Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 14

thanh niên tuyên truyền, các phong trào để chóng tệ nạn xã hội phổ cập bổ túc văn hóa cho thấy đây sẽ là hình thức có hiệu quả cao. Trong thời gian tới, trong các chương trình đào tạo nghề chính quy và phi chính quy, các lớp đào tạo nghiệp vụ, ở các trường đưa thêm nội dung phổ cập kiến thức bảo hiểm xã hội cho người lao động, để khi tốt nghiệp ra trường họ có nhận thức về vai trò nội dung bảo hiểm xã hội để tích cực tham gia.

3.3.2. Các biện pháp kinh tế bảo đảm cho việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động ngoài quốc doanh

Để nông dân và lao động tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội, thì Nhà nước và các ngành địa phương cần thực hiện các biện pháp về kinh tế. Trong đó, một số biện pháp như: giải quyết việc làm để người lao động có việc làm, có thu nhập … ổn định, thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi lạm phát để bảo đảm thu nhập thực tế của người lao động. Tăng cường hiệu quả hoạt động quỹ bảo hiểm xã hội của hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc để hỗ trợ cho loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đồng thời Nhà nước và địa phương có chính sách hỗ trợ cho quỹ bảo hiểm xã hội nông dân và lao động ngoài quốc doanh. Chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp cụ thể sau đây:

Thứ nhất, giải quyết việc là để người lao động có thu nhập ổn định là biện pháp cơ bản nhất. Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thì năm 2005 cả nước ta có 42 triệu lao động, trong đó có 8% còn chưa có việc làm (thất nghiệp). Để người lao động có thu nhập tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội, thì giải quyết việc làm cho người lao động có tầm quan trọng, quyết định đến khả năng tham gia bảo hiểm xã hội của họ. Trong những năm trước mắt, giải quyết việc làm trên cơ sở:

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia giải quyết việc làm, phát triển sản xuất để tạo thêm việc làm cho người lao động. Trước mắt phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, mở thêm loại hình dịch vụ mới đáp

ứng nhu cầu cuộc sống xã hội, đa dạng loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ để thu hút lao động làm việc.

Mở mạng lưới trung tâm dịch vụ, giới thiệu việc làm, đảm bảo cho cung và cầu lao động dễ tiếp cận, gặp nhau. Để cho người lao động có thể tìm việc làm dễ dàng trong cơ chế thị trường, cần phát triển công tác dạy nghề, đảm bảo cho người lao động đều có nghề nghiệp.

Quản lý tốt lực lượng lao động chưa có việc làm (thất nghiệp) để từ đó có kế hoạch hỗ trợ công việc cho họ. Hiện nay, lao động thất nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố, lao động thiếu việc làm chủ yếu ở nông thôn. Do đó, các địa phương cần có biện pháp đăng ký, quản lý và tìm việc phân bổ kịp thời cho họ.

Thứ hai, đảm bảo để các hoạt động sản xuất của tập thể và người lao động phải thật sự có hiệu quả, để thu nhập của người lao động không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, mà còn có phần để tích lũy và đóng góp và quỹ bảo hiểm xã hội.

Thứ ba, thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cho người lao động có điều kiện tham gia BHXH. Hiện nay có 14 chương trình quốc gia và dự án có nội dung gắn với xóa đói giảm nghèo, trong đó lấy chương trình quốc gia giải quyết việc làm là nòng cốt, để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, các địa phương cần có các biện pháp cụ thể như: rà soát lại toàn bộ diện tích đất đai trên địa bàn, thu hồi diện tích đất cấp không hợp lý phân cho hộ nghèo, mở rộng quỹ tín dụng cho hộ nghèo vay để phát triển sản xuất, các địa phương cần có kế hoạch đào tạo nghề miễn phí cho người nghèo để họ tìm việc làm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thứ tư, để người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội, Ủy ban nhân dân, hợp tác xã tạo điều kiện cho người lao động đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội trên cơ sở sắp xếp lại quỹ của địa phương, của hợp tác xã, từ đó giảm những khoản đóng góp, khoản chi không cần thiết cho người lao động.

Những địa phương có điều kiện giành hẳn một phần đất để lập quỹ bảo hiểm xã hội (bao gồm đất bãi, đất đồi, đất ao hồ …) phần đất này cấp cho người lao động sản xuất nộp quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 14

3.3.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện

Giải pháp về công tác phối hợp: Cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan bảo hiểm xã hội với các địa phương, hội, đoàn thể trong việc vận động, tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở địa phương.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2006, bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2008, tức là chỉ còn 3 tháng. Để thực hiện chương trình này, cần nhanh chóng hình thành tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động.

Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tiến hành các công tác chuẩn bị, triển khai tập huấn cán bộ, cơ sở vật chất, hệ thống biểu mẫu, sổ sách để sẵn sàng triển khai, trong đó chú trọng áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thực hiện.

Việc tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện, vì bộ máy đã có sẵn từ Trung ương đến địa phương với kinh nghiệm trên 10 năm tổ chức và thực hiện bảo hiểm xã hội, trên cơ sở giao thêm chức năng, nhiệm vụ cho Ban Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nằm trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhưng về chính sách, đối tượng có khác hơn so với bảo hiểm xã hội bắt buộc, quỹ được hạch toán riêng. Bảo hiểm xã hội tự nguyện chủ yếu là quan hệ cá nhân người tham gia bảo hiểm xã hội và cơ quan bảo hiểm xã hội. Song có thể vận động, mời một số cơ quan đoàn thể như Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam … tham gia Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Một trong những điều kiện quan trọng, quyết định đến việc mở rộng chính sách bảo hiểm xã hội cho lao động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,

dịch vụ và khả năng tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội của Nhà nước. Điều kiện này thể hiện ở các nội dung sau đây:

Một là, việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho lao động ngoài quốc doanh phải có bước đi thích hợp, không thể ồ ạt, tràn lan, phải thực hiện ở phạm vi hẹp để rút kinh nghiệm và mở rộng dần từng bước cho người lao động.

Việc dự báo số người tham gia được thực hiện dựa trên giả định rằng đến năm 2008, mọi đối tượng có nhu cầu tham gia đều có thể tham gia. Điều này có nghĩa là nếu điều kiện chưa đầy đủ, có thể một số đối tượng sẽ không tham gia được. Phương án khả thi có thể là trong một số năm đầu, số lượng người tham gia còn ít và chỉ tập trung ở một số đối tượng, ví dụ như ngoài làm công ăn lương, người tự làm phi nông nghiệp ở khu vực thành thị và một số tỉnh vùng đồng bằng có mức sống khá, có điều kiện về cơ sở hạ tầng (đường sá, phương tiện giao thông, thông tin,…) tốt. Dần dần, mức độ tham gia sẽ được mở rộng sang các vùng kém phát triển, có điều kiện kém thuận lợi hơn.

Như vậy, cần chọn một số tỉnh, thành phố có thu nhập khá, đời sống kinh tế - xã hội phát triển trước, sau đó rút kinh nghiệm để mở rộng cho các tỉnh, thành phố khác, trong các địa phương được chọn làm trước cần căn cứ vào điều tra mức sống để phần chia thu nhập của người lao động ở các địa phương thành các nhóm giàu, trung bình và nghèo khó. Trên cơ sở kết quả phân chia đó, nên chọn lao động có thu nhập vào loại giàu để thực hiện trước. Ngoài ra, chính quyền địa phương và Nhà nước quan tâm để cho các đối tượng chính sách xã hội cũng có thể tham gia (như gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, người cô đơn ….)

Hai là, việc tổ chức bộ máy thực hiện sự nghiệp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông nghiệp và lao động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phải thuận lợi tạo điều kiện cho người lao động tham gia dễ dàng, tổ chức bộ máy quản

lý sự nghiệp bảo hiểm xã hội phải được tài chính theo địa phương (tỉnh, thành phố) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định mỗi tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng quản trị quỹ hưu cho lao động ngoài quốc doanh, thành phần hội đồng quản lý gồm đại diện của cơ quan lao động - thương binh và xã hội, tài chính và hội nông dân, hội đồng liên minh các hợp tác xã để giúp Ủy ban nhân dân theo dòi, giám sát các hoạt động của tài chính bảo hiểm xã hội này.

Tổ chức thu, chi bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thách thức lớn nhất đối với hệ thống quản lý và thu phí là mức độ phân tán cao của người tham gia, việc thu phí, quản lý và chi trả được dựa theo hệ thống tài khoản cá nhân, do đó nhất thiết phải vi tính hóa hệ thống quản lý. Ngoài ra, việc tối thiểu hóa chi phí quản lý và tối đa hóa hiệu quả sử dụng quỹ cũng là những nội dung rất quan trọng. Việc kết hợp các hoạt động thu phí bảo hiểm xã hội tự nguyện với thu thuế, với hoạt động của mạng lưới ngân hàng nông nghiệp hoặc với hệ thống bưu điện có thể giúp tiết kiệm chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Có thể thu, chi tại bảo hiểm xã hội quận, huyện hoặc tổ chức thu tại xã, phường giống như loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện, trên cơ sở người lao động có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội đăng ký tại xã, phường và định kỳ bảo hiểm xã hội quận, huyện cử cán bộ xuống thu. Trong tương lai, để thuận lợi trong quá trình thu và chi trả, tiến tới có thể người lao động đăng ký nộp theo tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội và nhận trợ cấp cho bảo hiểm xã hội trả thẳng vào tài khoản cá nhân của mình.

Việc ước tính số lượng người tham gia dựa trên giả định mức phí thấp nhất theo quy định của luật (16% x 600.000 đ/ tháng vào năm 2008), khoảng

100.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu xác định mức phí cao hơn, thì nhiều người sẽ cân nhắc việc tham gia của mình. Có thể nói thu nhập thấp vẫn tiếp tục là rào cản đối với nhiều người trong việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đối tượng tham gia thời gian đầu chủ yếu tập trung vào một số những đối tượng có khả năng tham gia vững chắc, ổn định như lao động trong các

trang trại, các hộ gia đình, người lao động thuộc đối tượng dôi dư đang có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nay mất việc làm, đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An (trên cơ sở nghiên cứu phương thức chuyển đổi cho những người có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện).

KẾT LUẬN


Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Nhà nước đối với người lao động ở bất kỳ quốc gia nào, bảo hiểm xã hội tồn tại khách quan trong đời sống xã hội. Trên cơ sở sự nhận thức đúng đắn của Đảng, nhà nước ta về tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội nên những năm gần đây, chính sách bảo hiểm xã hội đã được thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước; đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng, chế độ thu chi bảo hiểm xã hội được quy định lại, hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội được kiện toàn, hình thành quỹ bảo hiểm xã hội độc lập với ngân sách nhà nước, do một tổ chức thống nhất quản lý, bảo hiểm xã hội tự nguyện đã không còn sự bao cấp của Nhà nước.

Việc mở rộng phạm vi tham gia của hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc và hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời gian tới sẽ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng và toàn dân ta đang phấn đấu.

Được thụ hưởng các chế độ từ bảo hiểm xã hội tự nguyện do chính mình đóng góp, người lao động yên tâm lao động sản xuất, đóng góp sức lực, trí tuệ phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đưa đất nước lên vị thế ngày càng cao trên trưởng phát triển quốc tế.

Tuy nhiên, chính sách bảo hiểm xã hội, nhất là chính sách về bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn còn những điểm hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải đổi mới hoàn thiện không ngừng để đảm bảo tốt hơn cho đời sống người lao động, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Luận văn này đã phần nào nghiên cứu các quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện, cả về mặt văn bản pháp luật cũng như thực tế áp dụng những

quy định pháp luật vào các quan hệ bảo hiểm cụ thể, đưa ra được một số giải pháp nhằm đáp ứng đòi hỏi của các quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện trên thực tế.

Qua đây, tác giả của luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, và trước hết là các thầy cô giáo trong chuyên ngành Luật Kinh tế, các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo, định hướng nghiên cứu khoa học của TS. Nguyễn Hữu Chí, giảng viên chính khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, cơ quan, bạn bè, các đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ trong suốt khóa học và trong thời gian nghiên cứu, hoàn thiện luận văn.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí