Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 9

2.2.3. Cơ chế và việc đăng ký NHTT

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền của chủ sở hữu các đối tượng SHCN được xác lập trên cơ sở đăng ký không dựa trên cơ sở sử dụng. Do đó, để được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu của mình, việc đầu tiên các chủ thể cần tiến hành là đăng ký các đối tượng của quyền SHCN tại Cục SHTT. Quy định này được áp dụng ở phần lớn các nước trong việc bảo hộ quyền SHCN.

Quyền sở hữu của các đối tượng SHCN được xác lập trên cơ sở đăng ký nên thủ tục đăng ký các đối tượng của quyền SHCN nói chung và của NHTT nói riêng được quy định rất chặt chẽ để đảm bảo sự công bằng và lợi ích giữa các chủ thể. Thủ tục đăng ký NHTT được quy định như sau:

Thứ nhất: Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký

Tại khoản 3 điều 87 luật SHTT quy định chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký NHTT đó là “Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép”.

Với quy định chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký là “Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp”, Luật SHTT đã loại trừ đối với trường hợp nộp đơn đăng ký NHTT là cá nhân. “Tổ chức tập thể” sẽ là cụm danh từ với nội dung bao hàm cả khái niệm “Tập thể” và khái niệm “Tổ chức”, để chỉ một nhóm người có tổ chức cao, cùng làm việc chung với nhau nhằm mục đích điều hành hay quản lý một công việc nào đó với hoạt động có mục đích, có sự phối hợp, có kế hoạch. Đối với việc đăng ký NHTT, tổ chức tập thể được nói tới ở

đây sẽ bao gồm, ví dụ như: Hợp tác xã, các Hội như Hội nông dân, Hội làm vườn hoặc các Công ty...

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có nghĩa là Tổ chức – nhóm người làm việc chung với nhau được Nhà nước công nhận sự tồn tại của tổ chức này thỏa mãn các yêu cầu đặt ra để trở thành tổ chức về mặt pháp lý.

Đây là quy định sửa đổi của luật SHTT so với Nghị định 63. Bởi lẽ Nghị định 63 quy định “đối với NHTT, quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tương ứng”. Phạm vi chủ thể có thể nộp đơn yêu cầu đăng ký NHTT theo Nghị định rộng hơn của luật, bao gồm cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tương ứng.

Việc quy định chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký NHTT chỉ là “Tổ chức tập thể thành lập hợp pháp”, thể hiện sự khác biệt của NHTT đối với nhãn hiệu thông thường. Nhãn hiệu thông thường dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau nên chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký có thể là cá nhân, tổ chức...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thứ hai: Tài liệu nộp đơn đăng ký NHTT

1. Tài liệu nộp đơn NHTT cũng tương tự như nhãn hiệu thông thường như mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Khoản 2, 3 điều 105 luật SHTT cũng quy định chi tiết về mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ như sau:

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 9

2. Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

3. Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp

vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN công bố.

Tuy nhiên, điểm khác biệt của NHTT so với nhãn hiệu thông thường là đơn đăng ký NHTT phải kèm theo bản quy chế sử dụng NHTT. Bất cứ một tổ chức nào, khi bộ máy bắt đầu hoạt động đều xây dựng cho mình một quy chế để làm căn cứ hoạt động. Quy chế NHTT là yếu tố không thể thiếu trong đơn đăng ký NHTT. Nội dung của quy chế quy định những điều kiện cần thiết để được cấp phép sử dụng, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và các thành viên sử dụng NHTT...

Theo điểm 37.6 của Thông tư 01/2007, Yêu cầu về quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể phải có các nội dung tương ứng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 105 của Luật SHTT và phải làm rõ các vấn đề sau đây:

a) Các thông tin vắn tắt về nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu, hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

Thông tin này nhằm xác định chủ sở hữu và hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu. Là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cũng như thành viên sử dụng.

b) Các điều kiện để được người đăng ký nhãn hiệu cấp phép sử dụng nhãn hiệu và các điều kiện chấm dứt quyền sử dụng nhãn hiệu;

Đây là những điều kiện quan trọng để đảm bảo hoạt động của tổ chức sở hữu NHTT, việc quy định để được cấp phép sử dụng và chấm dứt quyền sử dụng nhằm đảm bảo sự công bằng cho mỗi thành viên sử dụng và tạo tiền đề cho sự phát triển của NHTT.

Các điều kiện để được người đăng ký NHTT cấp phép sử dụng đó là:

(i) Tổ chức, cá nhân đó là thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT: Đây là điều kiện tiên quyết để một tổ chức hay cá nhân được sử dụng NHTT. Bởi lẽ chỉ là thành viên thì chủ thể đó mới có quyền lợi và nghĩa vụ trực tiếp

liên quan đến NHTT. Họ là những người duy trì và tạo ra sự phát triển của NHTT thông qua các sản phẩm, dịch vụ của mình;

(ii) Có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mang NHTT: Đây là điều kiện quan trọng để một tổ chức, cá nhân sử dụng NHTT. Nếu như không có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mang NHTT thì họ sẽ không phải là những người duy trì và tạo ra sự phát triển của NHTT. Từ đó mà tư cách thành viên của tổ chức, cá nhân là thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT đó sẽ không còn. Vì thế chúng ta có thể nói nếu điều kiện trên là điều kiện cần thì điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mang NHTT là điều kiện đủ để một tổ chức, cá nhân được phép sử dụng NHTT;

(iii) Đóng góp phí sử dụng NHTT: Mặc dù không quan trọng bằng các điều kiện nêu trên, nhưng đây cũng là một điều kiện cần thiết khi xem xét việc cấp phép sử dụng NHTT. Phí đóng góp của các thành viên sẽ là nguồn kinh phí duy trì hoạt động chung của tổ chức, phục vụ cho nhu cầu của tổ chức nói chung và của các thành viên nói riêng...

Chủ thể phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì mới có thể được xem xét cấp phép sử dụng NHTT. Quy định này đã hạn chế các trường hợp cấp phép sử dụng cho chủ thể không đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng đến uy tín của NHTT và ảnh hưởng quyền và nghĩa vụ của các thành viên khác.

Không giống như nhãn hiệu thông thường, việc sử dụng nhãn hiệu là của chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu trao quyền sử dụng. NHTT được sử dụng bởi các thành viên của tổ chức. Vì thế cần có một sự thống nhất liên kết trong việc sử dụng. Việc sử dụng NHTT không đúng theo quy định của một thành viên sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác. Chính từ đặc điểm này của NHTT mà mỗi thành viên muốn sử dụng NHTT luôn luôn đặt lợi ích của cá nhân bên cạnh lợi ích tập thể. Có những trường hợp có thể

đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân mới có thể tạo ra sự phát triển chung bền vững, lâu dài của NHTT. Mặc dù không được quy định cụ thể trong quy chế nhưng đây cũng là một trong những yếu tố để được xem xét cấp phép sử dụng NHTT.

Bên cạnh việc quy định các điều kiện để người đăng ký NHTT cấp phép sử dụng, quy chế còn quy định các trường hợp chấm dứt quyền sử dụng NHTT. Điều này không có nghĩa là nếu người đã được cấp phép sử dụng NHTT thì người đó sẽ có quyền sử dụng NHTT đó vĩnh viễn, nếu chủ thể đã được cấp phép sử dụng mà vi phạm vào những quy định đã được thể hiện trong quy chế thì chủ thể đó sẽ bị chấm dứt sử dụng quyền. Các trường hợp chấm dứt quyền thông thường như sau:

1. Tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sử dụng NHTT cho người khác: Như trên đã phân tích, quyền sử dụng NHTT chỉ dành cho tổ chức, cá nhân là thành viên của tổ chức; có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang NHTT...Nếu tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sử dụng NHTT cho người khác (người này không phải là thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT) thì tổ chức, cá nhân đó bị chấm dứt quyền sử dụng NHTT. Đây là biện pháp để hạn chế tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức được sử dụng NHTT. Bởi thực tế chỉ có thành viên của tổ chức mới có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng NHTT, họ chính là người duy trì và đảm bảo sự phát triển của NHTT. Quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các thành viên.

2. Có hành vi gây tổn hại đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mang NHTT: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ mang NHTT là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTT. Nếu một thành viên gây tổn hại đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mang NHTT thì không những ảnh hưởng đến lợi ích của thành viên đó mà nó còn ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả tập thể. Vì

thế quy định việc gây tổn hại đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mang NHTT sẽ bị chấm dứt quyền sử dụng NHTT là cần thiết.

3. Vi phạm quy chế quản lý và sử dụng NHTT: Quy chế quản lý và sử dụng NHTT là văn bản cần thiết kèm theo đơn đăng ký NHTT, trong đó quy định các nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và thành viên sử dụng NHTT, quy định các điều kiện được công nhận cũng như chấm dứt tư cách thành viên sử dụng NHTT...Văn bản này có tính bắt buộc cho chủ sở hữu và thành viên sử dụng NHTT phải thực hiện. Vì thế việc vi phạm quy chế quản lý và sử dụng NHTT bị chấm dứt tư cách thành viên là tất yếu.

Ngoài ra còn một số các quy định nữa về chấm dứt tư cách thành viên như không nộp phí thành viên, có hành vi gian dối trong việc xin cấp giấy phép sử dụng NHTT...Nhưng nhìn chung các quy định này nhằm đều nhằm một mục đích là tạo nên sự công bằng, minh bạch trong quản lý và sử dụng NHTT và tạo ra sự phát triển lâu dài cho các sản phẩm, dịch vụ mang NHTT.

c) Nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu NHTT

Ngoài các quy định về việc cấp phép sử dụng, quy chế còn quy định về nghĩa vụ của người sử dụng NHTT. Nghĩa vụ của người sử dụng NHTT là tập hợp các yêu cầu mà quy chế đặt ra đòi hỏi người sử dụng phải tuân thủ. Việc tuân thủ nghĩa vụ là yêu cầu mang tính chất bắt buộc, nó không phân biệt giữa các thành viên sử dụng mà được áp dụng giống nhau giữa các thành viên. Nghĩa vụ của người sử dụng NHTT bao gồm các nghĩa vụ sau: bảo đảm chất lượng, tính chất đặc thù của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, chịu sự kiểm soát của chủ sở hữu NHTT, nghĩa vụ sử dụng đúng NHTT, không được chuyển giao quyền sử dụng NHTT cho chủ thể không phải là thành viên của tổ chức chủ sở hữu, nộp phí sử dụng nhãn hiệu…

d) Quyền của chủ sở hữu NHTT

Tương ứng với nghĩa vụ của người sử dụng là quyền của chủ sở hữu

NHTT. Quyền của chủ sở hữu đó là những hành động mà quy chế quy định chủ sở hữu NHTT có thể được áp dụng khi có hành vi vi phạm của người sử dụng. Nghĩa vụ được áp dụng cho tất cả các thành viên sử dụng còn quyền chỉ áp dụng duy nhất cho một chủ thể đó là chủ sở hữu NHTT. Quyền của chủ sở hữu NHTT bao gồm: kiểm soát việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu, thu phí quản lý nhãn hiệu, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu của người không đáp ứng điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng, cấp và thu hồi giấy phép sử dụng NHTT, kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ của hội viên theo các quy định mà quy chế đặt ra.

e) Danh sách tổ chức cá nhân được phép sử dụng NHTT

Danh sách tổ chức, cá nhân sử dụng NHTT là tài liệu đi kèm với quy chế. Ban đầu có thể là một số thành viên của tổ chức đăng ký tham gia sử dụng NHTT, sau này vẫn có thể bổ sung điều chỉnh thêm hoặc cũng có thể ít đi do các thành viên đã đăng ký xin rút khỏi tổ chức. Tức là số lượng thành viên ban đầu không phải là cố định mà nó có thể dao động tùy thuộc vào từng thời kỳ khác nhau. Số lượng thành viên sử dụng NHTT tăng lên sẽ là hình thức thể hiện sự phát triển của NHTT qua các thời kỳ.

f) Biện pháp xử lý hành vi vi phạm.

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và các thành viên sử dụng NHTT được quy định rõ trong quy chế quản lý và sử dụng NHTT. Nhưng các thành viên không phải lúc nào cũng thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Vì thế, quy chế cần quy định các biện pháp xử lý khi có hành vi vi phạm xảy ra. Mục đích của các biện pháp này là đảm bảo cho các chủ thể thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong việc quản lý và sử dụng NHTT. Biện pháp xử lý hành vi vi phạm sẽ tương ứng với mức độ và tính chất của hành vi gây thiệt hại.

Thông thường hành vi được coi là hành vi vi phạm bao gồm sử dụng

không đúng NHTT, gắn NHTT lên sản phẩm, dịch vụ không đúng với sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký. sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, cho người khác không phải là thành viên của tổ chức sử dụng NHTT...Tất cả các hành vi nêu trên đều có thể ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của NHTT. Vì vậy, điều cần thiết là phải có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm này. Việc áp dụng biện pháp xử lý sẽ tùy thuộc vào hành vi vi phạm, thông thường các biện pháp được áp dụng sẽ là nhắc nhở, cảnh cáo, đình chỉ hoặc hủy bỏ giấy phép sử dụng NHTT, cao hơn có thể là miễn trừ tư cách hội viên...Biện pháp xử lý vi phạm sẽ góp phần tạo ra sự chấp hành nghiêm các quy định của quy chế, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và thành viên sử dụng.

Thứ ba: Thủ tục xử lý đơn đăng ký

Thẩm định hình thức: Đơn NHTT sau khi được nộp tại Cục SHTT sẽ trải qua giai đoạn thẩm định hình thức. Mục đích của giai đoạn này là đảm bảo tính hợp lệ của đơn, ví dụ như tên của địa chỉ của chủ đơn, danh mục sản phẩm, dịch vụ của đơn có được phân nhóm đúng hay không...Theo quy định tại Điều 109 luật SHTT và điểm 13.8 của Thông tư 01 thì thời hạn thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Sau khi kết thúc quá trình thẩm định hình thức, Cục SHTT sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ nếu đơn đáp ứng các tiêu chuẩn về hình thức và đơn sẽ được xem xét tiếp. Nếu đơn không đáp ứng các tiêu chuẩn về mặt hình thức thì Cục sẽ ra thông báo thiếu sót về mặt hình thức và chủ đơn phải sửa đổi bổ sung theo thông báo thiếu sót đó. Thời hạn để chủ đơn sửa đổi thiếu sót là 01 tháng kể từ ngày ký thông báo thiếu sót.

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường thiếu sót về mặt hình thức chỉ là các vấn đề liên quan đến tên và địa chỉ của người nộp đơn và việc phân nhóm sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, đối với NHTT, ngoài các thiếu sót như

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí