Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam - 23


thanh, kiểm tra và giám sát; đồng thời xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ viên chức thanh, kiển tra và giám sát thoái hóa, biến chất trong thi hành công vụ.

- Quy định thật cụ thể trách nhiệm cá nhân để xảy ra sai sót, làm sai để xử lý nghiêm minh. Có quy trách nhiệm cá nhân thì những người thực thi công vụ mới cẩn trọng hơn, trách nhiệm hơn trong công việc được giao. Đồng thời tổ chức các đợt kiểm tra cheo và hậu kiểm để phát hiện sai sót,thực hiện nghiêm những kiến nghị của thanh tra.

- Tăng cường bộ máy thanh ta đô thị để quản lý trật tự đô thị,quản lý quy hoạch đô thị tốt hơn.

3.3.3.3 tăng cường khắc phục những tồn tại trong phát triển cơ sở hạ tầng đô thị du lịch

- Cần sớm cải tạo các khu chung cư cũ xuống cấp,xoá bỏ các khu nhà ổ chuột,đẩy mạnh tiến độ xây dựng nhà ở sinh viên,nhà ở xã hội trong đô thị.

- Tăng cường giải pháp kỷ thuật đấu nối tốt các công trình kỷ thuật trong và ngoài hàng rào khu đô thị mới, không cấp phép xây dựng các khu đô thị mới trên khu đất không phù hợp quy hoạch,ảnh hưởng đến kiến trúc,cảnh quan đô thị.

- Nâng cao diện tích đất dành cho giao thông và bố trí quỹ đất xây dựng bãi đậu xe nhằm tránh ùn tắc giao thông đô thị. Tăng cường xây dựng công viên,nghĩa trang,bãi xử lý rác trong đô thị,đặc biệt quan tâm xây dựng đài hoả táng nhằm giữ vệ sinh và tiết kiệm đất. Tăng cường áp dụng giải pháp công nghệ mới trong cấp thoát nước và vệ sinh môi trường.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM CỤ THỂ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ DU LỊCH Ở VIỆT NAM

Để tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong linh vực phát triển cơ sở hạ tầng tại các đô thị du lịch những năm tới, tôi xin có một số kiến nghị sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

3.4.1. Đối với Nhà nước Trung ương

Thứ nhất: Đẩy nhanh thực hiện các dự án có ý nghĩa quan trọng quốc gia:

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam - 23

Đẩy nhanh việc thực hiện đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội, đường quốc lộ ven biển từ Móng Cái - Quảng Ninh đến Hà


Tiên - Kiên Giang. các cầu lớn qua sông, hệ thống tầu điện ngầm đô thị, hiện đại hóa sân bay quốc tế, quy hoạch và triển khai sân bay vùng và đương cao tốc nối các đô thị du lịch, các cảng nước sâu, mạng lưới điện cao thế 10KV trở lên, các nhà máy thuỷ điện nhiệt điện, đường ven biển từ hạ long đến vũng tầu.

Thứ hai: Hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng đô thị và liên quan đến hạ tầng đô thị:

- Đề nghị nhà nước ban hành luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật xây dựng, luật đất đai, luật đấu thầu, luật đầu tư… để phù hợp với thực tiễn.

- Đề nghị nhà nước ban hành luật đền bù để nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước trong bồi thường giải phóng mặt bằng, tránh tuỳ tiện thực hiện, hạn chế đến mức tối đa khiếu kiện và chậm trể trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Sửa đổi, thay thế các nghị định không còn phù hợp đẻ công tác đầu tư cơ sở hạ tầng tốt hơn, chẳng hạn như sửa nghị định 106 NĐ-CP, sửa quy định tại nghị định 181 NĐ-CP/2004 quy định hướng dẫn thực hiện luật đất đai; sửa đổi nghị định 42 NĐ-CP về phân và quản lý đô thi, nghị định 108/2006 và sửa đỏi một số nghị định liên quan khác.

- Bổ sung các điều khoản trong các văn bản liên quan đến công tác nghiệm thu công trình CSHT (sửa đổi nghị định 209 NĐ-CP) theo đúng quy trình, chặt chẽ, đảm bảo chất lượng mỹ quan; đình chi việc thi công các công trình chưa có thiết kế, dự toán, dự án được duyệt. Đưa việc tổ chức chọn thầu, đấu thầu các công trình CSHT thực hiện đúng quy định hiện hành của nhà nước.

- Sớm ban hành nghị định về công viên,cây xanh đô thị;ban hành quy chuẩn xây dựng công trình ngầm đô thị.

Thứ ba: Tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các đô thị du lịch:

- Cần có chính sách khuyến khích về mức thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp xây dựng hoạt động ở các đô thị du lịch để khuyến khích họ đầu tư vốn xây dựng cấc công trình CSHT trong điều kiện ngân sách thành phố còn hạn hẹp.


- Cho các đô thị du lịch được thu và điều tiết theo hướng ưu tiên tiền thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn để tạo nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.

- Theo luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì các loại hình dịch vụ như vũ trường, masage, karaoke... phải chịu thuế suất đặc biệt, nhưng để du lịch phát triển đề nghị nhà nước trong các khu du lịch cần ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt như các dịch vụ du lịch thông thường khác. Hơn nữa cần có cơ chế bán hàng miễn thuế cho khách du lịch để thu hút du khách. Các loại máy móc thiết bị nhập vào đô thị du lịch ở Việt Nam chưa sản xuất được như cầu trượt, cáp treo, ca nô, thiết bị cấp nước, thiết bị phục vụ dự án thoát nước… đề nghị nhà nước miễn thuê nhập khẩu.

- Chính phủ cần ban hành tiêu chí để công nhận đô thị du lịch để làm cơ sở cho việc xét công nhận, chính sách đầu tư và quản lý đô thị.

- Đề nghị Chính Phủ giao cho bộ Xây dựng,bộ Văn hoá thể thao và du lịch lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị du lịch toàn quốc.

- Đề nghị Chính phủ ban hành nghị định cho thành lập đội thanh tra đô thị tại các đô thị nói chung và đô thị du lịch nói riêng.

- Đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế ưu đãi đầu tư đối với đô thị du lịch và cho các đô thị thành lập quỹ "Phát triển hạ tầng đô thị" tại các đô thị du lịch.

- Đề nghị Chính phủ cho cơ chế chỉ định Thầu tư vấn thiết kế dự án và chỉ định thầu các công trình phục vụ tái định cư không khống chế giá trị gói thầu.

3.4.2. Đối với chính quyền các đô thị du lịch

Trong thời gian tới đề nghị Chính quyền các đô thị du lịch cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây:

Một là: Cần đẩy mạnh việc củng cố các cơ quan chức năng quản lý phát triển cơ sở hạ tầng của đô thị du lịch.

- Theo quy định quản lý đầu tư xây dựng hiện hành của nhà nước, cần củng cố ban quản lý dự án chuyên trách với các cán bộ đủ năng lực, có đầy đủ trình độ chuyên môn. Đối với cán bộ kỹ thuật phải có trình độ kỹ sư chuyên ngành có ít nhất 3 năm công tác trở lên. Cán bộ kế toán phải có trình độ đại học tài chính, có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, đã làm kế toán ít nhất 3 năm. Bộ máy quản lý gọn


nhẹ đảm bảo một người làm một việc nhưng biết nhiều việc. Có quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án, phân công, phân nhiệm rõ ràng, thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả để tăng cường số lượng và chất lượng công trình, ngày càng nhiều dự án đưa vào hoạt động phát huy hiệu quả. Đề nghị quy định điều kiện, tiêu chí được thành lập ban quản lý dự án và tiêu chuẩn cụ thể cán bộ ban quản lý dự án.

- Thành lập hội đồng kiến trúc - quy hoạch đô thị và quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể nhằm phản biện và tham mưu cho chính quyền công tác quy hoạch đô thị. Sớm ban hành quy chế quản lý kiến trúc đô thị du lịch theo tinh thần Nghị định 20/2007/NĐ - CP.

Hai là: Tăng cường phân cấp quản lý trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

Cần có sự quy định rõ trách nhiệm vật chất trong hoạch định, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, thẩm định thiết kế dự toán, thẩm định quyết toán ở các cấp.

Thành lập tổ thẩm định dự án, thiết kế và thành lập tổ quyết toán để điều động nhiều cán bộ có năng lực tham gia không để một phòng đảm nhiệm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Phải đánh giá lại công tác đầu tư trong những năm qua để rút kinh nghiệm khắc phục, hệ thống dự án đưa ra triển khai phải tập trung, tránh dàn trải phải tạo được thế liên hoàn để phát triển, đảm bảo chú trọng chất lượng và kỹ thuật. Chấn chỉnh lại công tác quản lý đầu tư, giải tỏa các ách tắc trong cấp phát cung ứng vốn và thanh quyết toán, đảm bảo dự án đầu tư xây dựng đúng tiến độ, đúng kế hoạch.

Phân cấp phê duyệt phương án đền bù cho chủ tịch các đô thị du lịch để thuận lîi trong công tác bồi thường giải toả. Phân cấp việc cấp giây phép xây dựng cho chủ tịch các đô thị du lịch. Phân cấp phê duyệt quy hoạch 1/500 cho chủ tịch UBND các đô thị du lịch.

Ba là: Tiếp tục đa dạng hóa nhằm thu hút các nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Cho phép các đô thị du lịch được hưởng 100% nguồn vượt thu để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,điều đó sẽ giúp cho chính quyền các đô thị Tăng cường công tác thu ngân sách để có nguồn thu ngân sách vượt kế hoạch giao, do vậy, cần phải nắm


chắc hộ kinh doanh, các khách sạn, nhà nghỉ, các nhà máy, khu công nghiệp, giám sát nguồn thu sát doanh thu, không bỏ sót nguồn thu.

- Cần có chính sách để thu hút đầu tư như giảm giá đất, cho thuê đất, thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Bởi vì đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong đồng vốn đầu tư toàn xã hội. Khi Việt Nam đổi mới thì dòng đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam lớn do đó đầu tư nước ngoài có những tiến bộ vượt bậc cả về số lượng cũng như cơ cấu đầu tư. Trong nguồn vốn đầu tư vay của nước ngoài chú trọng nguồn vốn OECF để phát triển đường điện, cấp thoát nước.

Cần có chính sách để thu hút vốn trong dân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là giao thông nông thôn, vì chúng ta đã khẳng định nguồn vốn trong nước là quyết định nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho các phường xã để xây dựng các trục đường giao thông phụ theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

Có thể áp dụng hình thức cho doanh nghiệp đầu tư trước sau đó thu hồi vốn của người sử dụng trả cho doanh nghiệp.

Bốn là: Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Hiện nay, các thành phố du lịch còn rất thiếu đội ngũ cán bộ làm công tác cấp giấy phép quy hoạch, thanh tra, giám sát thực thi pháp luật trên địa bàn đô thị trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Vì vậy một mặt các đô thị cần tuyển chọn các cán bộ tốt nghiệp loại khá, giỏi được đào tạo ở các trường đại học, mặt khác có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các cán bộ này hoặc gửi đi tập huấn để thực hiện tốt vai trò nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm tới.

- Cần triển khai và hoàn thành sớm việc xây dựng quy hoạch chi tiết và quy hoạch sử dụng đất đai ở các đô thị du lịch để khai thác quỹ đất có hiệu quả và thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi. Đồng thời có cơ chế để xây dựng làng du lịch sinh thái, các khu đô thị kiểu mẫu, các khu chung cư cao tầng cho người có thu nhập thấp, tạo điều kiện để tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.

- Gửi cán bộ đi nước ngoài đào tạo nâng cao trình độ và tầm nhìn. Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù để cải tạo,nâng cấp đô thị đặc biệt là cơ chế xóa nhà ở tập thể, các khu ổ chuột, xây dựng chung cư thay thế chung cư cũ xuống cấp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


1.Thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa đưa du lịch nước ta trở thành nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá của dân tộc, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và trở thành đầu tầu lôi kéo nhiều ngành kinh tế khác phát triển. Để thực hiện được mục tiêu đó, các đô thị du lịch đóng vai trò là trung tâm và động lực phát triển du lịch của đất nước phải nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng tương xứng. Điều đó,đòi hỏi phải nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam.

2. Thời gian tới cần phải xác định lộ trình phát triển phù hợp, có nghĩa phải có định hướng và giải pháp sát hợp. Tiếp tục phát triển mạnh hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại và đồng bộ,xử lý tốt công trình thoát nước,cấp nước và vệ sinh môi trường theo hướng hiện đại bền vững; phát triển hệ thống điện và các công trình hạ tầng khác. Đổi mới quan hệ sở hữu đối với cơ sở hạ tầng công cộng theo hướng xã hội hoá và đa dạng hoá.

3. Để đẩy nhanh việc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị du lịch cần phải tập trung xây dựng quy hoạch, quy hoạch đô thị, quy hoạch cớ sở hạ tầng chuyên ngành phải phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội,có nghĩa phải đảm bảo tính đồng bộ và khoa học. Xây dựng cơ chế chính sách và văn bản luật pháp phù hợp với điều kiện quốc tế và trong nước để huy động nguồn lực có hiệu quả. Xây dựng và hoàn thiện bộ máy vững mạnh,cán bộ có năng lực, đủ tiêu chuẩn và có phẩm chất đạo đức.Tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.


KẾT LUẬN


Phát triển hệ thống đô thị là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới. Có thể nói, hệ thống đô thị như một “khung xương” phát triển kinh tế của các quốc gia. Đô thị du lịch cũng vậy. Hệ thống đô thị du lịch nước ta đóng vai trò như một mạng lưới kết nối các tua, tuyến du lịch và là trung tâm, động lực để kéo kinh tế du lịch phát triển.

Quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch là một nội dung của quản lý nhà nước, do đó luận án nghiên cứu tổng quan về quản lý nhà nước về kinh tế, vai trò quản lý kinh tế của nhà nước và các nhân tố ảnh hưởng, từ đó xác định những nội dung nghiên cứu cần hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Trong phạm vi luận án, tác giả đã tập trung nghiên cứu 4 thành phố du lịch là Hạ Long, Huế, Đà Lạt và Vũng Tàu. Đây là các đô thị du lịch đại diện cho các loại hình đô thị du lịch. Thành phố Vũng Tàu đại diện cho du lịch biển phía Nam, thành phố Hạ Long đại diện cho du lịch biển phía Bắc, thành phố Huế đại diện cho đô thị du lịch văn hóa lịch sử, thành phố Đà Lạt đại diện cho đô thị sinh thái miền núi. Từ đó đưa ra những đánh giá về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém trong quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng của các đô thị du lịch.

Đảng và Nhà nước ta đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và theo đó các đô thị du lịch đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua. Do vậy đòi hỏi phải có một CSHT theo hướng hiện đại và trình độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực CSHT tương thích với các đô thị du lịch. Chúng ta mới chuyển sang cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập được hơn 20 năm, cơ sở hạ tầng đô thị còn yếu kém, lạc hậu, tư duy, nhận thức, hệ thống luật pháp, bộ máy quản lý, trình độ cán bộ còn hạn chế, do đó công tác quản lý nhà nước cần phải hoàn thiện, phù hợp với phát triển cơ sở hạ tầng đô thị du lịch.


Trên cơ sở phân tích tác động của bối cảnh quốc tế tới sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung; Trên cơ sở mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch của Việt Nam và phương hướng phát triển CSHT ở các đô thị du lịch Việt Nam trong thời gian tới, luận án đã đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế - xã hội các đô thị du lịch Việt Nam, đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với nhà nước Trung ương và nhà nước địa phương của các đô thị du lịch nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Hy vọng luận án sẽ là một đóng góp nhỏ đối với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quản lý cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế - xã hội các đô thị du lịch, góp phần đưa công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam phát triển. Tuy nhiên đây là một vấn đề khó và phức tạp,liên quan đến nhiều ngành,nhiều lĩnh vực do đó trong khuôn khổ luận án chỉ giải quyết được một số vấn đề về hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nhằm phát triển nhanh các đô thị du lịch Việt Nam.

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 31/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí