Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 8

“Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này”. Có nghĩa là việc sử dụng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ chỉ có thể là NHTT hoặc nhãn hiệu chứng nhận.

Chúng ta xem xét ví dụ về nhãn hiệu chữ thông thường sau đây:


(540)

TÊN NHÃN HIỆU

Kỳ Lý




LOẠI NHÃN HIỆU Tập thể MÀU NHÃN HIỆU 0 511 NHÓM SẢN PHẨM DỊCH VỤ 31 Quả 1


LOẠI NHÃN HIỆU

Tập thể


MÀU NHÃN HIỆU

0

(511)

NHÓM SẢN PHẨM / DỊCH VỤ

31 Quả dưa hấu (tươi, không bảo quản).

(731)

/ (732)

NGƯỜI NỘP ĐƠN / CHỦ SỞ HỮU

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tam Phước / Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tam Phước



ĐỊA CHỈ NGƯỜI NỘP ĐƠN

Xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam



ĐỊA CHỈ CHỦ SỞ HỮU

Xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

(111)

SỐ BẰNG

4-0121173-000


NGÀY CẤP BẰNG

12/03/2009

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 8


NHTT trên là của Hợp tác xã nông nghiệp Tam Phước của tỉnh Quảng Nam đã đăng ký cho sản phẩm dưa hấu. Nhãn hiệu đã được cấp bằng ngày 12/3/2009 [7].

Thứ hai: Dấu hiệu là chữ cái

Dấu hiệu là chữ cái thường là sự kết hợp của các chữ cái khác nhau tạo nên một tổng thể có khả năng phân biệt ví dụ như chữ “BMW” được thể hiện cách điệu. Trong thực tế bảo hộ ở Việt Nam, những chữ cái thông thường khi kết hợp với nhau sẽ bị từ chối, ví dụ như các chữ “ABC”. Theo khoản 2 Điều 74 chúng là những chữ cái đơn giản không có khả năng phân biệt trừ khi chúng được thể hiện cách điệu hoặc kết hợp với các yếu tố khác tạo nên một tổng thể có khả năng phân biệt. Trường hợp tiếp theo đối với chữ cái có thể bị từ chối đó là nó có nguồn gốc từ ngôn ngữ không thông dụng như tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...Theo Thông tư 01/2007 có giải thích ngôn ngữ không thông dụng là ngôn ngữ không có nguồn gốc Latin.

Thông thường để không rơi vào trường hợp loại trừ của luật đó là chữ cái thông thường không có khả năng phân biệt, chủ đơn thường lựa chọn các dấu hiệu khi đăng ký NHTT sẽ là sự kết hợp của các chữ cái với các yếu tố khác như con số, hình ảnh hoặc được thể hiện cách điệu.

Thực tế cho thấy dấu hiệu là chữ cái thường không được sử dụng làm NHTT vì nó không tạo ra được ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng và không truyền tải được ý nghĩa của một nhãn hiệu mà chủ sở hữu muốn đăng ký. Như trên đã phân tích, phần lớn các đơn NHTT được nộp là các đơn gắn với địa danh và nó được thể hiện qua dấu hiệu từ ngữ là chủ yếu.

Thứ ba: Dấu hiệu là chữ cái và con số

Dấu hiệu này không chỉ thể hiện là chữ cái và con số đơn lẻ ví dụ như “333” mà nó là sự kết hợp của một hoặc nhiều chữ cái với một hoặc nhiều con số. Cách thức thể hiện dấu hiệu này của nhãn hiệu đa dạng hơn nhãn hiệu chỉ đơn thuần là từ ngữ. Sự kết hợp này có thể tạo nên sự độc đáo và tăng khả năng phân biệt cho NHTT. Theo quy định của Luật Việt Nam thì dấu hiệu là chữ cái hoặc con số thông thường hoặc chữ cái thuộc ngôn ngữ không thông

dụng thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là NHTT vì nó không có khả năng phân biệt. Tuy nhiên, khi có sự kết hợp của chữ cái và con số sẽ tạo nên một tổng thể có khả năng phân biệt. Khi xem xét tổng thể này chúng ta không thể tách chữ cái và con số ra để xem xét khả năng phân biệt của từng yếu tố mà phải xem xét chúng trong một tổng thể và việc đánh giá khả năng phân biệt là dựa trên tổng thể đó.

Nhưng không phải mọi trường hợp sự kết hợp của chữ cái và chữ số sẽ tạo nên một tổng thể có khả năng phân biệt. Đối với trường hợp mà sự kết hợp của những yếu tố này khiến cho người tiêu dùng không thể nhận biết và ghi nhớ được thì cũng không được sử dụng làm NHTT. Mục c điểm 39.3 Thông tư 01 quy định “một tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ được như một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định hoặc một văn bản, một đoạn văn bản”. Điều đó có nghĩa rằng bên cạnh việc công nhận sự kết hợp của các chữ cái và chữ số tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt, luật cũng loại trừ trường hợp mà sự kết hợp của các yếu tố nêu trên tạo thành một tổng thể không thể nhận biết được.

Thứ tư: Dấu hiệu là hình vẽ

Cũng như từ ngữ, hình vẽ cũng là dấu hiệu được sử dụng rộng rãi khi đăng ký NHTT. Dấu hiệu này bao gồm các hình họa, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình họa hai chiều, “khả năng phân biệt của dấu hiệu hình vẽ đạt được thông qua cách trình bày mang tính chất nghệ thuật và chủ yếu hướng tới những cảm nhận về mặt thị giác của người tiêu dùng”. Thông thường dấu hiệu là hình vẽ sẽ được đăng ký với sự kết hợp của bất cứ màu sắc nào để tạo ấn tượng mạnh với người tiêu dùng và tăng khả năng phân biệt cho nhãn hiệu. Tuy nhiên, theo quy định Việt Nam sẽ không chấp nhận dấu hiệu là những hình vẽ đơn giản mà không kết hợp với các yếu tố khác như từ ngữ, con số hoặc màu sắc độc đáo...

Cũng như quy định đối với chữ cái và chữ số, hình vẽ mà quá rắc rối, phúc tạp đến mức không nhận biết và ghi nhớ được thì cũng không là dấu hiệu được sử dụng làm NHTT. Tại mục b, điểm 39.4 “Thông tư 01 quy định Hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình như gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau”.

Đối với nhãn hiệu thông thường thì chỉ không phải là hình vẽ đơn giản thì có thể được sử dụng làm nhãn hiệu. Nhưng NHTT không chỉ bao gồm các hình vẽ thông thường mà có thể bao gồm cả các hình vẽ là biểu tượng của một vùng nhất định. Đó là hình vẽ mà nhìn vào hình vẽ đó chúng ta biết được sản phẩm hay dịch vụ có nguồn gốc từ vùng đó. Chẳng hạn như đối với “Tháp rùa” biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Chức năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý cho sản phẩm, dịch vụ của NHTT đã tạo nên sự khác biệt đặc trưng của NHTT so với nhãn hiệu thông thường.

Thứ năm: Dấu hiệu là sự kết hợp các dấu hiệu từ ngữ, chữ cái, con số, hình vẽ với nhau

Đây là dấu hiệu thể hiện sự da dạng của NHTT, nó là sự kết hợp của các yếu tố khác nhau bao gồm từ ngữ, chữ cái, con số hình vẽ...Loại dấu hiệu này hiện nay được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới. Cũng giống như dấu hiệu là chữ cái và con số, khi xem xét một dấu hiệu là sự kết hợp của các yếu tố nêu trên thì chúng ta sẽ không tách từng yếu tố như từ ngữ, con số, hình vẽ... để phân tích khả năng phân biệt của các yếu tố này mà chúng ta phải xem xét chúng trong một tổng thể bao gồm các yếu tố đó có khả năng phân biệt hay không. Tại mục 39.6 Thông tư 01 quy định “một dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình kết hợp tạo thành một tổng thể có khả năng phân biệt”.

Cũng giống như quy định của dấu hiệu kết hợp của chữ cái hay hình vẽ nêu trên, dấu hiệu là sự kết hợp của chữ cái, con số, hình vẽ với nhau cũng sẽ

không có khả năng phân biệt nếu chúng tạo thành một tổng thể khó nhận biết và ghi nhớ được. Tuy nhiên một lợi ích trong sự kết hợp của các yếu tố này được thể hiện ở chỗ nếu một thành phần của NHTT có khả năng phân biệt mặc dù các thành phần còn lại không có hoặc ít có khả năng phân biệt thì sự kết hợp này vẫn tạo ra một tổng thể có khả năng phân biệt. Tại điểm b, mục

39.6 của Thông tư 01 quy định “Thành phần mạnh của nhãn hiệu (yếu tố tác động mạnh vào cảm giác người tiêu dùng, gây chú ý và ấn tượng về nhãn hiệu khi quan sát) là dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình có khả năng phân biệt, mặc dù thành phần còn lại không có hoặc ít có khả năng phân biệt”. Đây cũng là lợi ích của dấu hiệu kết hợp so với dấu hiệu đơn lẻ.

Chúng ta xem xét ví dụ về NHTT là sự kết hợp của các yếu tố nêu trên:



(540)


TÊN NHÃN HIỆU

Bánh Tráng Đại Lộc Dai Loc Rice Paper Đặc Sản Truyền Thống Địa Phương LOCAL TRADITIONAL SPECIALITY

BT ĐL Dai Loc Dist, hình



LOẠI NHÃN HIỆU Tập thể MÀU NHÃN HIỆU 1 511 NHÓM SẢN PHẨM DỊCH VỤ 30 Bánh 2


LOẠI NHÃN HIỆU

Tập thể


MÀU NHÃN HIỆU

1

(511)

NHÓM SẢN PHẨM / DỊCH VỤ

30 Bánh tráng (làm từ bột gạo).

(731)

/ (732)

NGƯỜI NỘP ĐƠN / CHỦ SỞ HỮU

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp ái Nghĩa / Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp ái Nghĩa


ĐỊA CHỈ NGƯỜI NỘP ĐƠN

Khu 3, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam


ĐỊA CHỈ CHỦ SỞ HỮU

Khu 3, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

(111)

SỐ BẰNG

4-0134604-000


NGÀY CẤP BẰNG

08/10/2009

NHTT Bánh tráng Đại Lộc của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp Ái Nghĩa. Nộp đơn ngày 23/11/2007 và cấp bằng ngày 8/10/2009 cho sản phẩm “bánh tráng” [6]. Nhìn vào nhãn hiệu trên chúng ta thấy có sự kết hợp cả từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, chữ cái… rất độc đáo. Ngoài việc thể hiện nguồn gốc của sản phẩm ở Đại Lộc - Quảng Nam, nhãn hiệu còn để lại trong trí nhớ của người tiêu dùng bởi hình ảnh bàn tay của người làm bánh đang tráng bánh, rồi hình ảnh của hai bông lúa vàng tượng trưng cho chất lượng của bánh…Rõ ràng, NHTT đã chứa đựng rất nhiều thông tin muốn truyền tải đến với người tiêu dùng. Đây cũng là những chức năng quan trọng của nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu tập thể nói riêng.

2.2.2. Điều kiện bảo hộ NHTT

Theo Điều 72 luật SHTT, điều kiện chung đối với NHTT được bảo hộ đó là:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Trước tiên để được bảo hộ làm NHTT thì dấu hiệu đó phải là dấu hiệu nhìn thấy được. Như phân tích tại phần 2.2.1 trên đây thì dấu hiệu để được bảo hộ làm NHTT đó phải là dấu hiệu được nhận biết bằng thị giác, có thể là từ ngữ, hình ảnh, con số hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó.

Thứ hai: dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Xem xét về khả năng phân biệt của NHTT chúng ta sẽ xem xét trên hai khía cạnh đó là cách thức thể hiện của các dấu hiệu được sử dụng làm NHTT và xem xét khả năng phân biệt của NHTT trong sự so sánh với các đối tượng khác của quyền SHCN như nhãn hiệu thông thường, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp.

a) Cách thức thể hiện của các dấu hiệu được sử dụng làm NHTT

Cách thức thể hiện của các dấu hiệu được sử dụng làm NHTT là một trong những yếu tố quan trọng khi xem xét dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hay không. Cách thức thể hiện đòi hỏi các dấu hiệu khi được sử dụng làm NHTT phải được tạo thành từ những yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Khoản 1 Điều 74 của luật SHTT quy định:

“Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

Chức năng cơ bản và quan trọng của NHTT là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau. Để đảm bảo được chức năng này thì các dấu hiệu được sử dụng làm NHTT trước tiên phải được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Không phải mọi yếu tố đều có thể sử dụng làm NHTT mà chỉ có những yếu tố dễ nhận biết và dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Tiêu chí này đã loại bỏ những dấu hiệu rắc rối, phức tạp, khó nhận biết làm NHTT. Điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng của NHTT đó là để cho người tiêu dùng nhận biết được NHTT và phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

b) Khả năng phân biệt của NHTT với các đối tượng khác của quyền SHCN

Cách thức thể hiện các dấu hiệu được sử dụng làm NHTT là điều kiện cần khi xem xét các dấu hiệu đó có khả năng đăng ký hay không. Điều kiện đủ đó là các dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt với các đối tượng khác của quyền SHCN.

Chức năng phân biệt của NHTT sẽ không được đảm bảo nếu NHTT đó

tương tự hoặc trùng lặp với các đối tượng khác của quyền SHCN. Chúng ta xem xét các trường hợp sau đây với lưu ý là đơn đăng ký trong các trường hợp này là cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự và có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn (trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên), đó là:

“Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác, hay dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp của người khác đã được bảo hộ”.

Luật có trích dẫn cụm từ “tương tự gây nhầm lần” nhưng thế nào là tương tự gây nhầm lẫn thì luật không có giải thích rõ ràng. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ trong thực tế đăng ký cũng như trong cách hiểu và áp dụng luật. Theo TS. Lê Nết “khái niệm tương tự gây nhầm lẫn không được định nghĩa rõ ràng và phải căn cứ vào tình hình thực tiễn so sánh giữa hai nhãn hiệu để trả lời”. [16]

Luật cũng quy định rõ “Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết”, tức là loại trừ dấu hiệu là nhãn hiệu liên kết (dấu hiệu do cùng một chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau cho các sản phẩm, dịch vụ tương tự hoặc cùng loại) thì tất cả các dấu hiệu đăng ký cho các sản phẩm dịch vụ tương tự hay cùng loại mà trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp thì đều không được đăng ký bảo hộ làm NHTT.

Cách thức thể hiện và khả năng phân biệt của dấu hiệu được sử dụng làm NHTT so với các đối tượng khác của quyền SHCN là hai điều kiện không thể thiếu khi xem xét một dấu hiệu có khả năng đăng ký làm NHTT hay không. Phải đảm bảo đủ được hai điều kiện này thì một dấu hiệu mới được đăng ký làm NHTT.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí