Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 3

trái với các quy định của pháp luật. Các quy định này vừa thể hiện sự mềm dẻo, vừa thể hiện tính chặt chẽ trong việc áp dụng luật của các nước.

(ii) Khái niệm về NHTT của Mỹ.

Tại Mỹ có đưa ra khái niệm về NHTT tại phần giải thích từ ngữ như sau: “Cụm từ NHTT sẽ được hiểu bao gồm nhãn hiệu thông thường hoặc

nhãn hiệu dịch vụ mà:

(1) được sử dụng bởi một tập thể hoặc một hiệp hội hoặc một tổ chức mà;

(2) tập thể, hiệp hội hay tổ chức có ý định sử dụng một cách trung thực trong thương mại và nộp đơn đăng ký dựa trên người được ủy quyền theo quy định”.

Về chủ sở hữu: Quy định của NHTT theo Luật Mỹ tập trung đề cập đến vấn đề chủ sở hữu của NHTT. Chủ sở hữu được quy định trong Luật của Mỹ với phạm vi rộng hơn, đó có thể là một tập thể, một hiệp hội hay một tổ chức.

Về điều kiện sử dụng: Khác với quy định của các nước, Mỹ đòi hỏi chủ thể đăng ký NHTT phải có ý định sử dụng nhãn hiệu trong thương mại. Tức là nếu một chủ thể đăng ký NHTT mà không có sử dụng hoặc có ý định sử dụng trên thực tế thì có thể sẽ bị từ chối đăng ký.

Không giống như Việt Nam, khái niệm theo Luật Mỹ tập trung vào khía cạnh chủ sở hữu của NHTT, không nêu ra các yếu tố liên quan đến khả năng phân biệt của NHTT. Tuy nhiên, để một dấu hiệu được đăng ký làm NHTT theo Luật Mỹ thì dấu hiệu đó cũng phải đáp ứng điều kiện bắt buộc là có khả năng phân biệt.

(iii) Khái niệm NHTT của Anh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nếu như Luật nhãn hiệu Mỹ chú trọng đến chủ sở hữu của NHTT và đề cập đến vấn đề sử dụng NHTT thì Luật nhãn hiệu của Anh đưa ra những quy định về NHTT dựa trên quy định về chủ sở hữu và khả năng phân biệt của NHTT. Tại Điều 49 Luật nhãn hiệu của Anh có quy định về NHTT như sau:

“NHTT là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của thành viên của hiệp hội là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó với những người thuộc các doanh nghiệp khác”.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 3

Về chủ sở hữu: Không liệt kê tên của tổ chức làm chủ sở hữu NHTT như quy định của Mỹ, Luật nhãn hiệu của Anh chỉ quy định duy nhất “Hiệp hội” là chủ sở hữu của NHTT;

Về chức năng phân biệt: Cũng giống như Việt Nam, NHTT của Anh cũng có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của Hiệp hội là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với những người thuộc doanh nghiệp khác. Điểm khác biệt so với Việt Nam đó là sự phân biệt ở đây giới hạn bởi những người thuộc các doanh nghiệp khác chứ không với phạm vi như là các tổ chức, cá nhân khác mà Việt Nam đã quy định.

(iv) Khái niệm NHTT của Trung Quốc

Luật nhãn hiệu Trung Quốc có quy định về NHTT tại Điều 3 như sau: “NHTT là nhãn hiệu được đăng ký dưới tên của một nhóm người, một hiệp hội hoặc bất kỳ một tổ chức nào khác sử dụng trong công việc kinh doanh bởi các thành viên của tổ chức đó”.

Không giống như những khái niệm của các nước nêu trên, luật nhãn hiệu Trung Quốc bên cạnh việc quy định chủ thể đăng ký có thể là một hiệp hội hoặc một tổ chức còn quy định “một nhóm người” có thể đăng ký NHTT. Một nhóm người ở đây được hiểu là từ hai người trở lên cùng mục đích hoạt động và cùng vì lợi ích chung. Nhưng vấn đề tổ chức và quản lý của một nhóm người sẽ không chặt chẽ như các hiệp hội và tổ chức khác. Đây cũng là một quy định mở rộng của luật nhãn hiệu Trung Quốc so với các nước khác.

Luật nhãn hiệu của Trung Quốc cũng tập trung đề cập đến vấn đề chủ sở hữu của NHTT chứ không đưa ra yếu tố phân biệt vào trong phần khái niệm. Chủ sở hữu của NHTT được liệt kê đó là một nhóm người, một hiệp hội

hoặc một tổ chức mà được các thành viên của tổ chức đó được sử dụng trong công việc kinh doanh.

Mặc dù mỗi nước đều có quy định khác nhau về NHTT cho phù hợp với điều kiện riêng của từng nước và phù hợp với quy định của quốc tế. Nhưng điểm chung trong quy định về NHTT của các nước là các nước đều đưa ra quy định chủ sở hữu NHTT phải là một tổ chức hoặc một nhóm người (như trong pháp luật Trung Quốc) và chức năng phân biệt là yếu tố quan trọng khi xem xét một dấu hiệu được đăng ký làm NHTT.

Đối với thực tế ở Việt Nam hiện nay, để có những hiểu biết đúng đắn và phù hợp với thực tế đất nước (khi mà các dấu hiệu được sử dụng làm NHTT chỉ là dấu hiệu nhận biết bằng thị giác), khái niệm NHTT cần nêu lên một cách cụ thể và chi tiết để tránh có những hiểu không thống nhất và cụ thể khi áp dụng luật đặc biệt là trong việc sử dụng các dấu hiệu nhìn thấy được và dấu hiệu không nhìn thấy được. Vì vậy, khái niệm NHTT ở Việt Nam không nên quy định là một “nhãn hiệu dùng để phân biệt...” mà nên được quy định là “dấu hiệu nhìn thấy được dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”.

1.1.2. Đặc điểm của NHTT

NHTT cũng mang những đặc điểm chung của nhãn hiệu thông thường và có những đặc điểm riêng của nó. Xem xét đặc điểm của NHTT chúng ta xem xét trên cả những đặc điểm chung của nhãn hiệu thông thường và chỉ ra những điểm khác biệt của NHTT.

Thứ nhất: NHTT phải là một nhãn hiệu có tính phân biệt. Nhưng tính phân biệt của NHTT không phải là giữa cá nhân với cá nhân đơn thuần hay giữa cá nhân với tổ chức như nhãn hiệu thông thường, tính phân biệt của NHTT được hiểu là giữa thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT với tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức của tổ chức đó.

Điều này có nghĩa là NHTT trước tiên phải là một nhãn hiệu thông thường có khả năng phân biệt với cách thức thể hiện và phạm vi phân biệt như sau:

Cách thức thể hiện: Khả năng phân biệt của nhãn hiệu sẽ được thể hiện qua các dấu hiện nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc và có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Điều này hoàn toàn đúng bởi lẽ chức năng chính của nhãn hiệu là chức năng phân biệt. Do đó, nếu không đảm bảo được tính phân biệt thì nhãn hiệu đó không thể là một nhãn hiệu thông thường nói chung và NHTT nói riêng. Đặc điểm này của NHTT không những được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam mà một số nước trên thế giới cũng quy định về khả năng phân biệt của NHTT. Ví dụ như Luật nhãn hiệu của Anh “NHTT là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ....”;

Phạm vi phân biệt: Khả năng phân biệt được xem xét trong phạm vi giữa thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT với tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức của tổ chức đó. Đây là yếu tố quan trọng khi xem xét sự khác biệt của NHTT so với nhãn hiệu thông thường.

Thứ hai: Chủ sở hữu NHTT phải là một tổ chức.

Không giống như nhãn hiệu thông thường, chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Đối với NHTT, chủ thể đăng ký chỉ có thể là tổ chức.

Tại sao không quy định chủ sở hữu NHTT là một tập thể mà lại quy định đó là một tổ chức. Chúng ta đi tìm hiểu sự khác nhau giữa “Tập thể” và “Tổ chức”.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tổ chức, tùy thuộc vào từng góc độ khác nhau mà người ra có định nghĩa khác nhau về “Tổ chức”:

Dưới góc độ xã hội học, tổ chức được hiểu là những thực thể xã hội phối hợp với nhau có mục đích;

Dưới góc độ kinh tế, người ta hiểu tổ chức như là một công cụ của các nhà quản lý doanh nghiệp để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ.

Theo từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng thì “Tổ chức là tập hợp người được tổ chức lại, hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm mục đích chung” [28].

Chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về tổ chức như sau: “Tổ chức bao gồm những cá nhân, tổ chức được tập hợp lại theo sự phân công lao động, thống nhất về mục đích và có sự phối hợp hành động chặt chẽ”.

Đó là tổ chức, còn “Tập thể là một nhóm chính thức có tổ chức, thống nhất, thực hiện mục đích chung, phù hợp với lợi ích của xã hội”. Theo khái niệm này, tập thể có những đặc điểm sau:

Là một nhóm người cùng nhau tiến hành hoạt động chung;

Có tổ chức chặt chẽ, mục tiêu hoạt động mang ý nghĩa xã hội;

Có sự quan tâm lợi ích cá nhân và lợi ích chung.

Theo khái niệm nêu trên thì tổ chức chỉ là một nhóm người làm việc chung với nhau nhằm mục đích điều hành hay quản lý một công việc nào đó chứ không phải một nhóm chính thức có tổ chức, thống nhất thực hiện mục đích chung dựa trên cơ sở thỏa mãn và kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung như đối với “Tập thể”. “Tổ chức” trong quy định về NHTT sẽ là danh từ chung để chỉ các chủ thể có thể là Hợp tác xã, Hiệp hội, Công ty...

Như vậy về phương diện quản lý và tổ chức thì “Tổ chức” có nội hàm hẹp hơn hơn so với “Tập thể”. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với việc gắn nhãn hiệu là NHTT và phân biệt hàng hóa dịch vụ của thành viên của “Tổ chức” chứ không phải là hàng hóa hay dịch vụ của “Tập thể”.

Ngoài ra, việc quy định chủ sở hữu của NHTT là tổ chức phù hợp với

chức năng của NHTT là dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT đó với hàng hóa dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Theo điểm 14, Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có đề cập đến hàng hóa, dịch vụ của thành viên của tổ chức; tuy nhiên luật không nêu rõ thành viên của tổ chức sở hữu NHTT này chỉ là cá nhân hay bao gồm cả tổ chức. Trên thực tế, phần lớn các thành viên của tổ chức là cá nhân, tuy nhiên có cả trường hợp thành viên của tổ chức là một tổ chức. Vì vậy, nên hiểu đúng hơn là thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Hầu hết trong các quy định của các nước về NHTT đều quy định về chủ sở hữu NHTT là tổ chức. Ví dụ như Trung Quốc, Thái Lan, Anh, Mỹ...Điều này phù hợp với thực tế và pháp luật quốc tế.

Thứ ba: Việc sử dụng NHTT của các thành viên của tổ chức phải tuân theo một quy định chung được thể hiện trong quy chế sử dụng của NHTT. Các quy định này thường là các quy định về các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT, điều kiện sử dụng NHTT, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm mang NHTT...Các quy định này trong quy chế đòi hỏi các thành viên phải tuân thủ theo các yếu tố nêu trên. Sự tuân thủ này được thể hiện qua việc chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà thành viên sử dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng được quy định trong quy chế. Hay các thành viên phải đáp ứng đủ các điều kiện mới được sử dụng NHTT như phải sản xuất hay kinh doanh sản phẩm mang NHTT...Nếu thành viên nào cung cấp sản phẩm kém chất lượng, không đáp ứng được các điều kiện trong quy chế thì tổ chức đại diện có thể xem xét không cho thành viên đó tiếp tục được sử dụng NHTT. Điều này cũng bắt nguồn từ đặc điểm sản phẩm hay dịch vụ của NHTT có nguồn gốc từ địa danh cụ thể, nên việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng của một

thành viên sẽ ảnh hưởng đến thành viên khác và ảnh hưởng đến uy tín về sản phẩm, dịch vụ của một vùng nhất định.

Thứ tư: Lợi ích của mỗi thành viên trong việc sử dụng NHTT gắn liền với lợi ích của tập thể. NHTT thường mang lại giá trị kinh tế cho một nhóm người là thành viên của tổ chức sở hữu NHTT đó. Không như nhãn hiệu thông thường, giá trị kinh tế của nó có thể gắn với một cá nhân hoặc một tổ chức nhất định, NHTT gắn liền với nhiều thành viên trong tổ chức sở hữu NHTT. Vì đặc điểm này mà ngày nay NHTT là một công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng và phát triển. Đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa, có được sự nhận biết và sự trung thành của người tiêu dùng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Không tính đến chất lượng hàng hóa, việc làm cho người tiêu dùng biết đến hàng hóa đòi hỏi khoản đầu tư đáng kể có thể vượt quá ngân sách của nhiều doanh nghiệp. Với quy mô sản xuất nhỏ, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn khi phát triển một chiến lược marketing hiệu quả cho phép định vị sản phẩm và tạo danh tiếng cho cho hàng hóa để hấp dẫn người tiêu dùng. Vậy có lựa chọn nào cho doanh nghiệp. Cùng hợp tác là một chiến lược đúng đắn, sẽ khiến các doanh nghiệp này có thể phát triển một chiến lược marketing chung cho các sản phẩm của mình sử dụng các NHTT. Vì thực tế, thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải là vì quy mô của họ mà vì sự phân lập của họ.

Những quy định về NHTT không giống nhau ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể cũng như quan điểm lập pháp riêng mà họ có thể đưa ra các quy định cụ thể liên quan đến việc công nhận một nhãn hiệu là NHTT.

1.1.3. Chức năng của NHTT

Như chúng ta đã biết, người tiêu dùng khi lựa chọn một sản phẩm hay dịch vụ họ thường quan tâm đến nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ. Để người tiêu dùng có thể phân biệt một sản phẩm, dịch vụ nhãn hiệu phải chỉ được nguồn gốc của sản phẩm hay dịch vụ này. Điều này không có nghĩa là nhãn

hiệu phải thông tin cho người tiêu dùng về thông tin của sản phẩm như chủ sở hữu, nơi sản xuất...Chỉ cần cho người tiêu dùng có thể tin tưởng vào doanh nghiệp nhất định - là người đã sản xuất ra sản phẩm hay cung ứng dịch vụ mà không nhất thiết phải biết cụ thể về doanh nghiệp đó. Một khi lấy được niềm tin của người tiêu dùng trên thị trường cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã thành công trên con đường kinh doanh; đưa sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng. Thực tế đây là một vấn đề không phải dễ dàng đối với các doanh nghiệp, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng, mẫu mã rồi giá thành của sản phẩm...lúc đó mới tạo được ấn tượng và niềm tin đối với người tiêu dùng.

Chức năng chỉ dẫn nguồn gốc như trên đã cho thấy nhãn hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác. Chỉ khi nhãn hiệu cho phép người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm bán dưới nhãn hiệu đó với sản phẩm của doanh nghiệp khác trên thị trường thì lúc đó nhãn hiệu đã hoàn thành chức năng này. Điều này cho thấy các chức năng này tuy khác nhau nhưng thực tế nó phụ thuộc lẫn nhau và cần được xem xét cùng nhau.

Vậy NHTT có những chức năng như trên không. NHTT trước hết phải là một nhãn hiệu do đó nó cũng có chức năng như nhãn hiệu thông thường. Chúng ta có thể khái quát lại các chức năng của NHTT như sau:

a) Chức năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của NHTT

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đó là sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ. Các doanh nghiệp đều đưa ra những hàng hóa, dịch vụ đặc trưng riêng của doanh nghiệp mình để tạo nên một chỗ đứng riêng trên thị trường. Người tiêu dùng khi lựa chọn hàng hóa, dịch vụ chủ yếu dựa vào các dấu hiệu được sử dụng làm NHTT mà thành viên sử dụng nhãn hiệu gắn trên sản phẩm hay bao bì khi đưa ra thị trường. Như trên đã phân tích, không phải nhãn hiệu

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí