiệu mình với các em và cho phép các em được quan sát phòng xử án và ngồi vào ghế dành cho mình; Yêu cầu tất cả các bên, kể cả Luật sư ngồi chứ không đứng khi đặt câu hỏi để các em không cảm thấy sợ khi một người lớn đứng trước mặt mình; Không cho công chúng vào phòng xử án khi các em đang cung cấp lời khai; Không được còng tay NCTN vi phạm pháp luật khi đang trong phòng xử án.

* Tăng cường đầu tư trang thiết bị, nguồn lực để thực hiện các kỹ thuật thân thiện với NCTN

Một là, tiếp tục đầu tư, xây dựng phòng lấy lời khai thân thiện với NCTN, theo mô hình 8 Phòng lấy lời khai đã được thành lập và vận hành tại 6 tỉnh thành với sự hỗ trợ của UNICEF;

Hai là, thực hiện một chương trình thí điểm xây dựng đơn vị cảnh sát chuyên trách tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với các cán bộ cảnh sát, điều tra viên, kiểm sát viên chuyên trách được đào tạo để làm việc với người chưa thành niên vi phạm pháp luật;

Ba là, xây dựng các chính sách, chế độ đãi ngộ cụ thể đối với những người tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự liên quan đến NCTN.

* Tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn

Một là, các cơ quan tiến hành tố tụng cần đầu tư thời gian, kinh phí cho hoạt động tổng kết thực tiễn, như: tổng kết thực tiễn hoạt động bắt, tạm


giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử đối với NCTNPT vì đây là hoạt động tố tụng ảnh hưởng nhất tới quyền con người của NCTN; trên cơ sở đó đề ra những giải pháp mang tính ứng dụng cao nhằm khắc phục vi phạm;

Hai là, song song với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra và VKSND thì cần sớm thành lập một trung tâm chuyên nghiên cứu về NCTNPT ở quy mô toàn quốc và các tỉnh, thành; giao cho trung tâm này nhiệm vụ xây dựng và đề xuất các biện pháp phòng ngừa NCTNPT.

4.2.2.2. Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động hiệu quả giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác

Mỗi cơ quan tiến hành tiến hành tố tụng đều có quyền năng pháp lý được quy định trong pháp luật tố tụng hiện hành. Qua thực tế do nhiều lý do khách quan khác nhau, nên vẫn còn có những trường hợp nhận thức, đánh giá về vụ án, vụ việc chưa được thống nhất; vẫn còn có tình trạng "quyền anh, quyền tôi" trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.

Việc tăng cường phối kết hợp giữa cơ quan điều tra - VKSND - Tòa án trong việc giải quyết các vụ án hình sự có NCTNPT; người bị hại, người làm chứng là trẻ em là cần thiết, việc làm này phải được tiến hành thường xuyên để cho công tác phối kết hợp đạt kết quả tốt. Cùng với quan hệ phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan tư pháp, thì trong quá trình giải quyết vụ án, các Cơ quan tiến hành tố tụng này còn phải phối hợp với Cơ quan thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các tổ chức, đơn vị khác như gia đình, nhà trường, Đoàn thanh niên,... Muốn vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan, tổ chức có liên quan phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Một là, cần luật hoá mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan bằng việc xây dựng Quy chế liên ngành về việc xử lý tội phạm đối với trẻ em, có hướng dẫn chi tiết về quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan đó, đồng thời cam kết về


trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn cho trẻ em trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Hai là, các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan phải thường xuyên giao ban, tiến hành họp liên ngành để tìm biện pháp thúc đẩy tiến độ giải quyết án hình sự có NCTNPT cũng như án hình sự có người bị hại, người làm chứng là trẻ em; đồng thời cùng nhau bàn bạc giải quyết những vướng mắc, những đề xuất kiến nghị của từng ngành để cùng đạt tới mục tiêu là bảo đảm tốt nhất các quyền và lợi ích của trẻ em.

Ba là, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tổ chức các lớp tập huấn, hội

nghị

về kỹ

năng điều tra và KSĐT các vụ

án có NCTNPT; người bị

hại,

người làm chứng là trẻ em để các Điều tra viên, Kiểm sát viên nắm chắc các

thao tác nghiệp vụ mang tính chất chuyên biệt, cùng nhau trao đổi kinh

nghiệm giải quyết loại án này ở các địa bàn khác nhau, thông qua đó trau dồi kiến thức pháp lý và kỹ năng điều tra các vụ án hình sự có NCTNPT; người bị hại, người làm chứng là trẻ em.

4.2.2.3. Nghiên cứu thành lập Tòa án chuyên trách người chưa thành niên

* Sự cần thiết phải thành lập Toà án chuyên trách đối với NCTN và bối cảnh của Việt Nam

Với tình hình thực tiễn NCTN vi phạm pháp luật và NCTN bị xâm hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; hiệu quả giải quyết những loại việc này trong thực tiễn, chúng tôi cho rằng việc thành lập Toà án chuyên trách đối với NCTN ở Việt Nam là cần thiết và có những thuận lợi sau đây:

Thứ nhất, việc thành lập Toà án chuyên trách đối với NCTN ở Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực quốc tế đặc biệt là CƯQTE mà Việt Nam là thành viên.


Thứ hai, việc thành lập Toà án chuyên trách đối với NCTN ở Việt Nam phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em nói chung và xử lý NCTN vi phạm pháp luật nói riêng.

Thứ ba, việc thành lập Toà án chuyên trách đối với NCTN ở Việt Nam phù hợp với khoa học về sự phát triển tâm sinh lý của NCTN - những người cần có sự hỗ trợ và đối xử đặc biệt ngay cả khi họ vi phạm pháp luật và bị xử lý hình sự.

Thứ tư, việc thành lập Toà án chuyên trách đối với NCTN ở Việt Nam góp phần giải quyết những hạn chế, tồn tại trong việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến NCTN trong thực tiễn.

Thứ

năm,

Việt Nam đang trong quá trình triển khai thực hiện Nghị

quyết số 49-NQ/TW về cải cách tư pháp, trong đó có việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân. Việc nghiên cứu, xây dựng Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi) cũng đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao cho Toà án nhân dân tối cao triển khai nghiên cứu và chuẩn bị. Như vậy, có thể nói việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn để kiến nghị thành lập Toà án chuyên trách đối với NCTN vào thời điểm này là cần thiết và phù hợp với bối cảnh của Việt Nam hiện nay.

* Một số tiêu chí cần được quan tâm khi xây dựng Toà án chuyên trách đối với NCTN ở Việt Nam

Thứ nhất, việc xây dựng Toà án chuyên trách phải đảm bảo và phù hợp với cải cách hành chính, cải cách tư pháp, không làm phình to bộ máy của Toà án nhưng vẫn phải đảm bảo được những giá trị tốt nhất cho NCTN;

Thứ hai, việc xây dựng Toà án chuyên trách phải đảm bảo thúc đẩy và phát triển các hoạt động bảo vệ NCTN nói chung; trong đó, tập trung bảo vệ NCTN có hành vi vi phạm pháp luật và NCTN bị xâm hại;

Thứ ba, khi xử lý NCTNPT phải xem xét đến điều kiện, hoàn cảnh, môi trường sống của người đó;


Thứ tư, việc đưa NCTN vào cơ sở tập trung cải tạo chỉ được áp dụng như là biện pháp cuối cùng khi không còn biện pháp thích hợp nào khác và trong thời hạn ngắn nhất có thể. NCTNPT được Toà xét miễn chấp hành có điều kiện thời hạn còn lại của hình phạt tù (quy định này tương tự như chế định án treo nhưng khác ở chỗ án treo áp dụng đối với người chưa chấp hành án phạt tù, còn biện pháp này áp dụng đối với NCTN đang chấp hành án phạt tù mà có tiến bộ);

Thứ năm, việc phòng ngừa NCTNPT, trẻ em bị xâm hại, lựa chọn biện pháp xử lý chuyển hướng và tạo điều kiện thuận lợi để NCTN tái hoà nhập cộng đồng là trách nhiệm của xã hội, nhà nước và gia đình;

Thứ sáu, NCTN phải được xét xử tại Toà án trong môi trường Toà án thân thiện.

* Mô hình tổ chức của Toà án chuyên trách

Theo Đề án thành lập Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm, Toà thượng thẩm, đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân tối cao vừa được Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trình Bộ Chính trị tháng 7/2010, thì Toà án phúc thẩm vẫn là Toà án cấp tỉnh nhưng không làm nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm nên không có Uỷ ban Thẩm phán ở Toà án cấp này; trái lại, Uỷ ban Thẩm phán lại có ở cấp Toà thượng thẩm do Toà án cấp này, ngoài nhiệm vụ xét xử phúc thẩm thì theo dự kiến sẽ được giao thêm nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định của Toà án cấp dưới nhằm giảm tải gánh nặng giám đốc thẩm, tái thẩm cho Toà án nhân dân tối cao. Đối với Toà án nhân dân tối cao sẽ chỉ giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà thượng thẩm. Vì vậy, dự kiến số lượng Thẩm phán của Toà án tối cao chỉ còn khoảng 15-19 người và sẽ không tổ chức các Toà án chuyên trách ở Toà án tối cao như hiện nay. Toà án tối cao sẽ có các hội đồng xét xử chuyên trách từ 3-5 Thẩm phán và Hội đồng toàn thể Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022