Thực Tiễn Trong Việc Đăng Ký Bảo Hộ Nhtt

đối với nhãn hiệu thông thường, thiếu sót mà chủ đơn thường gặp phải đó là thiếu Giấy phép sử dụng địa danh đối với đơn đăng ký NHTT đăng ký có sử dụng tên địa danh. Chủ đơn thường băn khoăn trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sử dụng địa danh và thời gian để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng địa danh thường khá dài. Thực tế này đã gây khó khăn không nhỏ trong việc đăng ký NHTT liên quan đến địa danh.

Công bố đơn: Sau khi đơn đăng ký NHTT được chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên công báo SHCN trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ (theo Điều 110 luật SHTT và điểm 14.2 của Thông tư 01). Nội dung công bố đơn là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ về mặt hình thức ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ kèm theo. Mục đích của công bố đơn là để cho mọi người có thể tiếp cận các thông tin liên quan đến đơn đăng ký. Mọi ý kiến phản đối của bên thứ ba vì cho rằng NHTT tương tự hay trùng lặp với nhãn hiệu của mình sẽ được gửi đến chủ đơn hoặc Cục SHTT. Đây là sẽ yếu tố quan trọng trong quá trình xem xét thẩm định đơn của Cục SHTT.

Thẩm định nội dung: Theo quy định tại Điều 114 của Luật SHTT và điểm 15.8 của Thông tư 01, thời hạn thẩm định nội dung là 09 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ. Mục đích của thẩm định nội dung đơn NHTT là xem xét các tiêu chuẩn bảo hộ của đơn, trước ngày nộp đơn đã có đơn/bằng nhãn hiệu nào đã được nộp/cấp bằng cho các sản phẩm/dịch vụ tương tự hay trùng lặp hay không. Đây là giai đoạn quan trọng, có tính chất quyết định đến khả năng cấp bằng của NHTT. Nếu Cục SHTT sau khi kết thúc quá trình thẩm định nội dung thấy rằng đơn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Cục sẽ ra Thông báo dự định cấp bằng cho đơn. Trong trường hợp đơn không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Cục sẽ ra Thông báo từ chối nội dung và ấn định thời hạn 02 tháng để chủ đơn trả lời thông báo này. Sau khi phúc đáp nếu Cục chấp

nhận ý kiến trả lời của chủ đơn thì Cục sẽ ra Thông báo cấp bằng, trong trường hợp không chấp nhận ý kiến trả lời thì Cục sẽ ra Quyết định từ chối đơn và chủ đơn có quyền khiếu nại quyết định này trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày ký quyết định.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường bị từ chối cao hơn so với đơn đăng ký NHTT. Điều này được lý giải bởi các đơn đăng ký NHTT thường gắn với địa danh nên việc sử dụng dấu hiệu này bị từ chối sẽ rất thấp (dấu hiệu địa danh là đối tượng loại trừ của đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường). Đây cũng là một trong những lợi thế đối với chủ đơn đăng ký NHTT. Hơn nữa, từ lợi thế này mà thời gian thẩm định đơn của NHTT sẽ kết thúc nhanh hơn so với nhãn hiệu thông thường.

Thời hạn bảo hộ và các trường hợp chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký NHTT. Cũng như nhãn hiệu thông thường, NHTT có thời hạn bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn và chủ đơn có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm với điều kiện chủ đơn phải nộp phí gia hạn theo quy định của luật. Khoản 6 Điều 93 Luật SHTT quy định “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm”. Bên cạnh việc quy định thời hạn bảo hộ của NHTT, luật cũng quy định các trường hợp chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Trường hợp thứ nhất: NHTT không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu đối với NHTT bị chấm dứt (theo Khoản 2 Điều 136 Luật SHTT);

Trường hợp thứ hai: Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể (theo điểm đ Khoản 1 Điều 95 Luật SHTT).

Nếu trường hợp chấm dứt hiệu lực thứ nhất giống với nhãn hiệu thông thường thì trường hợp thứ hai chỉ có ở NHTT. Vì chỉ có NHTT mới có các thành viên sử dụng theo quy chế sử dụng và chỉ có NHTT mới có chủ sở hữu có chức năng kiểm soát việc tuân thủ theo quy chế của các thành viên. Vì thế, nếu chủ sở hữu không thực hiện được chức năng này thì NHTT sẽ bị chấm dứt hiệu lực.

Chuyển quyền sử dụng NHTT: Theo quy định của luật dân sự, chủ sở hữu hợp pháp đối với một tài sản sẽ có toàn quyền định đoạt tài sản như tặng cho, để lại thừa kế, chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng...Tuy nhiên, đối với trường hợp NHTT, chủ sở hữu không thể chuyển quyền sử dụng NHTT cho một tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu NHTT đó (theo Khoản 2 Điều 142 Luật SHTT). Quy định này đã hạn chế các tổ chức, cá nhân khi muốn sử dụng NHTT mà không phải là thành viên của chủ sở hữu. Điều này hoàn toàn hợp lý vì NHTT được sử dụng bởi một nhóm người (bao gồm cả tổ chức, cá nhân) cho các sản phẩm, dịch vụ (phần lớn là đặc sản truyền thống của địa phương) để tạo nên một sự hợp tác cùng phát triển. Do đó, hạn chế chuyển quyền sử dụng cho các cá nhân, tổ chức khác là một điều tất yếu để đảm bảo quyền lợi của các thành viên của tổ chức.

2.3. Thực tiễn bảo hộ NHTT ở Việt Nam

2.3.1. Thực tiễn trong việc đăng ký bảo hộ NHTT

Theo số liệu thống kê của Cục SHTT, số lượng đơn đăng ký NHTT chỉ chiếm một số ít so với số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường. Tại báo cáo kết quả của cuộc hội thảo toàn quốc vế SHTT năm 2010 diễn ra tại Lạng Sơn, Cục SHTT đã cung cấp các số liệu thống kê về tình hình đăng ký bảo hộ NHTT, theo đó kể từ ngày luật SHTT có hiệu lực (01/7/2006) đến 31/7/2008 có 46 đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể mang địa danh Từ 1.7.2005 đến 20.10.2010 Cục SHTT nhận được 210 đơn đăng ký NHTT (chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý), trong đó cấp 115 giấy chứng nhận đăng ký NHTT, Quyết

định/dự định từ chối 22 đơn. Một số vấn đề được rút ra trên cơ sở thẩm định các đơn NHTT nêu trên như sau: Tất cả các nhãn hiệu đăng ký dùng cho các đặc sản, các sản phẩm/dịch vụ truyền thống đều là địa danh; phần lớn các đơn bị từ chối (16) đơn trong số 22 đơn nêu trên là do thiếu giấy phép sử dụng địa danh làm nhãn hiệu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương; phần lớn các địa danh trong số các đơn nêu trên đều được dùng cho các đặc sản địa phương, sản phẩm, dịch vụ truyền thống, trong đó gần một nửa là các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp (93 đơn), số còn lại là sản phẩm, dịch vụ truyền thống (làng nghề),115 đơn [10].

Đối tượng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý dùng cho các đặc sản, các sản phẩm dịch vụ truyền thống thuộc sở hữu do nhà nước quản lý nhằm đảm bảo việc cấp quyền sử dụng công bằng và khách quan. Một trong những hình thức thực hiện điều này hiệu quả nhất là thành lập hoặc hỗ trợ thành lập các tổ chức chung, đại diện cho quyền và lợi ích của những người sản xuất, kinh doanh, người cung cấp sản phẩm, dịch vụ truyền thống (là sản phẩm, dịch vụ gắn với các sản phẩm nông nghiệp hay các làng nghề truyền thống). Những người này thống nhất thông qua một quy chế sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý làm NHTT, xin phép ủy ban nhân dân tỉnh được sử dụng dấu hiếu này và nộp đơn đăng ký NHTT. Quay trở lại thực tế hiện nay có thể thấy là mặc dù những chủ thể đăng ký ý thức được việc phải đăng ký NHTT, nhưng họ lúng túng trong việc xin phép sử dụng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý và xây dựng cơ chế chung để quản lý và sử dụng NHTT. Để thống nhất quản lý và hỗ trợ các tổ chức đăng ký NHTT một cách hiệu quả nhất, Nghị định 122 ngày 31/12/2010 đã ra đời và quy định việc cấp phép để đăng ký NHTT đối với địa danh thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, Khoản 4 Điều 19 Nghị định 122 ngày quy định “Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành nộp đơn đăng ký và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý dùng cho các đặc sản của địa phương và cấp phép để

đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương”.

Tuy nhiên, thực tế đã có không ít NHTT bị từ chối về mặt hình thức do thiếu giấy phép sử dụng địa danh của ủy ban nhân dân tỉnh. Chẳng hạn như NHTT “Bưởi tôm vàng Đan Phượng, hình”:

Ngày nộp đơn 24 06 2011 Số đơn 4 2011 12699 Sản phẩm Bưởi tôm vàng Chủ 1

Ngày nộp đơn: 24/06/2011 Số đơn: 4-2011-12699

Sản phẩm: Bưởi tôm vàng

Chủ đơn: Hội nông dân xã Thượng Mỗ

Ngày 20/07/2011 Cục SHTT ra Thông báo thiếu sót hình thức với nội dung: Thiếu giấy phép sử dụng địa danh “Thượng Mỗ” và “Đan Phượng” của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định tại Điều 87.3 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật SHTT và Điều 1.4 Nghị định số 122/2010/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP. Việc thiếu sót này mặc dù không phức tạp để phúc đáp và sửa đổi, nhưng nó khiến cho chủ đơn phải mất thời gian trong quá trình theo đuổi đơn.

Một thực tế nữa trong quá trình đăng ký bảo hộ NHTT đó là không phải mọi sản phẩm, dịch vụ truyền thống của địa phương đều được đăng ký bảo hộ NHTT cho các thành viên sản xuất, kinh doanh trong địa phương đó. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do nhận thức về việc bảo hộ quyền SHCN của người dân còn hạn chế, do điều kiện kinh tế hoặc do giá trị mà sản phẩm/dịch vụ đem lại chưa cao. Vì thế, khi họ nhận

thức được việc cần phải đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình thì đã bị cá nhân khác đăng ký làm nhãn hiệu riêng của họ. Ví dụ điển hình như đối với NHTT “Rượu bầu đá” của Bình Định, quá trình giải quyết xung đột giữa hai bên đã kéo dài đến 10 năm [8].

Rượu Bàu Đá là một đặc sản của Bình Định đã nổi tiếng từ lâu, có nguồn gốc xuất xứ địa lý từ xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn. Nhiều năm qua, rượu Bàu Đá đã được thương mại hóa, nhiều doanh nghiệp kinh doanh rượu Bàu Đá ra đời.

Danh tiếng của Rượu bầu đá đã có từ lâu tuy nhiên do nhận thức về việc 2


Danh tiếng của Rượu bầu đá đã có từ lâu, tuy nhiên do nhận thức về việc đăng ký quyền SHCN đối với sản phẩm này còn hạn chế nên cho đến năm 2001 chưa có tổ chức, cá nhân nào đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm này thì Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh (TP Đà Nẵng) đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Rượu Bàu Đá (số 37439) từ năm 2001 và công ty có độc quyền sử dụng nhãn hiệu này trên thị trường.

(210)

SỐ ĐƠN

4-2000-46123

(220)

NGÀY NỘP ĐƠN

24/04/2000

(300)

NGÀY ƯU TIÊN

24/04/2000

(540)

TÊN NHÃN HIỆU

Bầu Đá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.




LOẠI NHÃN HIỆU Thông thường MÀU NHÃN HIỆU 0 511 NHÓM SẢN PHẨM DỊCH VỤ 33 3


LOẠI NHÃN HIỆU

Thông thường


MÀU NHÃN HIỆU

0

(511)

NHÓM SẢN PHẨM / DỊCH VỤ

33 Rượu các loại.

(731) /

(732)

NGƯỜI NỘP ĐƠN / CHỦ SỞ HỮU

Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh / Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh


ĐỊA CHỈ NGƯỜI NỘP ĐƠN

Phường Khê Trung, thành phố Đà Nẵng.


ĐỊA CHỈ CHỦ SỞ HỮU

40 Hoàng Diệu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng



CHỦ CŨ

Tên chủ sở hữu Điạ chỉ chủ sở hữu

Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh Phường Khuê Trung, thành phố Đà Nẵng

(111)

SỐ BẰNG

4-0037439-000


NGÀY CẤP BẰNG

04/06/2001


NGÀY CÔNG BỐ BẰNG

25/07/2001 160


SỐ LẦN GIA HẠN

1


MÃ SỐ YÊU CẦU GIA HẠN

GH420100500

(141)

NGÀY HẾT HẠN

24/04/2020

Khi nhận thức được tầm quan trọng trong việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rượu bầu đá của Bình Định, Hiệp hội sản xuất, kinh doanh rượu bầu đá Bình Định đã nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký NHTT cho sản phẩm rượu bầu đá của Bình Định ngày 32-8-2007 và đến ngày 17-1-2008 Cục SHTT đã chấp nhận đơn hợp lệ theo Quyết định số 2789/QĐ-SHTT.

Tuy nhiên, NHTT của Hiệp hội sản xuất kinh doanh rượu bầu đá sẽ bị từ chối vì trùng lặp với nhãn hiệu của Công ty Minh Anh cho các sản phẩm trùng nhau. Để giải quyết vấn đề này, Hiệp hội đã đưa ra nhiều lập luận như

sản phẩm rượu bầu đá là đặc sản địa phương có từ lâu đời và do người dân địa phương sản xuất, kinh doanh. Nhưng việc bảo hộ trên cơ sở sử dụng trước không được quy định trong luật nên lập luận trên của Hiệp hội đã không có tác dụng. Hiệp hội đề xuất đưa Công ty Minh Anh tham gia vào Hiệp hội để thống nhất sử dụng nhãn hiệu “Bầu đá” nhưng Công ty này không chấp nhận. Sự việc như vậy diễn ra trong một thời gian dài mà không tìm được biện pháp giải quyết chung đảm bảo được quyền lợi của hai bên.

Liên quan đến vụ việc này, Cục SHTT đã nhiều lần đề nghị hiệp hội sản xuất kinh doanh rượu Bàu Đá Bình Định và công ty Minh Anh thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên công ty Minh Anh không chấp nhận từ bỏ nhãn hiệu “rượu Bàu Đá” để hòa nhập, lấy tên chung rượu Bàu Đá cùng với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh loại rượu này ở Bình Định [19].

Đến tháng 6-2010, cục SHTT yêu cầu hiệp hội sản xuất kinh doanh rượu Bàu Đá Bình Định bổ sung vào mẫu nhãn hiệu đăng ký “rượu Bàu Đá” một hình biểu tượng hoặc một thành phần chữ để phân biệt với nhãn hiệu của công ty Minh Anh. Hiệp hội sản xuất kinh doanh rượu Bàu Đá Bình Định đã bổ sung một logo kèm chữ “bd Rượu Bàu Đá” vào nhãn hiệu đăng ký.

Mãi đến tháng 6-2010, Hiệp hội sản xuất kinh doanh rượu Bàu Đá Bình Định và Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh - Đà Nẵng đã đạt được thỏa thuận với nhau về nhãn hiệu và Cục SHTT đã chấp thuận cấp bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể “Rượu Bàu Đá”.

Như vậy, từ nay, trên thị trường có 2 nhãn hiệu rượu Bàu Đá, đó là nhãn hiệu tập thể “Rượu Bàu Đá” Bình Định và Nhãn hiệu “Rượu Bầu Đá” của Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh - Đà Nẵng.

Đây chỉ là một trong những trường hợp tiêu biểu trong thực tiễn đăng ký NHTT ở Việt Nam hiện nay. Điều này đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải quan tâm và chú trọng đến giá trị của quyền SHTT. Bởi lẽ khi tranh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022