Giải Pháp Về Tổ Chức Quản Lý, Cơ Chế Chính Sách


gian ngắn hơn. Trước mắt là khắc phục những yếu kém trong giải quyết các trường hợp vướng mắc liên quan đến nhiều phòng ban chức năng.

Ba là, tăng cường cán bộ cho bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ theo cơ chế “một cửa” thuộc phòng Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ, đảm bảo hồ sơ được tiếp nhận đúng quy định. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các phòng chức năng sử lý hồ sơ không phải trả lại tổ chức và công dân. Có như vậy mới đảm bảo thời gian hẹn trả, đồng thời thực hiện đúng yêu cầu nộp và nhận hồ sơ một nơi không đi lại nhiều lần, giảm lãng phí xã hội.

Bốn là, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ công chức. Để đảm bảo có được đội ngũ cán bộ công tâm, thạo việc BHXH coi trọng bồi dưỡng cập nhật chế độ chính sách mới, kiến thức quản lý nhà nước và trình độ công nghệ thông tin. Đồng thời, bồi dưỡng rèn luyện nâng cao tinh thần thái độ phục vụ để khi điều động, luân chuyển có thể bắt tay vào công việc mới không bị ảnh hưởng quy trình chung.

Năm là, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng suất làm việc hiệu quả công tác của cán bộ, công chức của cơ quan. Trong điều kiện hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin đang là yêu cầu khách quan trong sử lý công việc, cùng với việc tăng cường thiết bị công nghệ thông tin theo hướng 100% cán bộ giải quyết công việc đều được trang bị máy vi tính. Tích cực hoàn thiện các phần mềm đã có, tiếp nhận một số phần mềm mới như thu BHXH, theo dõi cấp phát sổ, trả lời giải đáp chế độ chính sách, BHXH, BHYT cho đối tượng tham gia BHXH, BHYT, thực hiện nối mạng liên thông với bộ phận “một cửa” ở các cơ sở là rất cần thiết.

3.2.2. Giải pháp về thông tin tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật Hiện nay số đối tượng tham gia BHXH ở tỉnh Ninh Bình còn thấp, nhiều người lao động, chủ sử dụng lao động chưa hiểu rõ về chính sách BHXH. Đặc biệt, người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp ngoài


quốc doanh nên chưa tham gia hoặc tìm cách trốn tránh nộp BHXH. Một trong những nguyên nhân trên là do công tác thông tin tuyên truyền về quyền lợi, nghĩa vụ, các tiện ích của BHXH đến các đơn vị sử dụng lao động và người lao động còn hạn chế. Để đẩy mạnh và tăng tính hiệu quả của công tác này cần thực hiện như sau:

- Phối hợp, liên kết chặt chẽ với báo chí phát thanh, truyền hình, thông qua báo chí để hướng dẫn, giới thiệu chính sách, nêu bật trách nhiệm của người sử dụng lao động phải quan tâm lợi ích hợp pháp của người lao động. Mặt khác, nêu rõ quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp trong việc tham mưu, bàn giải pháp để chủ doanh nghiệp có nhận thức và thái độ đúng trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động. Báo chí có thể phổ biến các kiến thức pháp luật về lao động, về Luật BHXH, về nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của người lao động khi tham gia BHXH. Bên cạnh đó, báo chí còn là cầu nối, đưa chính sách, chế độ mới về BHXH, BHYT đến người lao động, tạo điều kiện để các bên tham gia làm tròn trách nhiệm

- BHXH Tỉnh cần chủ động thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng như: văn hoá thể thao, truyền hình, đài, apphích... để tổ chức tốt công tác này như: tuyên truyền theo trọng điểm, theo đợt, phải đồng bộ... cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, dễ tiếp thu, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Sử dụng công nghệ thông tin, mở trang Web của ngành để cung cấp các văn bản chính sách về BHXH, thông tin hoạt động, hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận các thông tin phản hồi của người tham gia BHXH để xem xét điều chỉnh, nâng cao tính hấp dẫn của chế độ chính sách BHXH.


Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 14

- Tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, thi tuyên truyền viên giỏi về BHXH nhằm bổ sung nhận thức và khả năng tuyên truyền cho cán bộ công chức trong ngành. Đồng thời nâng cao ý thức của cộng đồng về BHXH.

Tổ chức các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm về hoạt động BHXH dưới các mặt: tổ chức, mở rộng mạng lưới thu, chi, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng của một số tỉnh điển hình có nhiều thành tích. Qua đó rút kinh nghiệm và bổ sung những khiếm khuyết trong qúa trình công tác của mình.

Đất nước ta bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với công tác truyền thông về các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, an sinh xã hội và BHXH nói riêng. Hệ thống BHXH cần đầu tư kinh phí cho công tác này nhiều hơn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tổ chức, thực hiện công tác tuyên truyền ở cơ sở tốt hơn góp phần tích cực thực hiện tốt mục tiêu BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân theo định hướng của Đảng.

3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý, cơ chế chính sách

Bảo hiểm xã hội Ninh Bình đã đạt được những kết quả quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH theo cơ chế mới, đã có những bước tiến vững chắc trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH; đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, phạm vi BHXH ngày càng mở rộng, Quỹ BHXH có số thu ngày càng lớn, các chế độ BHXH được thực hiện đúng, đủ, chính xác, kịp thời; được đối tượng và dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ; tiếp tục khẳng định sự đúng đắn về đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về BHXH.

Để đáp ứng yêu cầu mở rộng đối tượng, phạm vi BHXH, bên cạnh nhiều giải pháp quan trọng thì việc nâng cao năng lực quản lý của bộ máy BHXH là một trong những giải pháp then chốt.


Để phát triển, hội nhập, nâng cao vị thế của mình và vì an sinh xã hội, tổ chức BHXH phải đáp ứng sự đòi hỏi của đối tượng đang tham gia và hưởng BHXH; coi việc cung cấp, bảo đảm những dịch vụ tốt nhất cho đối tượng đang tham gia và hưởng BHXH là một trong những phương châm hoạt động để phát triển.

Để thực hiện tốt chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước, chúng ta phải nâng cao hiệu quả quản lý BHXH trên cơ sở cải thiện các bất cập nêu trên. Điều đó có nghĩa phải thay đổi phương thức quản lý từ hành chính thủ công sang phương thức quản lý hiện đại, chuyên nghiệp hơn phù hợp với đặc thù của ngành là tổ chức sự nghiệp công. Và ứng dụng CNTT là lựa chọn tất yếu để xây dựng phương thức quản lý hiện đại, chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý BHXH.

Tổ chức BHXH phải ứng dụng CNTT để đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm cung cấp, bảo đảm những dịch vụ tốt nhất đến các bên tham gia BHXH, đồng thời qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh với loại hình Bảo hiểm thương mại khi tuyên truyền, thực hiện BHXH tự nguyện. Để ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả ngoài việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ tin học cho cán bộ công chức trong ngành. Vấn đề thiết thực hơn nữa là mạnh dạn áp dụng các phần mềm quản lý BHXH. Đến nay, từng nghiệp vụ BHXH cụ thể như: Thu BHXH, giải quyết chế độ, chính sách, chi trả lương hưu trợ cấp, quản lý khai thác hồ sơ, cấp sổ BHXH, quản lý đối tượng... đều có các quy trình tác nghiệp cụ thể. Nhưng thực sự chưa hoàn thiện và thiếu sự phối kết hợp giữa các khâu nghiệp vụ. Việc áp dụng phần mềm quản lý chung, tổng quát cho phép các bộ phận tác nghiệp vừa có khả năng tác nghiệp chuyên sâu, vừa có sự trợ giúp thông tin của các bộ phận khác. Kết quả thực hiện một quy trình sử lý thông tin, ra quyết định sẽ nhanh, gọn, nâng cao hiệu quả công tác.


3.2.4. Giải pháp bổ sung nhằm tăng cường thu và mở rộng đối tượng

tham gia bảo hiểm xã hội

BHXH Ninh Bình chưa thực hiện tốt việc thu BHXH, BHYT bắt buộc theo tháng trong quy định của luật BHXH, vẫn còn để dồn vào các tháng cuối quý.

Việc trốn đóng BHXH đang diễn ra chủ yếu ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hình thức trốn tránh BHXH chủ yếu là khai man số lao động; hạ thấp quỹ lương đóng BHXH, thà chịu nộp phạt chứ không đóng BHXH.

Công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH ở một số BHXH các

huyện, thị xã, thị trấn chưa được chú trọng đúng mức.

Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH vẫn ở mức thấp, chưa xứng với tiềm năng của tỉnh. Trong số những đơn vị đã thực hiện, có nhiều đơn vị chỉ nộp hình thức, chiếu lệ cho số ít lao động; nộp không thường xuyên, không đầy đủ; nộp theo mức lương thấp bằng các thủ thuật như chỉ ký hợp đồng thời vụ, ngắn hạn, thậm chí không ký hợp đồng với người lao động… Có nhiều nguyên nhân khiến công tác thu BHXH khu vực ngoài Nhà nước gặp khó khăn: trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức về BHXH còn hạn chế; nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ, thiếu tính bền vững; nhiều chủ sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm tham gia BHXH hoặc cố tình né tránh; sự phối hợp kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng còn hạn chế; bản thân người lao động cũng thiếu hiểu biết về chính sách BHXH nên quyền lợi của mình không được thực hiện mà không biết…

Để mọi người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế đều được tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước “… tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động…”, BHXH tỉnh cần thực hiện các giải pháp như:


- Tổ chức các buổi thảo luận, hoặc xây dựng đề án nhằm đẩy mạnh mở

rộng đối tượng tham gia BHXH ở khu vực ngoài Nhà nước.

Đối với tình trạng trốn, nợ BHXH, để hạn chế, cần thực hiện đồng bộ các

giải pháp sau:

- Thực hiện nghiêm Luật BHXH đã được ban hành. Theo đó, sẽ hạn chế tình trạng ký hợp đồng lao động ngắn hạn của các doanh nghiệp để trốn đóng BHXH bằng cách chỉ cho phép doanh nghiệp ký hợp đồng lao động xác định thời hạn đến lần thứ hai, sau đó phải chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn. Xử phạt nghiêm minh thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với lãnh đạo các doanh nghiệp cố tình trốn, nợ và chiếm dụng tiền BHXH của người lao động. Phối hợp với ngân hàng trích nộp BHXH và lãi của số tiền này từ tài khoản doanh nghiệp hoặc phong tỏa tài khoản đến khi doanh nghiệp nộp đủ tiền. Để người sử dụng lao động không còn cơ hội trốn, nợ đóng BHXH, cần có hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH, đồng thời quán triệt sâu sắc cho cán bộ công chức, viên chức trong toàn ngành về Luật BHXH.

- Phải đưa vào hợp đồng lao động các điều khoản về BHXH một cách rõ ràng để người lao động ý thức được trách nhiệm của mình và doanh nghiệp trong việc tham gia BHXH.

- Công đoàn cơ sở nên đứng ra hợp tác với ngành BHXH để thực hiện thu tiền đóng góp BHXH của người lao động. Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nên có sự giám sát chặt chẽ trong việc hình thành và hoạt động của các công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trốn, nợ BHXH để công đoàn thực sự trở thành tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

- BHXH phối hợp với các cơ quan chức năng như Phòng LĐTBXH, Liên đoàn Lao động và các tổ chức công đoàn cơ sở tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành thường xuyên về việc thực hiện pháp luật lao động và Luật BHXH.


Đôn đốc các đơn vị trích nộp BHXH đúng, đủ, kịp thời hàng tháng là công việc khó khăn nhất hiện nay của ngành BHXH. Mặc dù trong các văn bản pháp luật đã quy định rõ nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng lao động về việc nộp BHXH hàng tháng. Nhưng tình trạng nợ đọng BHXH còn nhiều. Trên thực tế, một số đơn vị sử dụng lao động có những khó khăn khách quan trong những thời điểm nhất định như thiếu vốn, nợ không thu hồi được, sản phẩm ứ đọng… nên chậm nộp BHXH. Tuy nhiên, số đơn vị tham gia BHXH có khó khăn thực sự không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng chậm nộp BHXH là ý thức chấp hành pháp luật không nghiêm của các đơn vị sử dụng lao động nhưng chưa được xử lý kiên quyết.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, đảm bảo thu kịp thời cho quỹ BHXH

cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau đây:

Một là, cán bộ phải bám sát cơ sở, kịp thời đối chiếu xác định số phải nộp BHXH của đơn vị. Thường xuyên đôn đốc đơn vị thực hiện nghĩa vụ trích nộp BHXH. Đây được coi là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay.

Hai là, sử dụng các biện pháp được pháp luật cho phép để thu BHXH.

Hiện tại, Chính phủ cho phép sử dụng các biện pháp sau để buộc các đơn

vị đóng BHXH đúng kỳ hạn

- Yêu cầu Ngân hàng, Kho bạc trích trừ trên tài khoản của đơn vị.

- Tính lãi chậm nộp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với các

khoản chậm nộp từ 30 ngày trở lên

- Yên cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính

- Truy tố theo pháp luật

Việc xử lý theo các quy định trên thực tế gặp một số khó khăn. Ví dụ, yêu cầu ngân hàng khấu trừ trên tài khoản nhưng đa số các ngân hàng né tránh vì muốn giữ khách hàng hoặc đơn vị không có tiền trên tài khoản.


Việc tính lãi chậm nộp hiện chưa có hướng dẫn thống nhất cách tính và thu lãi cũng rất khó khăn khi đơn vị không có nguồn nộp. Việc xử phạt hành chính thì do mức phạt nhẹ nên không đủ khả năng răn đe… Tuy nhiên, ở đây chưa có cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan để xử lý kiên quyết. Để thực hiện, trong toàn hệ thống BHXH cần có những quy định cụ thể và thống nhất.

Ba là, cần phối hợp tốt với các cấp uỷ Đảng, cơ quan chủ quản doanh nghiệp, Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp, và các tổ chức khác thông qua chức năng quản lý của mình đôn đốc đơn vị thực hiện đúng các quy định về trích nộp BHXH.

Thực tế cho thấy, các đơn vị sử dụng lao động chịu nhiều sự chỉ đạo, quản lý, đánh giá của các tổ chức khác nhau. Nếu BHXH phối hợp tốt với các đơn vị này sẽ có nhiều khả năng để thực hiện hiệu quả dịch vụ thu BHXH nói riêng và các dịch vụ khác về BHXH nói chung.

3.2.5. Giải quyết tốt mối quan hệ bảo hiểm xã hội với các loại hình bảo hiểm khác trên địa bàn

BHXH là một trong những nội dung của BH nói chung. Sự phát triển của BHXH không nằm ngoài những vấn đề của BH và kinh tế bảo hiểm. Vì vậy, thực hiện tốt mối quan hệ giữa BHXH với các loại hình bảo hiểm khác (BH con người, BH tài sản, BH trách nhiệm dân sự...) là những giải pháp cần quan tâm trong thời gian tới.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dịch vụ bảo hiểm khác nhau. Theo tạp chí Tài chính số 1/2005 trang 56, đến nay các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp trên các sản phẩm bảo hiểm thuộc 3 lĩnh vực chủ yếu: BH con người, BH tài sản, BH trách nhiệm dân sự... Để tổ chức quản lý có hiệu quả các loại bảo hiểm trên. Một mặt phải đi sâu vào chi tiết chuyên môn của từng loại bảo hiểm để phát hiện nhu cầu, thị hiếu, những khiếm khuyết và mặt

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí