điểm của những người dân được nêu ra: "Chúng tôi không muốn có một tên gọi xuất xứ; làng của chúng tôi không muốn bởi vì người ta nói rằng với tên gọi xuất xứ hàng hoá Nhà nước là chủ sở hữu, và nó là Nhà nước cho phép sử dụng, và đó là lý do tại sao chúng ta đang nói không. Chúng tôi không muốn Nhà nước là chủ sở hữu của tên "Cumbe”, bởi vì chúng tôi đã làm việc với nó cho rất nhiều năm. Kể từ thời của ông bà của chúng tôi tất cả đã được đầu tư rất nhiều nỗ lực, và chúng tôi không chuẩn bị để yêu cầu INDECOPI cho phép sử dụng nhãn hiệu Cumbe của chúng tôi". Sau khi tìm kiếm cho các giải pháp, có ý kiến cho rằng cần được đăng ký dưới dạng nhãn "tập thể", các chủ sở hữu đó sẽ là những người Cumbe và sẽ được sử dụng theo các quy tắc mà chính họ sẽ sắp đặt.
Và thực tế đây là giải pháp được tiến hành mà thỏa mãn được yêu cầu của các bên.
Ngày nay, cái tên "Chirimoya Cumbe" có logo riêng đặc trưng của nó, và quan trọng hơn, được đăng ký trong tên của làng Cumbe (cho nhóm 31 của Bảng phân loại quốc tế), và sau này đang tạo ra được một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của họ Thị trường trái cây của Lima.
Chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu tập thể là làng Santo Toribio de Cumbe, bao gồm 106 cư dân hợp lệ ghi trong tổng điều tra dân số. Các quy tắc để sử dụng nhãn hiệu liên quan đến việc xử lý thích hợp của sản phẩm Chirimoya, được sản xuất trong thung lũng cùng tên (Cumbe), các điều kiện khí hậu trong đó cung cấp cho các sản phẩm đặc điểm đặc biệt của nó.
Thí nghiệm thành công với nhãn hiệu tập thể không chỉ cho phép các doanh nghiệp nhỏ hơn giảm chi phí của họ, mà còn làm cho họ cạnh tranh hơn trên thị trường. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được bảo vệ và hàng hoá của họ được phân biệt với chi phí ít hơn, do đó đã cho họ những lợi ích của quy mô của nền kinh tế và cũng có thể tăng niềm tin của khách hàng đối với họ.
Với chi phí đầu tư vào sự phát triển của nhãn hiệu, và cũng có thể của các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo, có thể là cao cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhãn hiệu tập thể đã trở thành một thiết bị tiết kiệm chi phí đồng thời phục vụ để phân biệt sản phẩm có nguồn gốc trong Peru, và nhấn mạnh các đặc điểm cụ thể cho các lĩnh vực trong đó các sản phẩm được thực hiện [39].
1.3.1.2. Quy định về NHTT của công ước Paris
Tại Điều 7bis của công ước Paris về bảo hộ SHCN có quy định về NHTT như sau:
(1) Các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm chấp nhận đơn đăng ký và bảo hộ các nhãn hiệu tập thể thuộc về các tập thể mà sự tồn tại của các tập thể đó không trái với luật pháp của nước xuất xứ, thậm chí nếu các tập thể đó không sở hữu cơ sở công nghiệp và thương mại.
(2) Mỗi nước phải tự xác định các điều kiện cụ thể mà theo đó nhãn hiệu tập thể sẽ được bảo hộ và có thể từ chối bảo hộ nếu nhãn hiệu đó trái với lợi ích xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 3
- Khái Niệm, Các Nội Dung Cơ Bản Của Bảo Hộ Nhtt
- Pháp Luật Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Các Nước Về Bảo Hộ Nhtt.
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Pháp Luật Về Bảo Hộ Nhtt Ở Việt Nam
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 8
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(3) Tuy vậy, trong trường hợp mà sự tồn tại của tập thể đó không trái với luật pháp của nước xuất xứ, việc bảo hộ các nhãn hiệu này không thể bị từ chối với lý do rằng tập thể đó không được thiết lập tại nước được yêu cầu bảo hộ hoặc không được thiết lập theo luật của nước đó [41].
Cũng giống như quy định của WIPO, Công ước Paris cũng đưa ra những quy định chung nhất cho việc bảo hộ NHTT. Công ước không quy định rõ về các dấu hiệu nào được sử dụng làm NHTT cũng như điều kiện bảo hộ và cơ chế đăng ký NHTT ra sao mà chỉ quy định rằng “Các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm chấp nhận đơn đăng ký và bảo hộ các nhãn hiệu tập thể thuộc về các tập thể mà sự tồn tại của các tập thể đó không trái với luật pháp của nước xuất xứ, thậm chí nếu các tập thể đó không sở hữu cơ sở công nghiệp và thương mại” hay “Mỗi nước phải tự xác định các điều
kiện cụ thể mà theo đó nhãn hiệu tập thể sẽ được bảo hộ và có thể từ chối bảo hộ nếu nhãn hiệu đó trái với lợi ích xã hội”.
Bằng các quy định như trên, Công ước đã để cho các nước tự quy định các điều kiện cụ thể cho việc đăng ký bảo hộ NHTT. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý bởi lẽ mỗi nước có điều kiện riêng. Việc áp dụng một quy định cứng cho mỗi nước sẽ không phù hợp và không đảm bảo được quyền và lợi ích của công dân mỗi nước. Điều này cũng được thể hiện qua việc cùng một đối tượng là NHTT nhưng dấu hiệu được sử dụng làm NHTT hay cơ chế đăng ký không hoàn toàn giống nhau ở mỗi nước.
Quy định này đòi hỏi các nước khi tham gia công ước phải xây dựng và sửa đổi các quy định của pháp luật sao cho phù hợp với quy định của công ước; chẳng hạn như Công ước có quy định “Các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm chấp nhận đơn đăng ký và bảo hộ các nhãn hiệu tập thể thuộc về các tập thể mà sự tồn tại của các tập thể đó không trái với luật pháp của nước xuất xứ”, với quy định này thì mặc dù quy định của các nước thành viên có khác nhau nhưng các nước thành viên không thể đưa ra các quy định mà không chấp nhận đơn đăng ký và bảo hộ các NHTT thuộc về các tập thể mà sự tồn tại của các tập thể đó không trái với pháp luật của nước xuất xứ. Như vậy mới đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể không những là công dân của nước mình mà cả công dân của các nước khác.
1.3.1.3. Quy định về NHTT của cộng đồng Châu Âu
Cộng đồng Châu Âu hiện tại bao gồm 25 nước thành viên: Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch... Các nước này đã thiết lập một hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc lập (đăng ký nhãn hiện hàng hoá theo thể thức CTM- THE COMMUNITY TRADE MARK) để tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của mình vào cộng đồng Châu Âu một cách thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Một nhãn hiệu đăng ký
theo thể thức CTM sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên của cộng đồng. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá vào cộng đồng châu Âu theo thể thức
CTM có ưu điểm là thủ tục nộp đơn đăng ký đơn giản, tiết kiệm chi phí. Người nộp đơn khi muốn chuyển đổi đơn đăng ký CTM thành đơn đăng ký quốc gia tại từng nước thuộc cộng đồng sẽ được bảo lưu ngày nộp đơn CTM.
Một ưu điểm đối với việc đăng ký nhãn hiệu của cộng đồng Châu Âu là đơn đăng ký CTM khi bị từ chối đăng ký ở một trong các nước thành viên của cộng đồng có thể chuyển đổi thành đơn đăng ký quốc gia ở các nước khác. Để duy trì hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký theo thể thức CTM ở tất cả các nước thành viên của cộng đồng Châu Âu, chủ sở hữu của nhãn hiệu chỉ cần sử dụng nhãn hiệu này ở một hoặc một vài nước thành viên mà không cần phải sử dụng ở tất cả các nước thành viên. Quy định về NHTT của Cộng đồng chung Châu Âu như sau:
a) Khái niệm
NHTT có thể là bất kỳ nhãn hiệu (ví dụ như từ, hình ảnh hoặc hình 3D,
...), do pháp nhân hợp pháp theo luật chung hoặc một hiệp hội làm chủ sở hữu và được sử dụng để phân biệt các hàng hoá và dịch vụ của các thành viên của hiệp hội với những thành viên khác không thuộc doanh nghiệp.
b) Dấu hiệu được sử dụng làm NHTT
Cũng giống như quy định của TRIPs, quy định về dấu hiệu được sử dụng làm NHTT của cộng đồng chung Châu Âu cũng thể hiện sự khái quát, mềm dẻo và không giới hạn. Điều này được lý giải bởi cộng đồng chung Châu Âu bao gồm nhiều quốc gia khác nhau, mỗi quốc gia có những quy định riêng về luật nhãn hiệu. Do đó, sự cần thiết hơn ai hết đối với cộng đồng chung Châu Âu là xây dựng một quy chế chung điều chỉnh cho cộng đồng để tạo nên sự hài hòa và thống nhất. Quy định 40/944 đã được ra đời. Tại điều 4 quy định 40/944 quy định “Một nhãn hiệu cộng đồng có thể bao gồm bất kỳ
dấu hiệu nào được trình bày một cách rõ ràng và chi tiết...” [12].
Cũng giống như nhãn hiệu thông thường, dấu hiệu được sử dụng làm NHTT có thể là bất kỳ dấu hiệu nào ví dụ như từ ngữ, hình ảnh...hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó với điều kiện nó được trình bày một cách rõ ràng, chi tiết (theo điều 4 của quy định 40/944). Đây chỉ là những dấu hiệu thông thường được sử dụng làm NHTT. Mặc dù không được quy định cụ thể nhưng dấu hiệu được sử dụng làm NHTT có thể bao gồm cả dấu hiệu mùi vị, âm thanh...hoặc bất kỳ dấu hiệu nào khác có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của hiệp hội là chủ sở hữu NHTT với hàng hóa, dịch vụ của thành viên khác không thuộc doanh nghiệp.
c) Điều kiện bảo hộ NHTT
Cộng đồng cũng nêu bật các điều kiện bảo hộ đối với NHTT của cộng đồng về cơ bản cũng như đối với nhãn hiệu thông thường, tuy nhiên các điều kiện riêng biệt chỉ được áp dụng đối với NHTT như sau:
Về chủ sở hữu: Chủ đơn phải là một hiệp hội và phải có tư cách pháp nhân, nếu không có tư cách pháp nhân sẽ không hội đủ điều kiện làm chủ sở hữu của NHTT.
Về khả năng phân biệt: Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của thành viên của hiệp hội là chủ sở hữu NHTTvới hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Như một ngoại lệ, các dấu hiệu chỉ nguồn gốc hàng hóa hoặc dịch vụ có thể đăng ký NHTT.
d) Cơ chế và việc đăng ký bảo hộ NHTT
Việc bảo hộ NHTT của Cộng đồng chung Châu Âu dựa trên cơ sở đăng ký. Tức là chủ đơn phải nộp đơn đăng ký NHTT theo thể thức của Cộng đồng chung Châu Âu và được tiến hành thẩm định theo quy định. Thủ tục đăng ký ngoài quy định như đối với nhãn hiệu thông thường, chủ đơn đăng ký NHTT phải nộp kèm theo quy chế sử dụng NHTT. Nếu quy chế sử dụng không được
nộp tại thời điểm nộp đơn thì thẩm định viên sẽ gia hạn cho chủ đơn trong vòng 2 tháng kể từ ngày nộp đơn phải bổ sung. Nếu quá thời hạn mà chủ đơn vẫn không bổ sung thì thẩm định viên sẽ từ chối đơn.
Quy chế sử dụng phải nêu rõ:
Tên của tổ chức là chủ đơn và địa chỉ của văn phòng;
Người được ủy quyền đại diện cho tổ chức;
Điều kiện cho thành viên của tổ chức;
Người được phép sử dụng nhãn hiệu;
Nếu có bất kỳ điều kiện nào cho việc sử dụng nhãn hiệu, bao gồm cả hình phạt, chúng cũng phải được quy định; và
Nếu nhãn hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, cho phép bất kỳ người nào sở hữu sản phẩm hay dịch vụ bắt nguồn từ vùng địa lý liên quan trở thành thành viên của tổ chức
Sử dụng NHTT cộng đồng bởi một người có quyền sử dụng nó phải đáp ứng các yêu cầu của Quy chế này
Từ những quy định trên về NHTT tập thể của cộng đồng chúng ta thấy: Do là NHTT của cộng đồng của các nước thành viên nên những quy định phải mang tính chất mở rộng và có lợi nhất khi áp dụng cho các nước. Không thể hạn chế quyền của bất kỳ một nước nào trong khối cộng đồng cũng như không dành bất kỳ sự ưu đãi nào cho riêng một nước.
Phần lớn các quy định về NHTT của cộng đồng Châu Âu giống với pháp luật của quốc tế và pháp luật của các nước như chủ sở hữu NHTT là một hiệp hội, nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT với các thành viên khác không thuộc doanh nghiệp, và thành viên khi tham gia hiệp hội phải đáp ứng các điều kiện trong quy chế…Tuy nhiên, điểm khác biệt và cũng là lợi ích khi đăng ký theo hình thức cộng đồng là một NHTT khi đăng ký ở một nước sẽ có hiệu lực ở tất cả
các nước thành viên của cộng đồng.
1.3.2. Pháp luật của các nước về NHTT
1.3.2.1. Pháp luật của Trung Quốc
a) Khái niệm
“NHTT là nhãn hiệu được đăng ký dưới tên của một nhóm người, một hiệp hội hoặc bất kỳ một tổ chức nào khác sử dụng trong công việc kinh doanh bởi các thành viên của tổ chức đó”
Phạm vi chủ sở hữu được ghi nhận theo luật Trung Quốc được mở rộng hơn so với Việt Nam. Chủ sở hữu không chỉ là tổ chức – một pháp nhân mà bao gồm cả một nhóm người. Một nhóm người được hiểu ở đây chỉ là tập hợp một số người cùng mục đích mà không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ như một tổ chức nói chung. Quy định này thể hiện sự linh hoạt và mở rộng phạm vi những chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký NHTT của Trung Quốc.
b) Dấu hiệu được sử dụng làm NHTT
Trung Quốc không có những quy định riêng đối với NHTT mà được áp dụng theo quy định của nhãn hiệu thông thường nên những dấu hiệu được sử dụng làm NHTT sẽ được áp dụng theo những quy định của nhãn hiệu thông thường. Dấu hiệu được sử dụng làm NHTT theo quy định của nước này là bất kỳ dấu hiệu nào nhìn thấy được (any visible sign) có khả năng phân biệt sản phẩm của cá nhân, tổ chức bao gồm chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc hoặc sự kết hợp của bất kỳ các yếu tố nêu trên đều có thể sử dụng để đăng ký làm NHTT.
Cũng như Việt Nam, Trung Quốc chỉ chấp nhận những dấu hiệu nhìn thấy được là dấu hiệu đăng ký làm NHTT và loại trừ những dấu hiệu không nhìn thấy được như dấu hiệu âm thanh, mùi vị.
c) Điều kiện bảo hộ NHTT
Về chủ sở hữu: Là tổ chức hay một nhóm người…
Như trên đã phân tích, phạm vi chủ thể đăng ký NHTT theo quy định của luật Trung Quốc mở rộng hơn so với Việt Nam.
Về khả năng phân biệt: Cũng giống như hầu hết các nước, khả năng phân biệt của NHTT được xem xét trong phạm vi của cá nhân là thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT với các cá nhân, tổ chức khác không phải là thành viên của tổ chức.
d) Cơ chế và việc đăng ký NHTT
Cơ chế và việc đăng ký NHTT của Trung Quốc có những điểm tương đồng so với cơ chế đăng ký NHTT của Mỹ. Đó là đơn được xét nghiệm hình thức và nội dung sơ bộ mà không trải qua thủ tục thẩm định nội dung. Luật Trung Quốc quy định: Các đơn nộp tại Trung Quốc sẽ được xét nghiệm về mặt hình thức và nội dung sơ bộ, Xét nghiệm hình thức nhằm xem xét đơn có đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức hay không và đơn sẽ được xét nghiệm nội dung sơ bộ (với mục đích để xem xét đơn có trùng hay tương tự các các nhãn hiệu đã được đăng ký hay không), sau đó đơn sẽ được công bố. Trong vòng 03 tháng kể từ ngày công bố đơn, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có thể phản đối đơn. Nếu không có phản đối trong thời hạn nêu trên đơn sẽ được cấp bằng [32].
1.3.2.2. Pháp luật của Mỹ
Mỹ là một nước phát triển không những về kinh tế mà còn cả kỹ thuật lập pháp. Pháp luật của Mỹ thường được các nước tham khảo, dẫn chiếu khi xây dựng pháp luật cho nước mình. Quy định của Mỹ liên quan đến các đối tượng của quyền SHCN nói chung và NHTT nói riêng cũng không nằm ngoài sự phát triển đó.
Khái niệm NHTT:
Tại Mỹ có đưa ra khái niệm về NHTT tại phần giải thích từ ngữ như sau: “Cụm từ NHTT sẽ được hiểu bao gồm nhãn hiệu thông thường hoặc
nhãn hiệu dịch vụ mà: