Các đối tượng nêu trên gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Lý do phải đưa các đối tượng trên thành đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là vì:
Thứ nhất: Các yếu tố vi mô đảm bảo cho việc mở rộng chính sách bảo hiểm xã hội là: Đảng và Nhà nước cần phải tiếp tục đường lối chính của mình là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, để trên cơ sở đó xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội đảm bảo quyền lợi, quyền bình đẳng cho lao động làm việc ở mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định lâu dài và phải dân chủ hóa đời sống xã hội và nâng cao trách nhiệm công dân trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
Sau hơn 10 năm đổi mới phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nước ta đã thu được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, tiếp tục duy trì nền kinh tế đổi mới đó để nền kinh tế tiếp tục phát triển, đồng thời dân chủ hóa đời sống xã hội, đảm bảo quyền lợi và gắn liền với trách nhiệm của người lao động là những yếu tố vĩ mô, tạo điều kiện, môi trường cho chính sách bảo hiểm xã hội cho nông dân và lao động tiểu thủ công nghiệp ra đời và phát triển.
Thứ hai: Bất kỳ một chính sách nào của Nhà nước ban hành (trong đó có chính sách bảo hiểm xã hội) phải được dựa trên một loạt các điều kiện, các điều kiện này có mối quan hệ qua lại với nhau.
Do phần lớn đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội là lao động ngoài quốc doanh có đặc điểm thu nhập thấp, làm việc không có quan hệ lao động và trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, nên để chính sách bảo hiểm xã hội của Nhà nước sau khi ban hành có khả năng thực thi cần phải có ba điều kiện đó là: Điều kiện về kinh tế; Điều kiện về pháp lý và khả năng tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội của Nhà nước.
+ Điều kiện kinh tế: Điều kiện kinh tế thường là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để người lao động ngoài quốc doanh có thể tham gia bảo hiểm xã hội được hay không. Bởi điều kiện kinh tế thường liên quan đến việc đóng góp hình thành quỹ bảo hiểm xã hội của người lao động. Lao động hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì phải có khả năng đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội từ nguồn thu nhập của mình. Điều này có nghĩa là người lao động sản xuất để có thu nhập không những bù đắp chi phí sản xuất, trang trải chi tiêu cho cuộc sống, mà còn góp phần dư cho tương lai khi hết tuổi lao động, nguyện vọng và nhu cầu thật, thực tế của người lao động chỉ có thể đạt được khi làm ăn có tích lũy và đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội tức là nhu cầu khả năng đáp ứng hoặc nhu cầu có khả năng thanh toán.
Điều kiện kinh tế mở rộng bảo hiểm xã hội cho lao động ngoài quốc doanh xem xét theo ba vấn đề sau:
Một là, việc hoạch định chính sách bảo hiểm xã hội cho lao động ngoài quốc doanh phải dựa trên cơ sở thu nhập thực tế đảm bảo mức sống chung của người lao động và được nâng lên. Theo kinh nghiệm của các nước, bảo hiểm xã hội của một quốc gia muốn phát triển được thì GDP đầu người phải đạt khoảng 1.000 USD/người/năm trở lên, khả năng mở rộng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ tỷ lệ thuận với mức tăng GDP bình quân đầu người, hiện nay nước ta được xếp vào nhóm nước nghèo của thế giới với GDP bình quân đầu người chưa đầy 460 USD. Để người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội, thì Nhà nước, các ngành tạo điều kiện để người lao động có thu nhập ổn định, mức thu nhập bình quân phải từ 700.000 đ/tháng trở lên.
Hai là, hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của người lao động phải có lãi để không những tái sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng. Căn cứ vào điều kiện này, chúng ta có thể lượng hóa số lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội trên cơ sở thống kê số hộ gia đình có thu nhập khá trở lên, để từ đó lập kế hoạch và dự báo phát triển bảo hiểm xã hội cho những đối
Có thể bạn quan tâm!
- Những Kết Quả Bước Đầu Và Nhận Xét
- Quy Định Về Tổ Chức Thực Hiện Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Một Số Kiến Nghị Về Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Và Tổ Chức Thực Hiện Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Một Số Biện Pháp Bảo Đảm Thực Hiện Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 14
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
tượng này. Còn các hộ gia đình nghèo chỉ có thể thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho họ thông qua một số chính sách xã hội khác như xóa đói giảm nghèo trợ giúp xã hội. Nói chung với các hộ này phải được Nhà nước bảo đảm hỗ trợ nguồn kinh phí đóng bảo hiểm xã hội cho họ. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước và việc phân bổ ngân sách cho các vấn đề xã hội. Như vậy, tùy theo khả năng thực tế để quyết định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, có thể trước mắt nếu không có ngân sách, thì chỉ áp dụng bảo hiểm xã hội cho những lao động có thu nhập khá và có khả năng đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Ba là, người lao động ngoài quốc doanh sẽ quyết định tham gia bảo hiểm xã hội không tùy thuộc vào điều kiện cân đối thu chi ngân sách gia đình phải có dư trên cơ sở mức sống chung được nâng lên do sản xuất kinh doanh có lãi đảm bảo một phần tích lũy để tái sản xuất, phần còn lại chi tiêu cho cuộc sống phải ở mức trung bình trở lên, và phần dư để đóng bảo hiểm xã hội, sẽ không có người lao động nào nghĩ đến nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội, nếu mất cân đối ngân sách gia đình.
Tóm lại, xét về điều kiện kinh tế, thực chất đó là bài toán về tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phân phối thu nhập trong quy mô gia đình của người lao động. Người lao động phải có mức thu nhập khá trở lên, có tích lũy và để có thể đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội từ ngân sách gia đình.
+ Điều kiện pháp lý: Đây là điều kiện liên quan đến khả năng quản lý Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội, vai trò quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là tạo ra một khung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, là người bảo trợ cho hệ thống, sự nghiệp bảo hiểm xã hội thực hiện được các chức năng nhiệm vụ của mình là thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động, mà cần được thể chế hóa trong những ngành luật có liên quan như luật kinh tế, luật doanh nghiệp tư nhân, mới chỉ được đề cập đến vấn đề bảo hiểm xã hội. Để có điều kiện mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho lao động nông
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh thì vai trò quản lý Nhà nước cực kỳ quan trọng thể hiện ở các điểm sau đây:
Một là, cần phải tiếp tục thể chế hóa chính sách và pháp luật về bảo hiểm xã hội phù hợp với đối tượng mới tham gia bảo hiểm xã hội, nguyên tắc khi xây dựng chính sách chế độ bảo hiểm xã hội cho đối tượng này phải linh hoạt, cơ chế chính sách phải "mềm" để mọi người có thể tham gia. Ví dụ, đối với lao động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh do khả năng đóng góp thấp nên chỉ áp dụng 1 hoặc 2 chế độ bảo hiểm xã hội, mà trước mắt chỉ ban hành chế độ bảo hiểm xã hội tuổi già, còn các chế độ khác như ốm đau, thai sản thì người lao động tự lo. Hoặc việc quy định mức đóng và mức hưởng bảo hiểm xã hội không chỉ một mức như bảo hiểm xã hội bắt buộc cho công nhân viên chức nhà nước, mà nên quy định thành 2 hoặc 3 mức, tương ứng với mỗi mức đóng là một mức hưởng.
Hai là, Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện vai trò bảo trợ của mình đối với bảo hiểm xã hội cho người lao động nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mặc dù quỹ bảo hiểm xã hội tách ra khỏi ngân sách nhà nước nhưng vẫn phải có sự bảo trợ của Nhà nước về nguồn tài chính đảm bảo cho quỹ bảo hiểm xã hội không bị mất giá trị do bị trượt giá hoặc do những biến động chính trị, xã hội, thiên tai, địch họa … Đối với người lao động ngoài quốc doanh thuộc nhóm nghèo hoặc yếu thế, nếu xét về mặt nhân đạo cần phải đảm bảo cuộc sống cho họ thì Nhà nước phải có chính sách miễn giảm, đóng bảo hiểm xã hội hoặc dùng ngân sách Nhà nước để cấp bù cho họ.
Ba là, đảm bảo chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cho lao động ngoài quốc doanh nằm trong chính sách xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng, nguyên tắc hoạt động là lấy số đông đóng để số ít hưởng, bảo đảm quỹ luôn đủ chi trả trợ cấp và có phần dự phòng.
3.2.2. Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội thì "Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội" [12].
Điều đó có thể hiểu bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện để động viên, khuyến khích người lao động tiết kiệm thu nhập để tham gia nhằm tạo một quỹ tích lũy sử dụng bù đắp thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động, giảm bớt gánh nặng cho cộng đồng, gia đình, góp phần đảm bảo công bằng, an sinh xã hội. Đối với người lao động việc tham gia hay không hoàn toàn do bản thân người đó quyết định. Tính "tự nguyện" được thể hiện ở chỗ họ có quyền lựa chọn việc có tham gia hay không, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật để phù hợp với khả năng kinh tế của bản thân họ. Tuy nhiên khi người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì cũng phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Do bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mới, có đối tượng tham gia đa dạng, chủ yếu là người lao động ở khu vực phi chính thức, do vậy khi thể chế hóa các quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện để thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc như chính sách quy định rò ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thì "Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc", điều này có nghĩa là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không bao gồm các đối tượng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
- Người làm việc có thời hạn nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Việc xác định người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cần được phân biệt thật rò để thuận lợi trong tổ chức thực hiện và tránh việc doanh nghiệp "lách luật", không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, mà hướng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để trốn tránh trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đặc biệt đối với người sử dụng lao động là các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức và cá nhân khác có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động, cần quy định chặt chẽ về việc ký hợp đồng với người lao động.
Như vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nói chung còn rất rộng, có thể tạm chia thành hai nhóm như sau:
Nhóm 1: Người lao động đang trong độ tuổi lao động, có hoặc không có việc làm, nhưng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, kể cả những người làm việc theo hợp đồng lao động dưới 3 tháng.
Đây là nhóm có nhiều lao động chưa được tham gia bảo hiểm xã hội nhất và có nhu cầu lớn được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm:
- Nông dân, người lao động ở khu vực nông thôn;
- Những người thợ tiểu, thủ công nghiệp;
- Người tự tạo việc làm (đối tượng này có xu hướng ngày càng tăng như luật sư, bác sỹ hành nghề tự do, người môi giới, chuyên gia tư vấn độc lập…).
- Người lao động làm nghề sản xuất, dịch vụ, buôn bán nhỏ, người nội trợ...
- Thậm chí cả những đối tượng không có nhu cầu làm việc tuy nhiên họ có nguồn tài chính cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trong số những người này sẽ có những người có thu nhập ổn định, có thể tiết kiệm dành cho chi phí y tế, chăm sóc sức khỏe, nuôi con ăn học và tiết kiệm cho tuổi già và những người có thu nhập thấp, không ổn định, tuy họ cũng có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng điều kiện tài chính không đảm bảo vì không có khả năng tích tũy.
Khi mới tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chúng ta nên tập trung vào các loại đối tượng như những người lao động làm việc trong ngành tiểu, thủ công nghiệp và trong các làng nghề; những người lao động làm nghề buôn bán, dịch vụ và những hợp tác xã nông nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Nhóm 2: Những người đã từng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, hiện nay không còn tham gia nữa, nhưng vẫn chưa đủ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội cần thiết để nhận lương hưu khi hết tuổi lao động hoặc đang tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An có nhu cầu chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thay cho việc nhận trợ cấp một lần, như vậy người lao động vừa được đảm bảo đời sống khi về già vừa được lợi khi có thể tự mình quyết định mức đóng và thời gian đóng hiện tại phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và của gia đình.
3.2.3. Quy định về việc đóng và hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định 2 chế độ là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Trong thời kỳ đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương đối nhanh như hiện nay, kéo theo sự thay đổi về cơ cấu lao động, người lao động có thể di chuyển nơi làm việc giữa các tổ chức, thành phần kinh tế khác nhau vẫn có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội liên tục. Để đảm bảo sự bình đẳng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội theo cả hai loại hình bảo hiểm xã hội, thuận lợi trong việc liên thông giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, sắp xếp lại doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch lao động giữa các khu vực, trong Luật Bảo hiểm xã hội, các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện được thiết kế tương đối phù hợp theo các quy định của loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, phù hợp với lộ trình cải cách chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể:
* Về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội:
Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động nói cách khác là việc xác định nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, trước hết người lao động phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định, đây chính là nghĩa vụ cơ bản của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có đặc điểm tương đối khác so với bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thì hàng tháng cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh được thực hiện đúng bảo hiểm xã hội hàng tháng, hàng quý hoặc sáu tháng một lần). Còn đối với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ