trình độ chuyên môn cao trong một số ngành nghề mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, phù hợp với nền kinh tế tri thức.
Để thưc
hiên
đươc
những vấn đề nêu trên qua những kinh nghiêm
của
Nhâṭ Bản thì Viêṭ Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp: Tiếp tục tổ chức rà soát, phát hiện, sửa đổi và bổ sung kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm thất
nghiệp; khẩn trương nghiên cứu xây dụng Luật Việc làm, trong đó có nội dung về bảo hiểm việc làm nhằm bổ sung các quy định nhằm hạn chế, ngăn ngừa thất nghiệp, đồng thời hoàn thiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện hành và quản lý lao động...; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp cho phù hợp với thực tế triển khai thực hiện chính sách, như: vấn đề đối tượng áp dụng, hỗ trợ học nghề, trình tự thực hiện (đăng ký có thể trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp), trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, chi phí cho hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và cán bộ của trung tâm giới thiệu việc làm đối với người thất nghiệp . Cần tăng cường công tác thông tin , tuyên truyền: về các chế độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức về bảo hiểm thất nghiệp, nhất là người lao động ở vùng sâu vùng xa, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục tổ chức các hội nghị tập huấn cho cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cán bộ nhân sự tại các doanh nghiệp, tổ chức. Xây dựng và thực hiện các biện pháp để quản lý lao động: Làm cơ sở cho việc xác định và nắm chắc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp . Tăng cường các điều
Có thể bạn quan tâm!
- Chế Độ Bảo Hiểm Chăm Sóc Lâu Dài
- Một Vài Nét Về Thực Trạng Và Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Bhxh Việt Nam Hiện Nay
- Bảo hiểm xã hội của Nhật Bản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
kiện để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trong đó bao gồm : Tăng cường cơ sở vật chất, cán bộ và kinh phí cho các trung tâm giới thiệu việc làm để tiếp nhận, giải quyết và quản lý người thất nghiệp; Hoàn thiện phần mềm quản lý bảo hiểm thất nghiệp để thực hiện trên phạm vi cả nước, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có liên quan; Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ
quan có liên quan: trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người lao động khi tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trước hết là ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tài chính, Nội vụ, Công đoàn.
3.4.3. Chế đô ̣ bảo hiểm y tế - Thưc
hiên
chế đô ̣ BHYT Quố c gia
Căn cứ trên kinh nghiệm của Nhâṭ Bản và xuất phát từ nhận thức khá rõ về những tiến bộ và khó khăn , hạn chế trong thực hiện BHYT ở nước ta hiện nay, các chuyên gia của WHO đă đóng góp những ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế , chính sách quản lý BHYT ở nước ta , tiến tới BHYT toàn dân như Nghị quyết của Đảng đã chỉ ra. Việt Nam cần thực hiện ngay BHYT xã hội quốc gia với luật định BHYT bắt buộc. Thực hiện ngay BHYT toàn dân. Bỏ tự nguyện để tăng tính tuân thủ. Tất cả công dân Việt Nam cư trú trong nước đều phải tham gia. Chính phủ chỉ hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, người cao tuổi và những người tàn tật (từ trợ cấp
tàn tật). Những người cư trú hợp pháp, không phải là công dân Việt Nam (như người nước ngoài làm việc ở Việt Nam ) phải mua , theo quy định của pháp luật. Nếu diện bao phủ rộng thì nguồn thu BHYT sẽ lớn đồng thời mức đóng
sẽ hạ, đảm bảo duy tŕ quỹ bền vững . Hơn nữa, nếu có nhiều mức đóng bảo
hiểm với quyền lợi thụ hưởng cao , thấp khác nhau thì những mức đóng góp cao có thể bù đắp cho những mức đóng thấp để ổn định quỹ. Tính bao trùm sẽ có khả năng chia sẻ cao và chia sẻ được cho tất cả mọi người, ai cũng có thể đóng góp đồng thời thu lợi từ hệ thống an sinh xă hội. Nếu hệ thống chỉ dành
để hỗ trợ cho người nghèo nó sẽ không thể thu hút sự hỗ trợ từ các thành phần khác trong xă hội. Thiếu sức sống bền vững, theo thời gian, hệ thống sẽ có nguy cơ thất bại. Với chính sách BHYT toàn dân, hệ thống có thể tự đảm bảo sự tồn tại của mình chứ không phải theo nguyên tắc nếu thiếu Chính phủ lại bù. Thay vì bao cấp cả xã hội, Chính phủ chỉ bao cấp cho nhóm không có khả
năng chi trả. Việc nâng đỡ cả hệ thống chỉ làm cho hệ thống thiếu hấp dẫn và
kém hiệu quả . Viêc
triển khai BHYT toàn dân sẽ : Huy động nguồn lực một
cách ổn định và công bằng, đủ để cung ứng các dịch vụ cơ bản cho người dân và bảo vệ người dân khỏi các rủi ro về tài chính khi ốm đau; Quản lý nguồn lực để chia sẻ rủi ro một cách công bằng với hiệu suất cao . Để thực hiện điều
này cần có cơ chế tái phân bổ điều ha
̣chi phí phát sinh . Quản lý ở ta đang có
tình trạng vùng nghèo bao cấp ngược lại cho vùng giàu. Do cơ chế, ngân quỹ đổ về vùng nào sử dụng nhiều hơn, mà vùng giàu lại luôn sử dụng ngân quỹ nhiều hơn, chi ngân quỹ cao hơn vùng nghèo; Tổ chức mua và thanh toán dịch vụ y tế nhằm mang lại kết quả tốt nhất về dịch vụ chăm sóc y tế với chi phí thấp nhất. Ở nước ta chưa có khái niệm mua dịch vụ y tế do vậy thiếu động lực cho việc các cơ sở y tế của cạnh tranh nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời giảm giá thành.
Ngoài ra , chế đô ̣BHYT quốc gia cần chú trong đêń các cơ sở khám
chữa bêṇ h tư nhân vì c hính sách BHYT là chính sách nhằm chăm sóc sức khỏe người dân tốt nhất, không vì mục tiêu lợi nhuận, là chính sách xã hội. Vì vậy, nếu cơ sở khám chữa bệnh nào đã ký hợp đồng khám chữa
bệnh với cơ quan Bảo hiểm xã hội thì mục tiêu đạt lợi nhuận từ hình thức này khó xảy ra. Thực tế đã chứng minh điều này , tại Việt Nam các doanh nghiệp bên ngoài kinh doanh thị phần bảo hiểm sức khỏe chiếm tỷ lệ chưa cao nhưng đa dạng về hình thức như bảo hiểm sức khỏe toàn diện, bảo hiểm sức khỏe cho giáo viên, bảo hiểm sức khỏe gia đình,…Vì vậy, cơ
quan Bảo hiểm xã hội cần sớm thành lập doanh nghiệp chuyên kinh doanh về BHYT; doanh nghiệp này sẽ phải thu thập thông tin, tham khảo đối tượng tham gia bảo hiểm sức khỏe tại các đơn vị bên ngoài để đưa ra những hình thức thích hợp nhằm kéo các đối tượng này về tham gia BHYT tự nguyện bổ sung ngoài phần BHYT bắt buộc. Muốn thực hiện được thì cải tiến quy trình cấp thẻ, mức phí phù hợp, cạnh tranh công bằng, liên kết với cơ sở khám chữa bệnh thay đổi quy trình khám bệnh và thanh toán. Thành lập doanh nghiệp chuyên kinh doanh về BHYT vẫn giữ được tính chất truyền thống của BHYT là mục đích an sinh khó nhưng vẫn có thể làm được. Lý do: Trong nhân dân có người giàu, người nghèo. Nếu thành lập được doanh nghiệp chuyên kinh doanh BHYT thì doanh nghiệp này sẽ chuyên về lĩnh vực BHYT và sẽ dùng những hình thức phù hợp để vận động được những người giàu tham gia BHYT tự nguyện, bổ sung từ đó góp phần san sẻ gánh nặng rủi ro, vì những đối tượng này nguy cơ bệnh tật không nhiều; Doanh nghiệp này sẽ kinh doanh những dịch vụ BHYT bổ sung ngoài phần BHYT căn bản đã đề cập ở phần trên; vì cơ quan Bảo hiểm xã hội cùng lúc thực hiện nhiều công việc thì sẽ không thể chuyên môn hóa công việc nào được (ví dụ: thu BHYT, kiểm tra tình hình chi BHYT tại các bệnh viện, theo dõi danh mục thuốc, ….) nên cần thiết phải có doanh nghiệp chia bớt rủi ro, cạnh tranh cùng các đơn vị bên ngoài; Rà soát những cá nhân sử dụng hai thẻ BHYT bắt buộc và tự nguyện để nhập thành một thẻ ( ví dụ: thẻ BHYT VIP) mang đặc điểm riêng phân biệt với thẻ BHYT có trước. Biến đổi hình thức thì phải kèm theo nội dung, chất lượng. Nghĩa là phải có những chế độ ưu tiên khi sử dụng thẻ BHYT VIP như mức thanh toán dịch vụ kỹ thuật cao tối đa hiện nay là 20 triệu đồng thì khi sử dụng thẻ BHYT VIP thì mức thanh toán tối đa sẽ cao hơn; hay khi điều trị nội trú thì được ưu tiên hơn, khi đi khám chữa bệnh trình thẻ thì được khám nhanh, thanh
toán tận nơi,… Doanh nghiệp chuyên kinh doanh BHYT sẽ hướng tới những đối tượng có thu nhập cao, người giàu và cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp, đa dạng về bảo hiểm sức khỏe vừa đảm bảo thực hiện chính sách an sinh, san sẻ rủi ro vừa làm tròn vai trò kinh doanh của mình khi cung cấp được hàng hóa tốt theo khuynh hướng “thuận mua, vừa bán”, hướng đến chất lượng phục vụ.
3.4.4. Xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội lâu dài để đảm bảo an sinh cho người cao tuổi
Theo quy định của Liên Hiệp quốc, người từ 60 tuổi trở lên được coi là người già. Tỉ lệ người cao tuổi liên tục tăng trong những năm qua không những đối với các nước phát triển mà với cả các nước đang phát triển. Và chính những nước đang phát triển mới là khu vự có tốc độ già hóa nhanh nhất. Việt Nam có vinh dự nằm trong tốp 10 những nước này. Theo số liệu trong Báo cáo “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: kinh nghiệm của Việt Nam” do PGS.TS Lương Ngọc Khuê trình bày tại Hội nghị Lão khoa Quốc tế lần thứ 2 được tổ chức tại Hà Nội ngày 14/11/2013, Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn thế giới về tốc độ già hóa trong giai đoạn 2010 – 2050. Hiện tại, tuổi thọ trung bình của Việt Nam là 73 tuổi. Như vậy sau 50 năm, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng thêm 33 tuổi, trong khi thế giới chỉ tăng 21 tuổi.
Trước bối cảnh già hóa dân số của nước ta hiện nay, việc xây dựng chế độ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe lâu dài là việc làm cần thiết để đảm bảo an sinh cho người già, chia sẻ gánh nặng chăm sóc người già giữa các thành viên trong xã hội. Chế độ này sẽ được thực hiện tốt hơn khi huy động khu vực tư nhân tham gia vào việc cung ứng các dịch vụ, trong đó nhà nước là cơ quan giám sát về chất lượng phục vụ.
KẾT LUẬN
Bảo hiểm xã hội là bộ phận lớn nhất, là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Do vậy, xây dựng và phát triển hệ thống BHXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân. Là một nước đang phát triển, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống BHXH, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển như Đức, Nhật Bản, Thụy Điển... Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa khác biệt nên khi vận dụng những bài học kinh nghiệm của nước bạn cần quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể, không dập khuôn máy móc, mà phải có sự chọn lọc, vận dụng linh hoạt, sáng tạo.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những đặc điểm cơ bản của hệ thống BHXH Nhật Bản, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện các chính sách BHXH của Nhật Bản, tác giả luận văn đã rút ra một số kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện các chế độ BHXH cũng như hướng cải cách BHXH để giải quyết các vấn đề nảy sinh. Bằng việc so sánh những điều kiện tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc thực hiện các chế độ BHXH cơ bản, tác giả luận văn đã đưa ra được một số gợi ý về chính sách để hoàn thiện các chế độ BHXH của Việt Nam. Một là, thực hiện hình thức Bảo hiểm hưu trí tự nguyện bổ sung; hai là, xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo hướng bảo hiểm việc làm cho người lao động; bà là, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế quốc gia với luật định Bảo hiểm y tế bắt buộc; bốn là, xây dựng chế độ bảo hiểm chăm sóc lâu dài để đảm bảo an sinh cho đối tượng người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số hiện nay.
Những bài học kinh nghiệm mà tác giả khái quát từ việc nghiên cứu hệ thống bảo hiểm xã hội Nhật Bản và những gợi ý về chính sách mà tác giả đề xuất trong đề tài này còn khiêm tốn và chỉ mang ý nghĩa tham khảo. Tuy vậy tác giả mong muốn đóng góp thêm một góc nhìn khác để nhận thức thêm về vấn đề bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển hiệu quả nó.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Mai Ngọc Cường (2009), “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Phan Văn Cừ (2008), “Một số quan điểm, phương hướng xây dựng và phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 10, tr.12.
3. Hoàng Mạnh Cừ, Đoàn Thị Thu Hương (2011), “Giáo trình Bảo hiểm xã hội”, Nxb. Tài chính, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Định (2008), “Giáo trình an sinh xã hội”, Nxb. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Định (2002), “Vấn đề an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 5, tr. 9.
6. Dương Phú Hiệp, Nguyễn Huy Dũng (1998), “Một số vấn đề phúc lợi xã hội của Nhật Bản và Việt Nam”, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Hà Nội.
7. Đỗ Thiên Kính (2005), “Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội”, Đề tài cấp Viện – Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
8. Trần Thị Nhung (2008), “Đảm bảo xã hội trong nền kinh tế Nhật Bản hiện nay”, Nxb. Từ điển bách khoa.
9. Justino Patricia (2006), “Khuôn khổ xây dựng tổng thể quốc gia về an sinh xã hội ở Việt Nam”, Tài liệu của UNDP Việt Nam.
10. Nguyễn Thị Kim Phụng (2005), “Giáo trình Luật an sinh xã hội”, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
11. Phan Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng (2009), “Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội (Phân tích thực tiễn ở Đồng Nai)”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Lê Thị Hoài Thu (2007), “Nghiên cứu pháp luật an sinh xã hội một số nước trên thế giới”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 9, tr. 15.
13. Đinh Công Tuấn (2008), “Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tiếng Anh
14. Toshiaki Tachibanaki (2002), “Social Security Reform in Japan in the 21st Century”, Kyoto University.
15. Shuzo Nishimura (2011), “Social Security in Japan”, National
Institute of Population and Social Security Research.
Website:
16. http://www.luatbaohiemxahoi.com
17. http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn
18. http://thuvienphapluat.vn
19. www.baohiemxahoi.gov.vn/