Một Số Biện Pháp Bảo Đảm Thực Hiện Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

có một chủ thể duy nhất đó là người lao động tự quyết định việc tham gia, mức đóng, phương thức đóng của chính mình.

Theo Điều 100 của Luật Bảo hiểm xã hội, mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:

- Về mức đóng:

Người lao động trích một phần từ thu nhập của mình để đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức đóng hàng tháng bằng 16% thu nhập của người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng 22%. Việc thay đổi tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội như trên để phù hợp với lộ trình tăng mức đóng của bảo hiểm xã hội bắt buộc, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình di chuyển lao động.

Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tùy theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

Do đặc điểm của loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện là việc quản lý, xác định mức thu nhập hàng tháng của người lao động là tương đối khó khăn, đặc biệt là đối với nông dân, người làm việc theo thời vụ… Do vậy, bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phép người lao động được tự xác định và kê khai mức thu nhập hàng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để phù hợp với điều kiện của mình, nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định (hiện nay là 450.000 đồng/tháng). Để đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện thì việc lựa chọn mức thu nhập này nên được tiến hành để người lao động đăng ký từ đầu năm và thực hiện ổn định trong suốt năm đó.

Tuy nhiên, tâm lý chung của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thông thường thường chọn mức đóng thấp do khả năng thu nhập hạn chế cũng như chưa hiểu rò việc đóng thấp sẽ đồng nghĩa với việc mức hưởng sẽ thấp,

mặt khác đa số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở khu vực phi kết cấu, do vậy khái niệm lương tối thiểu còn khá mới mẻ đối với họ nên trong quá trình thực hiện, hàng năm hoặc mỗi khi tiền lương thay đổi, cơ quan bảo hiểm xã hội cần cụ thể hóa mức thu nhập tối thiểu và tối đa đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để người lao động thuận lợi trong việc lựa chọn mức đóng của mình (nếu có thể xây dựng một ba rem mức đóng bằng 1 lần, 2 lần, 3 lần...,

20 lần mức lương tối thiểu để dễ dàng trong quá trình thực hiện).

Theo chúng tôi, mức đóng hàng tháng được quy định 5 mức: 20.000 đ;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

30.000 đ; 50.000 đ; 70.000 đ và 100.000 đ quy định như vậy để phù hợp với khả năng và điều kiện của mọi người có mức thu nhập khác nhau và thuận tiện cho công tác quản lý.

Ngoài phần đóng góp của người lao động, cũng khuyến khích các doanh nghiệp, các hợp tác xã … tùy theo điều kiện kinh tế có thể đóng thêm cho người lao động hoặc hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 13

- Về phương thức đóng:

Người lao động được lựa chọn một trong các phương thức đóng hàng tháng hoặc hàng quý hoặc 6 tháng một lần để phù hợp với điều kiện của mình.

Tuy nhiên, do đây là một trong những ưu tiên đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nên nếu lựa chọn đóng 3 tháng 1 lần hoặc 6 tháng 1 lần đều không phải đóng tiền lãi do đóng chậm hơn hàng tháng, cụ thể:

Mức đóng 3 tháng (hoặc 6 tháng) = Mức đóng hàng tháng X 3 (hoặc 6)

Theo chúng tôi, nên quy định linh hoạt có thể đóng hàng tháng, đóng 3 tháng, 6 tháng hoặc một lần cho nhiều năm tiếp theo phù hợp với đặc điểm lao động của các nhóm lao động khác nhau, phương thức mà người lao động đã lựa chọn có thể được thay đổi tùy theo khả năng của người lao động, ở

từng thời kỳ người lao động có thể tạm ngừng đóng một thời gian nếu phần lớn thu nhập do bị thiên tai, mất mùa hoặc những rủi ro khác gây nên.

Để tạo điều kiện cho những người lớn tuổi có thể tham gia bảo hiểm xã hội thì cũng nên quy định người lao động đã lớn tuổi có thể đóng bảo hiểm xã hội một lần thay cho nhiều lần, nhiều năm, đóng hàng tháng, nhưng ít nhất đã có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng.

* Chế độ và mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Hiện nay, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện 6/9 chế độ của bảo hiểm xã hội theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), riêng đối với chế độ thất nghiệp Việt Nam sẽ thực hiện vào năm 2009. Tuy nhiên, đối với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện do nhu cầu, khả năng, trình độ quản lý, tổ chức thực hiện, không thể thực hiện ngay cả 6 chế độ như bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chỉ thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn, đó là chế độ hưu trí và tử tuất. Trong Luật Bảo hiểm xã hội, chế độ hưu trí và tử tuất của loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại các điều 70, 71, 72, 73, 74.

- Chế độ hưu trí: Đây là chế độ bảo hiểm xã hội mà bất kỳ người lao động thuộc thành phần kinh tế nào đều mong muốn được thực hiện, để có tích lũy khi còn làm việc, khỏe mạnh, để có thu nhập ổn định khi về già hoặc gặp phải rủi ro, giảm bớt gánh nặng cho con cái hoặc cộng đồng. Cũng chính vì thế, hầu hết các nước trên thế giới đều nghiên cứu và thực hiện chế độ này.

- Chế độ tử tuất: Là chế độ đi cùng với chế độ hưu trí được người lao động mong muốn được tham gia để đảm bảo nguồn thu nhập cho gia đình khi từ trần.

Quyền hưởng bảo hiểm xã hội: Người lao động được nhận lương hưu hàng tháng khi đủ 60 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Quy định nam và nữ đều ở độ tuổi 60 mới được trợ cấp hưu trí là phù hợp với pháp lệnh người cao tuổi và phù hợp với mục đích của bảo hiểm xã hội tự nguyện và xu hướng nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ trong chính sách bảo hiểm xã hội

bắt buộc. Người đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng thì được hưởng đến khi qua đời. Pháp luật cũng quy định những trường hợp người lao động được nhận trợ cấp một lần khi ra định cư hợp pháp ở nước ngoài, bị chết khi đang tham gia đóng, bị chết khi đang hưởng trợ cấp hoặc khi chấm dứt hoàn toàn việc đóng bảo hiểm xã hội.

Mức lương hưu hàng tháng được tính căn cứ vào mức đóng và lợi nhuận từ đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội. Cụ thể: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tổng số tiền đóng góp cộng với lợi nhuận đầu tư cả quá trình đóng bảo hiểm xã hội, sau đó chia cho 180 tháng (15 năm là độ dài sống bình quân của những người sống sau tuổi 60). Phần lợi nhuận của giai đoạn sau khi hưởng trợ cấp được dùng để mua bảo hiểm y tế, bù một phần trượt giá của đồng tiền (dự kiến khoảng 3%/ năm) và cùng điều tiết, chia sẻ cho những người có độ tuổi thọ cao hơn tuổi thọ trung bình.

Đối với người đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu có chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và ngược lại, nhưng đến khi hết tuổi lao động mà chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí theo loại hình bắt buộc hoặc tự nguyện thì được chuyển đổi sang loại hình bảo hiểm xã hội mà sau khi chuyển đổi thì người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu.‌


3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

3.3.1. Về công tác tuyên truyền, phổ biến

Chính sách và chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho lao động nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện nước ta, vì vậy việc phổ biến tuyên truyền giáo dục, phổ cập quan điểm, nội dung chính sách cho người lao động là rất cần thiết và là một tất yếu cho quá trình thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng cho đối tượng lao động ngoài quốc doanh nước ta có những nét đặc thù, tính đặc thù đó thể hiện trước hết ở số lượng đối tượng tham gia đông (86% lực lượng lao động xã hội) với 31 triệu người, bao gồm nông dân, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, lao động tự do, lao động cá thể trong phạm vi toàn quốc. Mặt khác trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật lại rất hạn chế, vì vậy công tác tuyên truyền là rất cần thiết.

Pháp luật của Nhà nước ta do dân, vì dân. Do đó, xây dựng cũng như cơ chế giám sát thực hiện pháp luật nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng đều quán triệt phương châm "dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra" để chính người dân tự thấy được trách nhiệm của mình, cũng như quyền lợi được hưởng để tham gia bảo hiểm xã hội. Vì vậy, công tác tuyên truyền để dân biết, dân bàn về bảo hiểm xã hội là rất quan trọng.

Để thực hiện chủ trương mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho lao động thuộc các thành phần kinh tế có hiệu quả, ngoài việc tạo các yếu tố điều kiện về kinh tế - chính trị - xã hội, pháp lý thì việc nâng cao nhận thức, đảm bảo hiểu biết cần thiết cho người lao động là một giải pháp hết sức quan trọng để thực hiện chủ trương này.

Đời sống của người dân lao động nhìn chung là rất khó khăn nên điều kiện để đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội hạn chế, vì vậy nếu không có sự tuyên truyền để người lao động nhận thức, tự nguyện tham gia thì việc mở rộng đối tượng bảo hiểm xã hội cho lao động ngoài quốc doanh sẽ rất khó thực hiện có hiệu quả.

Từ đặc điểm ở trên, có thể nói công tác tuyên truyền, phổ cập chính sách bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm xã hội cho lao động ngoài quốc doanh là hết sức cần thiết, cần thực hiện triệt để đến từng người lao động.

- Nội dung công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội cho lao động ngoài quốc doanh.

Do tính chất phổ biến, đặc thù của đối tượng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện nêu trên, nên việc thông tin, tuyên truyền cho người lao động cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tuyên truyền cho người lao động về vai trò, tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội đối với đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, để họ nhận thức đúng, từ đó tự nguyện tham gia. Tuyên truyền nguyên tắc, nội dung chính sách về chế độ bảo hiểm xã hội để người lao động hiểu thực hiện.

+ Phổ biến các quyền lợi và điều kiện hưởng các quyền lợi đó cho người lao động. Đối với nội dung này, cần làm cho người lao động có niềm tin trong việc tham gia bảo hiểm xã hội. Để thực hiện mục đích này, cần trả lời cho người lao động hiểu được các nội dung: Tham gia bảo hiểm xã hội đóng cho ai, đóng góp bao nhiêu? quyền lợi và nguyên tắc được hưởng như thế nào, hưởng bao nhiêu. Đặc biệt đối với những quyền lợi được hưởng bảo hiểm xã hội, là nội dung cực kỳ quan trọng, những cũng rất nhạy cảm. Người nông dân thường rất thực tế, có lợi mới làm, nên cần phải tuyên truyền, phổ cập cụ thể, làm cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thấy rò cái lợi của loại hình bảo hiểm xã hội để họ tin tưởng tham gia.

- Về trách nhiệm các cấp các đoàn thể

Đối với tổ chức Đảng, đặc biệt là Đảng ủy xã và chi bộ Đảng cơ sở ở từng địa phương có nhiệm vụ quán triệt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng cho Đảng viên ở cấp cơ sở nắm, từ đó lãnh đạo quần chúng thực hiện. Đảng viên ở các địa phương là những người vừa gương mẫu tham gia, vừa là người gần dân, bám sát dân để vận động, tuyên truyền.

Hội đồng nhân dân các cấp: Là cơ quan lập pháp thuộc hệ thống quốc hội. Hội đồng nhân dân các cấp tham gia phổ cập, tuyên truyền sẽ rất có hiệu quả. Cùng với tổ chức cơ sở Đảng, Hội đồng nhân dân sẽ có vai trò quyết định trong việc làm cho chính sách chủ trương mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho lao động nông nghiệp và nông thôn thành hiện thực. Đặc

biệt hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát và quyết định những việc có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ này.

Hội nông dân Việt Nam các cấp đã có vai trò quan trọng đối với việc mở rộng bảo hiểm xã hội cho nông dân. Thực tiễn thời gian qua cho thấy Hội nông dân có khả năng vận động tuyên truyền có hiệu quả chủ trương này này đến từng người lao động sản xuất nông nghiệp. Do đó, hơn bao giờ hết, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm vừa là vì quyền lợi của nông dân, Hội nông dân trong thời gian tới cần thực hiện nhiệm vụ này thường xuyên và tham gia tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội cho nông dân có hiệu quả.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh cần có chương trình phổ biến rộng rãi kiến thức, nội dung chính sách bảo hiểm xã hội của Nhà nước cho các hội viên, đoàn viên của mình, hướng mạnh các hoạt động của các tổ chức cho công tác bảo hiểm xã hội, đảm bảo để các tổ chức trong xã hội đều có vai trò trong việc làm cho người lao động hiểu và tham gia chính sách xã hội quan trọng này của Nhà nước.

- Về cách thức tuyên truyền, phổ cập chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động ngoài quốc doanh.

Cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, các Hội, đoàn thể để có kế hoạch thông tin tuyên truyền kịp thời, sâu rộng về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được Nhà nước ban hành.

Tổ chức vận động bà con tham gia (có thể tiến hành theo các hội đoàn thể như hội ngành nghề, hội nông dân, hội phụ nữ…), nên thực hiện trước cho những địa phương ở vùng đồng bằng.

Thực tiễn của công tác thông tin, tuyên truyền, phổ cập luật pháp nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng trong thời gian qua cho thấy để chính sách, chế độ pháp luật đi sâu vào cuộc sống, thì ngoài trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, đoàn thể cần phải có phương thức tuyên truyền thích hợp để công tác này đạt hiệu quả.

Để công tác tuyên truyền, phổ cập nhận thức về bảo hiểm xã hội cho lao động ngoài quốc doanh có hiệu quả, cần thiết phải có các hình thức thích hợp. Do đặc điểm của lao động sản xuất nông nghiệp, lao động nông thôn là dân trí thấp, nên việc in sách báo tuyên truyền tập huấn, bồi dưỡng theo các lớp, hội thảo bị hạn chế. Đối với lao động nông nghiệp, việc thông tin, tuyên truyền theo các hình thức sau đây:

+ Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng các phương tiện như: Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình … để phổ biến chủ trương, quan điểm, nội dung, nguyên tắc: chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động là rất cần thiết và là hình thức dễ tiếp thu nhất hiện nay, ngoài hệ thống vô tuyến, chúng ta đã có hệ thống đài phát thanh, loa phóng thanh ở các địa phương đến từng cụm dân cư và hộ gia đình, nên trong các buổi phát sóng, cần đưa nội dung bảo hiểm xã hội phổ biến cho toàn dân. Đây là hình thức đơn giản, có thể thực hiện được dễ dàng và hiệu quả, nội dung phát thanh đưa trên vô tuyến cần ngắn gọn, cụ thể và phải được đưa nhiều lần để có điều kiện tiếp thu.

+ Quảng cáo bằng các tờ rơi, tờ bướm: phân phát các tờ quảng cáo đến từng hộ gia đình, đến từng người lao động, bằng việc phân phát tờ bướm giải thích nội dung cho người lao động về bảo hiểm xã hội là hình thức tốt nhất để người lao động hiểu.

+ Thành lập các đội công tác tự nguyện ở các huyện, xã, thị trấn do lực lượng thanh niên, hội phụ nữ làm nòng cốt xuống các xã, các đội sản xuất tuyên truyền, vận động. Các đội công tác này cũng có thể được thành lập trên cơ sở tận dụng lực lượng học sinh, sinh viên trong các kỳ nghỉ hề để thực hiện nhiệm vụ này. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong việc tổ chức các đội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2022