Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 2

Nghiên cứu các quy định của pháp luật các nước trên thế giới về bảo hộ NHTT;

Từ thực trạng bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT ở nước ta để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT.

Nhiệm vụ:

Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ đặt ra đối với tác giả của luận văn như sau:

Nghiên cứu để làm rõ về mặt lý luận của NHTT trong mối quan hệ với các đối tượng khác của quyền SHCN. Cụ thể tập trung nghiên cứu phân tích các đặc điểm, chức năng của NHTT, chỉ ra những nội dung cơ bản nhất của NHTT từ đó xây dựng các khái niệm về NHTT và bảo hộ NHTT.

Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHTT cụ thể là các dấu hiệu được sử dụng làm NHTT, điều kiện bảo hộ cũng như cơ chế và việc đăng ký NHTT trong sự so sánh với quy định của pháp luật các nước khác và quốc tế để thấy được những ưu điểm và hạn chế trong quy định của luật SHTT Việt Nam;

Nghiên cứu thực trạng bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT ở Việt Nam trong việc đăng ký, quản lý và sử dụng để tìm ra những điểm còn tồn tại. Qua đó đề ra những biện pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả trong vấn đề bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCH đối với NHTT. Bên cạnh quy định của pháp luật Việt Nam, luận văn cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước trên thế giới để so sánh đối chiếu với pháp luật Việt Nam. Ngoài ra,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

luận văn cũng nghiên cứu vụ việc điển hình trong thực trạng bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT, tìm ra những điểm còn hạn chế trong quy định của Luật cũng như trong thực tế thực hiện quyền đối với NHTT của chủ sở hữu.‌

- Phạm vi nghiên cứu.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 2

Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo hộ NHTT bao gồm các quy định của pháp luật trong việc đăng ký xác lập quyền đối với NHTT của Việt Nam và so sánh với một nước trên thế giới, luận văn không nhằm vào việc nghiên cứu các quy định của pháp luật trong việc thực thi quyền SHCN đối với NHTT.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh, khái quát hoá, phương pháp logic và phương pháp lịch sử trong việc phân tích và luận giải những vấn đề đã đặt ra. Đồng thời luận văn cũng kế thừa và sử dụng một số kết quả nghiên cứu, chuyên đề khoa học có liên quan đến bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT.

6. Những đóng góp mới của luận văn

Rất nhiều các đề tài nghiên cứu về nhãn hiệu nói chung, nhưng luận văn là tài liệu đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT tại Việt Nam. Luận văn đã có những đóng góp mới như sau:

Làm sáng tỏ về mặt lý luận về bảo hộ NHTT và đặc biệt là đưa ra các khái niệm khoa học liên quan đến NHTT như bảo hộ NHTT;

Làm rõ về hệ thống bảo hộ NHTT theo pháp luật Việt Nam;

Nghiên cứu pháp luật của một số nước về NHTT và phân tích so sánh đối chiếu với pháp luật Việt Nam;

Chỉ ra thực trạng đăng ký và sử dụng NHTT tại Việt Nam và xây

dựng các kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về NHTT.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung Luận văn bao gồm có ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bảo hộ NHTT

Chương 2: Luật SHTT và thực tiễn bảo hộ NHTT ở Việt Nam

Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ NHTT

…………………..

Chương 1‌

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ NHTT


1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của NHTT

1.1.1. Khái niệm

Mặc dù không phổ biến và được nhiều người biết đến như nhãn hiệu thông thường, NHTT cũng có vị trí và vai trò riêng của nó. Để hiểu khái niệm thế nào là NHTT, trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm về nhãn hiệu.

Trước khi Luật sở hữu trí tuệ ra đời, Nghị định 63/CP năm 1996 cũng đã có giải thích nhưng chưa đưa ra khái niệm về nhãn hiệu hàng hóa (Nghị định 63 sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa”). Tuy nhiên, những giải thích này còn sơ sài và chưa hiểu đúng bản chất thế nào là nhãn hiệu. Nghị định có giải thích “Nhãn hiệu hàng hoá” được hiểu là bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ. Thay vì giải thích thế nào là nhãn hiệu hàng hóa, nghị định chỉ đưa ra giải thích về mặt nội dung bao hàm của nhãn hiệu hàng hóa là bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ. Khắc phục những thiếu sót của Nghị định 63, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (SHTT) đã đưa ra khái niệm của nhãn hiệu trong phần giải thích từ ngữ như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Theo quy định của Luật SHTT, nhãn hiệu trước hết là một dấu hiệu. Dấu hiệu để đăng ký được với danh nghĩa là nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc một số màu sắc nhất định. Theo quy định nêu trên, thì những dấu hiệu không nhìn thấy được hoặc không được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định thì sẽ không được dùng làm nhãn hiệu. Quy định này đã loại trừ các loại nhãn hiệu là nhãn hiệu mùi vị hay âm thanh...Luật nhãn hiệu Mỹ khi coi các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu bao gồm cả dấu

hiệu mùi vị, âm thanh. Do vậy, chúng ta có thể thấy rằng quy định của Mỹ đã mở rộng phạm vi hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhưng không phải bất kỳ dấu hiệu nào cũng có thể được sử dụng làm nhãn hiệu mà dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Chức năng phân biệt là một yếu tố quan trọng khi xác định một dấu hiệu làm nhãn hiệu của một chủ thể.

Mặc dù NHTT không phổ biến như nhãn hiệu thông thường nhưng nó cũng có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của các sản phẩm, dịch vụ mang NHTT. Cũng giống như nhãn hiệu, trước khi Luật SHTT ra đời, Nghị định 63 cũng đã đưa ra một khái niệm về NHTT trong phần giải thích từ ngữ như sau: “NHTT là nhãn hiệu hàng hoá được tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng, trong đó mỗi thành viên sử dụng một cách độc lập theo quy chế do tập thể đó quy định”. Theo quy định của Nghị định 63 nêu trên thì NHTT là nhãn hiệu hàng hóa và được tập thể các cá nhân, pháp nhân cùng sử dụng theo một quy chế do tập thể quy định. Quy định này của Nghị định chỉ nêu bật được NHTT là gì và chủ thể của nhãn hiệu này là ai chứ không thể hiện được khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Trong khi đó khả năng phân biệt của nhãn hiệu là yếu tố vô cùng quan trọng khi xác định một dấu hiệu có phải là NHTT hay không. Khắc phục được các thiếu sót đó, Luật SHTT đã quy định tại điểm 17 của Điều 4 như sau: “NHTT là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”.

Để hiểu rõ hơn khái niệm NHTT, chúng ta cần hiểu trước tiên thế nào là “Tập thể”:Tập thể là một nhóm chính thức có tổ chức, thống nhất, thực hiện mục đích chung, phù hợp với lợi ích xã hội” [24].

Tập thể là một “Nhóm” chính thức, nhưng không phải bất cứ nhóm

nào cũng là một tập thể. Nhóm là một tập hợp người được thống nhất lại với nhau theo một mục đích và theo những mối quan hệ nhất định chẳng hạn như mối quan hệ công việc, học tập, vui chơi... Nhóm là một khái niệm rộng hơn tập thể.

Chúng ta sẽ xem xét “Tập thể” dựa trên trên những dấu hiệu sau đây:

Quan hệ tổ chức: Quan hệ tổ chức trong tập thể sẽ xác lập được những mối quan hệ rõ ràng, chặt chẽ giữa chủ thể quản lý và các thành viên. Hoạt động vì mục tiêu và lợi ích chung của tập thể. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể quản lý và thành viên được quy định chính thức và được tuân thủ chặt chẽ.

Quan hệ quản lý: Trong tập thể có sự phân chia chức năng, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể. Trong đó chủ thể quản lý sẽ chịu trách nhiệm điều hành, kiểm soát việc tuân thủ các quy định mà tập thể đã đặt ra, xử lý các hành vi vi phạm do việc không tuân thủ hoặc làm trái các quy định của tập thể...Hoạt động của các thành viên sẽ tuân theo sự quản lý của chủ thể quản lý và theo một sự chỉ đạo thống nhất có kế hoạch, có kỷ luật, quy chế hoạt động rõ ràng.

Quan hệ tài chính: Quan hệ tài chính trong tập thể sẽ hình thành nên các quỹ tiền tệ và hình thành nên mối quan hệ trong việc sử dụng và phân phối các quỹ tiền tệ. Lợi ích trong tập thể được phân chia công bằng cho các thành viên.

Mục đích hoạt động: Thực hiện một mục đích chung mà tập thể đề ra, phù hợp với sự phát triển và lợi ích của xã hội.

Những đặc điểm riêng của “Tập thể” nêu trên sẽ tạo nên những điểm khác biệt trong vấn đề sở hữu, trong tổ chức quản lý và sử dụng của NHTT mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở những phần sau.

Tuy nhiên, từ khái niệm NHTT sẽ thấy những điểm khác nhau so

với nhãn hiệu thông thường. Sự khác nhau đó được thể hiện trên các khía cạnh như sau:

Về chủ sở hữu: Không giống như nhãn hiệu thông thường, chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức, NHTT quy định chủ sở hữu chỉ có thể là tổ chức. Quy định này đã loại trừ cá nhân hoặc thương nhân là cá nhân được tham gia làm chủ sở hữu NHTT. Bởi lẽ, chức năng phân biệt ở của NHTT khác so với chức năng phân biệt của nhãn hiệu thông thường. NHTT dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu với tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức.

Về chủ thể có quyền sử dụng: Không những là chủ sở hữu mà các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT đều có quyền sử dụng NHTT.

Về chức năng phân biệt: NHTT dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Nếu nhãn hiệu thông thường có quy định phân biệt hàng hóa dịch vụ của các chủ thể khác nhau (chủ thể ở đây có thể là giữa các cá nhân với các cá nhân, giữa các cá nhân với tổ chức hoặc giữa các tổ chức với tổ chức) thì NHTT chỉ phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Tức là chức năng phân biệt ở đây chỉ giới hạn cho các chủ thể là các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT với các tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT đó. Như vậy, có thể thấy mục đích phân biệt của NHTT khác so với nhãn hiệu thông thường.

Tìm hiểu quy định của quốc tế và các nước chúng ta đều thấy những quy định khác nhau về NHTT dựa trên các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước.

(i) NHTT theo quy định của Công ước Paris

Công ước Paris có các quy định về NHTT nêu tại Điều 7bis. “Điều này buộc một nước thành viên chấp nhận việc nộp đơn và bảo hộ theo các điều kiện cụ thể do nước đó quy định, NHTT của “các hiệp hội”. Đây là hiệp hội các nhà sản xuất, chế tạo, phân phối, bán hàng hoặc các thương gia khác về hàng hóa được chế tạo hoặc sản xuất tại một nước, khu vực địa phương cụ thể hoặc hàng hóa có các đặc tính chung khác. NHTT của các quốc gia hoặc các cơ quan nhà nước khác không chịu sự điều chỉnh của các quy định này.

Để được áp dụng Điều 7bis, hoạt động của các hiệp hội sở hữu các NHTT phải không trái với pháp luật của nước sở tại. Hiệp hội không phải chứng minh rằng họ tuân thủ pháp luật của nước sở tại, nhưng việc đăng ký và bảo hộ NHTT của họ có thể bị từ chối nếu sự tồn tại của hiệp hội đó bị cho là trái với các quy định của pháp luật”.

Về chủ sở hữu: Do là những quy định khung để các nước có những quy định riêng phù hợp với điều kiện của nước mình nên chủ sở hữu NHTT được đề cập cũng mang tính khái quát, ví dụ phạm vi của “các hiệp hội” là chủ sở hữu NHTT được quy định trong Công ước là hiệp hội các nhà sản xuất, chế tạo, phân phối, bán hàng hoặc các thương gia khác...

Công ước cũng quy định “hiệp hội không phải chứng minh rằng họ tuân thủ pháp luật của nước sở tại, nhưng việc đăng ký và bảo hộ NHTT của họ có thể bị từ chối nếu sự tồn tại của hiệp hội đó bị cho là trái với các quy định của pháp luật”. Quy định này cũng thể hiện bản chất là những quy định khung để mỗi nước nước thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện của mình bởi lẽ “hiệp hội không phải chứng minh rằng họ tuân thủ pháp luật của nước sở tại”. Tuy nhiên, bên cạnh việc quy định việc không phải chứng minh rằng họ tuân thủ pháp luật của nước sở tại, Công ước cũng quy định việc đăng ký bảo hộ NHTT của họ có thể bị từ chối nếu sự tồn tại của hiệp hội đó bị cho là

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí