Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Pháp Luật Về Bảo Hộ Nhtt Ở Việt Nam

(1) được sử dụng bởi một tập thể hoặc một hiệp hội hoặc một tổ chức mà;

(2) tập thể, hiệp hội hay tổ chức có ý định sử dụng một cách trung thực trong thương mại và nộp đơn đăng ký dựa trên người được ủy quyền theo quy định”.

Dấu hiệu được sử dụng làm NHTT

Ngoài các dấu hiệu được sử dụng như với nhãn hiệu thông thường, đơn đăng ký NHTT còn có thể bao gồm dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ. Luật Mỹ quy định “Đối tượng đề cập liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, chúng có thể áp dụng đối với nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận, bao gồm dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý sẽ có khả năng đăng ký theo quy định của chương này theo cách tương tự và có hiệu lực tương tự như đối với nhãn hiệu bởi những người, nước, vùng tự trị thực hiện quyền năng hợp pháp thông qua việc sử dụng nhãn hiệu được đăng ký”.

Điều kiện bảo hộ:

Về chủ sở hữu: Luật nhãn hiệu Mỹ quy định chủ sở hữu NHTT có thể là một tập thể hoặc một hiệp hội hoặc một tổ chức.

Về khả năng phân biệt: Cũng giống như Việt Nam và các nước khác trên thế giới, khả năng phân biệt của NHTT của Mỹ không phải dựa trên sự phân biệt giữa các chủ thể là các cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức mà khả năng phân biệt của NHTT được xem xét giữa các cá nhân là thành viên của tổ chức là chủ sở hữu của NHTT với các cá nhân, tổ chức không phải là thành viên của tổ chức.

Cơ chế và việc đăng ký NHTT:

Cơ chế đăng ký nhãn hiệu nói chung và NHTT nói riêng ở Mỹ không những dựa trên cơ sở đăng ký mà thông qua cả việc sử dụng nhãn hiệu. Luật Mỹ quy định một trong những căn cứ nộp đơn đăng ký NHTT như sau:

- NHTT đã được sử dụng trong thương mại tại Mỹ;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Có ý định sử dụng NHTT trong thương mại tại Mỹ;

- Nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký tại một nước là thành viên của công ước Paris.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 7

Việc bảo hộ NHTT ở Mỹ không chỉ giới hạn ở việc nhãn hiệu đó đã đăng ký tại Mỹ mà nó mở rộng tới cả việc sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong thương mại tại Mỹ. Điều đó có nghĩa là quyền của chủ sở hữu sẽ được bảo hộ khi chủ sở hữu chứng minh được mình là người sử dụng NHTT đó trước. Quy định này khác biệt đối với Việt Nam bởi lẽ quyền của chủ sở hữu được xác lập dựa trên cơ sở đăng ký trước.

Đơn đăng ký NHTT ngoài các yêu cầu được áp dụng như đối với nhãn hiệu thông thường, nhưng ngoài ra, phải chỉ ra nhóm người có quyền sử dụng nhãn hiệu, chỉ ra mối quan hệ của họ với người nộp đơn, và bản chất của quyền của chủ đơn trong việc sử dụng nhãn hiệu [37].

Các quy định về nhãn hiệu nói chung và NHTT nói riêng của Mỹ thể hiện sự phát triển trong kỹ thuật lập pháp và các quy định này thể hiện sự linh hoạt và đảm bảo được quyền lợi của chủ sở hữu một cách tối đa nhất. Thực tế cho thấy các nước trong đó có cả Việt Nam đều học hỏi các quy định của Mỹ trong việc xây dựng Luật của nước mình.

1.4. Ý nghĩa của việc bảo hộ NHTT

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ NHTT nói riêng cần thiết hơn bao giờ hết. Điều này xuất phát từ ý nghĩa của việc bảo hộ các đối tượng này. Ý nghĩa của việc bảo hộ NHTT được thể hiện trên các phương diện sau:

Thứ nhất: bảo hộ NHTT sẽ khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh đối với cùng một loại hàng hóa, dịch vụ bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, không ngừng nâng cao uy tín các mặt hàng mình sản xuất, kinh doanh hoặc các dịch vụ mà mình thực hiện. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của sự phát triển. Khi một

doanh nghiệp đã có thương hiệu của mình, họ sẽ không phải lo ngại về tên của mình sẽ bị đánh cắp bởi doanh nghiệp khác. Vì thế, con đường duy nhất để tiêu thụ sản phẩm và cạnh tranh đối với các đối thủ là phải nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Kết quả là sẽ diễn ra sự cạnh tranh một cách lành mạnh trên thị trường.

Thứ hai: NHTT là công cụ hữu hiệu để quảng cáo, xúc tiến thương mại. Đối với các doanh nghiệp khi tạo ra một sản phẩm, dịch vụ, muốn để người tiêu dùng biết đến chỉ có thông qua hình thức đăng ký nhãn hiệu. Chính vì thế ngày nay khi mới thành lập các doanh nghiệp quan tâm đầu tiên là đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp mình. Vai trò này càng thể hiện rõ nét hơn đối với NHTT vì NHTT có chức năng chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, dịch vụ từ một địa phương nhất định.

Thứ ba: Ngăn chặn tình trạng vi phạm quyền SHCN đối với NHTT của người khác, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu. Nếu một thương hiệu khi có vị trí trên thị trường, nếu chưa được đăng ký sẽ rất dễ bị đối thủ hoặc người khác đánh cắp hoặc đăng ký trước. Ở Việt Nam bảo hộ quyền SHCN nói chung và bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT nói riêng được thực hiện trên cơ sở đăng ký. Do đó, bảo hộ NHTT sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng vi phạm quyền của chủ sở hữu NHTT.

Thứ tư: bảo hộ NHTT sẽ đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Thông qua nhãn hiệu người tiêu dùng có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm và dịch vụ mà mình có nhu cầu mà không phải lo mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng. Điều này đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường ngày nay khi mà lợi ích vật chất khiến tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất có thể bỏ qua lợi ích của người tiêu dùng mà chỉ chú ý đến lợi ích của cá nhân. Chỉ có qua hình thức bảo hộ nhãn hiệu người tiêu dùng mới được đảm bảo lợi ích chính đáng của mình.

Thứ năm: bảo hộ NHTT sẽ là cơ sở để cơ quan pháp luật giải quyết các tình trạng vi phạm quyền SHCN đối với NHTT. Căn cứ để xác định chủ sở hữu của NHTT là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, chủ sở hữu chứng minh quyền của mình thông qua giấy chứng nhận nói trên. Vì thế, bảo hộ NHTT không những bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu, người tiêu dùng mà còn là căn cứ để cơ quan pháp luật giải quyết tranh chấp khi có vi phạm quyền xảy ra.

Thứ sáu: Không giống như nhãn hiệu thông thường, NHTT có một vai trò cực kỳ quan trọng mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang thực hiện để tránh sự phân lập trên thị trường, đó là tạo nên sự hợp tác cùng phát triển. Bởi vì đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa, có được sự nhận biết và sự trung thành của người tiêu dùng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Không tính đến chất lượng hàng hóa, việc tiếp cận các cửa hàng bán lẻ, các thị trường trong nước và mạng lưới phân phối, việc làm cho người tiêu dùng biết đến hàng hóa đòi hỏi khoản đầu tư đáng kể có thể vượt quá ngân sách của nhiều doanh nghiệp. Với quy mô sản xuất nhỏ, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn khi phát triển một chiến lược marketing hiệu quả cho phép định vị sản phẩm và tạo danh tiếng cho cho hàng hóa để hấp dẫn người tiêu dùng. Do đó, NHTT có thể là công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc hỗ trợ họ vượt qua những thách thức vì quy mô nhỏ và sự phân lập trên thị trường.

Thứ bảy: Bảo hộ NHTT góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Khi các đối tượng của quyền SHCN nói chung và NHTT nói riêng được bảo hộ sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Khi đầu tư vào một nước, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến việc tài sản của họ đầu tư có được bảo hộ hay không, đối với tài sản trí tuệ thì sự quan tâm này càng cần thiết hơn bao giờ hết.

Chương 2‌

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ THỰC TIỄN BẢO HỘ NHTT Ở VIỆT NAM


2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ NHTT ở Việt Nam

Sự phát triển của pháp luật về bảo hộ NHTT phù hợp với tiến trình pháp triển các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ quyền SHCN nói riêng. Trước khi Luật SHTT năm 2005 ra đời các quy định của pháp luật liên quan đến SHCN nói riêng và nhãn hiệu tập thể nói chung vẫn còn chưa đầy đủ và quy định ở nhiều văn bản khác nhau. Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN ngày 28/1/1989 với những quy định chung chung về các đối tượng của quyền SHCN, đối với nhãn hiệu thì tại điểm d khoản 2 Điều 23 của pháp lệnh có quy định thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 và khoản 3 quy định có thể giai hạn liên tiếp. Tuy nhiên, trong pháp lệnh chưa có quy định và khái niệm của nhãn hiệu tập thể.

Tiếp theo đó, Nghị định 63/CP ngày 20/10/1996 ra đời đã quy định chi tiết về SHCN. Các quy định của nghị định thể hiện sự phát triển và bước tiến mới trong quy định của luật về SHCN so với pháp lệnh năm 1989. NHTT đã được quy định trong nghị định, tại khoản 8 Điều 2 nghị định quy định: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu hàng hoá được tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng, trong đó mỗi thành viên sử dụng một cách độc lập theo quy chế do tập thể đó quy định”. Nghị định cũng quy định thêm, đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tương ứng.

Sự phát triển trong các quy định của pháp luật về bảo hộ các đối tượng

của SHCN nói chung và đối với NHTT nói riêng được đánh dấu bằng sự ra đời của Luật SHTT năm 2005. Đây là luật đầu tiên của Việt Nam quy định một cách chi tiết về các đối tượng của quyền SHTT phù hợp với thực tế của Việt Nam và phù hợp với các quy định của pháp luật các nước và trên thế giới. Sự phù hợp với pháp luật của các nước sẽ tạo ra cơ hội để Việt Nam hội nhập với thế giới, học hỏi kinh nghiệm của các nước và sửa đổi được những hạn chế trong quy định của Luật. Tại Điều 4 phần giải thích từ ngữ của luật có quy định “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”. Điểm khác biệt trong quy định về NHTT của luật so với nghị định đó là luật không những đưa ra chủ thể của NHTT mà luật còn quy định đối với khả năng phân biệt của NHTT. Với quy định này chúng ta có thể hiểu một cách đầy đủ và toàn diện hơn về NHTT. Ngoài ra, luật còn quy định về các vấn đề khác liên quan đến việc đăng ký và sử dụng NHTT một cách chi tiết.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật SHTT năm 2009 có đưa ra các quy định của luật liên quan đến các đối tượng của quyền SHTT cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, các quy định của luật về NHTT vẫn giữ nguyên như luật năm 2005 và không có sự thay đổi nào.

Sự phát triển trong quy định của luật liên quan đến SHCN gắn liền với sự phát triển của đất nước. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi quy định của pháp luật phải phù hợp với thực tế đất nước và với các nước trên thế giới để rút ngắn con đường hội nhập của Việt Nam với thế giới. Đây chính là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường ngày nay.

Chúng ta sẽ xem xét các quy định cụ thể của luật SHTT về bảo hộ NHTT

2.2. Quy định của Luật SHTT về bảo hộ NHTT

Ngoài khái niệm được nêu ra trong phần giải thích từ ngữ, luật SHTT

Việt Nam không có những quy định cụ thể và chi tiết về NHTT, các quy định về các vấn đề liên quan của NHTT điều kiện bảo hộ, cơ chế và việc đăng ký...sẽ được xem xét từ các quy định nhãn hiệu thông thường. Trong quá trình phân tích dựa trên các quy định của nhãn hiệu thông thường sẽ chỉ ra điểm khác biệt của NHTT.

2.2.1. Dấu hiệu được sử dụng làm NHTT

Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 không có điều khoản cụ thể quy định về các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu nói chung và NHTT nói riêng mà chỉ đưa ra các dấu hiệu không được sử dụng làm nhãn hiệu. Tuy nhiên từ điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định tại khoản 1 điều 72 luật SHTT “là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”, chúng ta có thể thấy luật SHTT chỉ chấp nhận các dấu hiệu “nhìn thấy được” được sử dụng làm NHTT. Dấu hiệu nhìn thấy được tức là dấu hiệu mà chúng ta có thể xác định được bằng thị giác. Đối với các dấu hiệu xác định được qua khứu giác hoặc thính giác như là mùi vị hay âm thanh sẽ không được bảo hộ làm NHTT. Quy định này của luật SHTT hẹp hơn quy định của TRIPs, Điều 15 của Hiệp định TRIPs có quy định “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu”. TRIPs không giới hạn chỉ là dấu hiệu nhìn thấy được mà là “bất kỳ dấu hiệu nào”, có nghĩa là bao gồm cả các dấu hiệu mùi vị hoặc âm thanh hoặc bất kỳ các dấu hiệu nào mà có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Cũng như quy định của Hiệp định TRIPs, Hoa Kỳ cũng có sự mở rộng trong quy định về các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu “bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt không rơi vào các trường hợp bị từ chối đều có thể đăng ký là nhãn hiệu”.

Luật SHTT cũng không có những quy định cụ thể về các dấu hiệu được sử dụng làm NHTT, các dấu hiệu này được áp dụng theo quy định đối với nhãn hiệu thông thường. Chúng ta có thể thấy được các dấu hiệu được sử dụng làm NHTT như sau:

Thứ nhất: Dấu hiệu từ ngữ

Xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu nói chung và NHTT hàng năm vào Cục SHTT, chúng ta thấy dấu hiệu là từ ngữ là dấu hiệu chiếm số lượng lớn. Thực tế từ ngữ là phương tiện truyền đoạt thông tin đến người tiêu dùng một cách dễ dàng và dễ nhớ. “Sự phổ biến của dấu hiệu là từ ngữ vì đặc tính phân biệt của nó có thể có trong ngay ý nghĩa của từ ngữ” [1]; ngoài ra khả năng tạo ra dấu hiệu là từ ngữ không hạn chế, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của chủ sở hữu, từ ngữ có thể được viết dưới dạng thông thường hoặc viết cách điệu. Việc lựa chọn viết cách điệu của chủ sở hữu nhãn hiệu với mục đích gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng và để tạo ra khả năng phân biệt đối với những nhãn hiệu của người khác đã được nộp đơn hay cấp bằng cho sản phẩm hay dịch vụ tương tự/trùng lặp.

Đối với NHTT, ngoài các dấu hiệu từ ngữ được sử dụng như đối với nhãn hiệu thông thường thì còn bao gồm cả các dấu hiệu từ ngữ chỉ địa danh. Trong khi đó dấu hiệu từ ngữ chỉ địa danh lại là trường hợp loại trừ của việc đăng ký nhãn hiệu thông thường. Bởi lẽ nhãn hiệu tập thể có chức năng chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Ví dụ như NHTT “Kỳ Lý” dưới đây; chúng ta thấy “Kỳ Lý” là một địa danh của tỉnh Quảng Nam. Nếu nhãn hiệu thông thường mà chứa tên địa danh thì sẽ bị từ chối vì gây nhầm lần cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. Đây cũng là một điểm khác biệt đặc trưng của NHTT so với nhãn hiệu thông thường. Điểm đ khoản 2 Điều 74 quy định nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022