Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 15


tích cực so với yêu cầu thực tế. Mặt khác phải liên kết các loại bảo hiểm theo hiệp hội chung, nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong hệ thống liên kết ngành. Trên tinh thần ấy, ở Ninh Bình cần phối hợp tốt BHXH với các loại hình BH khác như BHXH có tính chất bắt buộc, pháp lý, tạo ra những ràng buộc có lợi cho cả ba bên: Nhà nước, ngành BHXH và bản thân người lao động, từ đó hình thành tâm lý yên tâm, nâng cao nhận thức và trách nhiệm dân sự trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của xã hội. Khi hoạt động BHXH đã thực hiện tốt, thường xuyên, ổn định sẽ góp phần nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân, hiểu biết sâu sắc thêm về lợi ích của các loại hình bảo hiểm thương mại khác. Các loại hình bảo hiểm thương mại sẽ hướng vào việc bổ sung những thiếu sót của BHXH để hoàn thiện và tạo ra tính an toàn chung với mọi hoạt động knh tế - xã hội trong đời sống. Việc thực hiện BHXH có tính chất bắt buộc, coi đó là nghĩa vụ của các cá nhân và tổ chức phải thực thi theo luật. Hoạt động này chỉ thực hiện trong một số lĩnh vực đặc thù nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng. BHXH liên kết BHTM (con người, tài sản) sẽ phát huy được tính tự giác của các đối tượng. Liên kết BHXH với các loại hình BHXH khác không chỉ dừng lại hình thức. Trong tổ chức, quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng cũng có thể hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt quản lý và sử dụng nguồn quỹ thu BHXH. Trong nhiều trường hợp bảo hiểm thương mại cần nguồn chi lớn cho các hoạt động đột biến xảy ra, khi mà BHXH lại chi có tính chất thường xuyên ổn định. Sự hỗ trợ lẫn nhau trong quản lý và sử dụng vốn sẽ tạo ra tính ổn định chung. BHXH Ninh Bình kết hợp tốt nội dung trên hoạt động sẽ đi vào chiều sâu, ổn định và tăng trưởng tốt.

3.2.6. Các giải pháp về vấn đề chi bảo hiểm y tế trong quỹ bảo hiểm

xã hội


Để khắc phục tình trạng chi trả cho BHYT vượt quá khả năng quỹ BHXH, trước mắt hai ngành BHYT và Sở Y tế cần phải phối kết hợp tổ chức thực hiện Nghị định 63/NĐ-CP tốt hơn nữa trong công tác quản lý khám chữa bệnh BHYT. Hạn chế tối đa chi phí y tế không hợp lý, giảm dần tình trạng bội chi quỹ. Ngành Y tế giao cho các bệnh viện tuyến huyện, BHXH tỉnh giao cho BHXH các huyện cùng phối hợp rà xoát thêm những trạm y tế trên địa bàn mình quản lý nếu có đủ điều kiện ký thêm hợp đồng KCB BHYT năm 2006, nâng tỷ lệ trạm y tế đăng ký KCB BHYT lên khoảng 75%, để giảm tải tại các bệnh viện huyện, tỉnh đáp ứng nhu cầu 100% người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở, tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2010. Đặc biệt đối với bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện tuyến II theo phân tuyến chuyển viện của Bộ y tế, do đó chỉ tiếp nhận 30.000 thẻ BHYT đăng kí khám chữa bệnh ban đầu để tiếp nhận bệnh nhân nặng do tuyến dưới chuyển lên. Tập trung vào các chuyên khoa sâu, khẳng định là cơ sở KCB đầu ngành của tỉnh. Tăng cường các biện pháp quản lý tốt việc chuyển viện, hạn chế tối đa chuyển lên tuyến trên. Tích cực thực hiện công tác kiểm tra tại các cơ quan khám chữa bệnh, các trạm y tế ở các xí nghiệp, công ty nhằm hạn chế tình trạng cấp giấy nghỉ việc tràn lan để hưởng BHXH. Đồng thời hai ngành BHXH và Sở y tế cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền chính sách BHYT tới mọi tầng lớp nhân dân, giúp nhân dân hiểu rõ hơn tính cộng đồng và nhân đạo sâu sắc mà BHYT mang lại và tự nguyện tham gia BHYT nhằm đảm bảo nguyên tắc lấy số đông bù lại số ít, đảm bảo khả năng cân đối quỹ BHYT trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân và chăm sóc sức khỏe toàn dân của Đảng và Nhà nước.

Để đảm bảo cân đối thu, chi BHYT với mức thu một phần viện phí, BHXH Việt Nam cho rằng, mức đóng BHYT của đối tượng bắt buộc phải tương ứng với mức viện phí là 5% lương (hiện nay là 3%). Người nghèo và


trẻ em dưới 6 tuổi có mức đóng bình quân bằng 3% lương tối thiểu, đối tượng tự nguyện nhân dân có mức đóng tương đương với mức hưởng, trường hợp nếu mức đóng của đối tượng tự nguyện tương đương mức bình quân chung của đối tượng bắt buộc thì được hưởng quyền lợi như bắt buộc. Đồng thời đề nghị Chính Phủ sớm sửa đổi Điều lệ BHYT, theo đó, qui đinh rõ hơn về gói quyền lợi BHYT cơ bản, phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của người tham gia BHYT. Ngoài ra, không đưa những chi phí điều trị thuộc dạng như tai nạn giao thông, điều trị các bệnh bẩm sinh... vào gói quyền lợi BHYT.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

kết luận


Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 15

Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và nhà nước ta. Thực chất đây là chính sách đối với con người nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu tất yếu của người lao động, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lao động hơn nữa là an toàn xã hội. Chính sách bảo hiểm xã hội còn thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và trình độ quản lý của mỗi quốc gia. Trong chừng mực nào đó, bảo hiểm xã hội thể hiện tính ưu việt, tính nhân văn của mỗi chế độ xã hội.

Sau 12 năm, hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập, đi vào hoạt động, tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc đã giải quyết được những vấn đề cơ bản, có tác dụng nhiều mặt trong việc đảm bảo an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, chính sách bảo hiểm xã hội không phải xây dựng mới hoàn toàn mà là sự kế thừa chính sách bảo hiểm xã hội trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Chính vì vậy mà chính sách bảo hiểm xã hội hiện hành không tránh khỏi những bất cập như: mối quan hệ giữa đóng góp và hưởng thụ, những bất cập về lương hưu của những người nghỉ trước tháng 4/1993, trước tháng 9/1985 với những người nghỉ hưu sau 01/01/1995; phạm vi, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã được mở rộng. Để khắc phục những bất cập và hạn chế của chính sách bảo hiểm xã hội, xây dựng một chính sách bảo hiểm xã hội phù hợp với sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế nhiều thành phần, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, chủ sử dụng lao động và phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong giai đoạn hịên nay. Việc đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội, củng cố và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội là hết sức cần thiết.


Với mục đích nghiên cứu đã đặt ra, dựa trên cơ sở nghiên cứu BHXH Ninh Bình, kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn của một số tỉnh, luận văn đã tổng hợp được những vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu thực trạng BHXH ở Ninh Bình và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHXH tỉnh Ninh Bình.

Tác giả mong muốn các giải pháp đưa ra ở trên sẽ được áp dụng trong thực tiễn, góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của BHXH Ninh Bình. Do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu và nhận thức của mình, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những ai có quan tâm đến vấn đề nghiên cứu này để luận văn được hoàn thiện hơn.


Danh mục tài liệu tham khảo


1. Bảo hiểm Xã hội Ninh Bình (2007), Báo cáo quyết toán chi BHXH các năm từ 1995 - 2007.

2. Bảo hiểm Xã hội Ninh Bình (2007), Báo cáo 10 năm xây dựng và trưởng

thành (1997 - 2007).

3. Bảo hiểm Xã hội Ninh Bình (2007), Báo cáo kết quả thu BHXH các năm

2003 - 2007.

4. Bảo hiểm Xã hội Ninh Bình (2007), Báo cáo kết quả giải quyết chính sách BHXH các năm 2003 - 2007.

5. Bảo hiểm Xã hội Ninh Bình (2007), Công tác mở rộng đối tượng tham

gia BHXH từ năm 2003 đến năm 2007.

6. Bảo hiểm Xã hội Ninh Bình (2007), Báo cáo giám định chi BHYT các năm 2003-2007.

7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1998), Tạp chí BHXH số 12.

8. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2000), Chương trình phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2010.

9. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2001), Tạp chí BHXH số 7.

10. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2003), Lộ trình mở rộng đối tượng tham gia

BHXH theo Nghị định 01/2003/NĐ-CP, tháng 5/2003.

11. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2005), Báo cáo 10 năm xây dựng và trưởng

thành (1997 - 2007).

12. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2007), Quyết định 902/QĐ/BHXH ngày 26/6/2007 về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc theo Luật BHXH.

13. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (1993), Một số công ước của Tổ

chức lao động quốc tế (ILO), Nxb Lao động, Hà Nội.

14. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2001), Bảo hiểm xã hội, những điều cần biết, Nxb Thống kê, Hà Nội.


15. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (1999), Dự án phát triển và đào tạo

BHXH. Hỏi đáp về BHXH, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

16. Chính phủ (1995), Nghị định số 19/CP ngày 16/2/1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

17. Chính phủ (1999), Nghị định 152/1999/NĐ-CP (1999) quy định về người lao động ra nước ngoài làm việc.

18. Chính phủ (2002), Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

19. Chính phủ (2002), Quyết định số 20/2002/QĐ-TTG về việc chuyển giao

BHYT sang BHXH Việt Nam quản lý.

20. Chính phủ (2003), Nghị định 121/2003/NĐ-CP quy định chế độ BHXH đối với cán bộ, công chức, xã, phường, thị trấn.

21. Chính phủ (2003), Nghị định 89/2003/NĐ-CP ban hành điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

22. Điều lệ BHXH (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Phạm Duy Đỉnh (2006), Dịch vụ BHXH ở Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc

sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..

24. Hệ thống các văn bản quy định hiện hành về chính sách BHXH (2003),

Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

25. Hội đồng Bộ trưởng (1985), Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 về việc bổ sung, sửa đổi một số chế độ về TBXH.

26. Hội đồng Chính phủ (1961), Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 ban hành kèm theo Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước.

27. Đặng Ngọc Liên (2004), Quản lý thu BHXH đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.


28. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 26, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Một số văn bản quy phạm pháp luật và văn bản của ngành hướng dẫn

thực hiện BHXH, BHYT (2007) BHXH Việt Nam.

30. Những văn bản hướng dẫn mới về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, BHXH, thi đua khen thưởng (2000), Nxb Lao động, Hà Nội.

31. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bảo

hiểm xã hội, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

32. Quy định mới của Pháp luật về Lao động tiền lương và BHXH (Theo Bộ luật lao động mới sửa đổi, bổ sung năm 2002 (2002), Nxb Lao động, Hà Nội.

33. Đỗ Văn Sinh (2006), Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam, Luận án

Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

34. Tạp chí Bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2008.

35. Tạp chí Đảng Cộng sản Việt Nam.

36. Thời báo tài chính.

37. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003 về việc ban hành Quy chế tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

38. Tổng cục Thống kê (2000), Niên giám thống kê năm 2000, Hà Nội.

39. Tổng cục Thống kê (2001), Niên giám thống kê năm 2001, Hà Nội.

40. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê năm 2002, Hà Nội.

41. Tổng cục Thống kê (2003), Niên giám thống kê năm 2003, Hà Nội.

42. Tổng cục Thống kê (2004), Niên giám thống kê năm 2004, Hà Nội.

43. Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê năm 2005, Hà Nội.

44. Trường Đại học Công đoàn (2006), Giáo trình kinh tế bảo hiểm, Nxb Lao

Động, Hà Nội.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí