Đối Tượng Hợp Đồng Bảo Hiểm Thân Tàu


trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm” (khoản 1, mục 2, điều 226).

Tuy nhiên Bộ luật hàng hải Việt nam 2005 chỉ đưa ra khái niệm “hành trình đường biển” mà không định nghĩa khái niệm này.

Như vậy, qua phân tích ở trên, có thể định nghĩa hợp đồng bảo hiểm thân tàu như sau: Hợp đồng bảo hiểm thân tàu là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải mà theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải do các rủi ro được bảo hiểm xảy ra trong một hành trình đường biển gây ra cho đối tượng bảo hiểm, theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.

2.2 Đối tượng hợp đồng bảo hiểm thân tàu

Đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu là bản thân con tàu, bao gồm cả tàu đang đóng. Tuy nhiên các nước có những quy định rất khác nhau về đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu.

Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 quy định đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu là “bản thân con tàu, bao gồm cả các trang bị của tàu và lương thực, những đồ dự trữ cho sĩ quan, thủy thủ, tiền ứng trước để trả lương cho thủy thủ và những chi phí khác (nếu có) để làm cho con tàu thích hợp đối với chuyến đi hoặc cuộc hành trình”. Đối với tàu chạy bằng hơi nước, Luật bảo hiểm hàng hải Anh còn quy định đối tượng bảo hiểm bao gồm cả máy móc, nồi hơi, than và những thứ dự trữ để chạy máy. Trường hợp tàu tham gia một chuyến buôn bán đặc biệt thì đối tượng bảo hiểm phải bao gồm cả những đồ dùng thông thường cần cho chuyến buôn đó [6; đ2, đ 16].

Bộ luật hàng hải Trung quốc quy định đối tượng bảo hiểm thân tàu là bản thân con tàu, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị trên tàu, nhiên liệu, vật phẩm dự trữ, lương thực thực phẩm, phụ tùng, nước ngọt [7; đ 218-219].


Bộ luật thương mại hàng hải Ucraina và Liên Bang Nga chỉ nhắc đến đối tượng bảo hiểm mà không định nghĩa khái niệm này. Qua các quy định có thể đối tượng bảo hiểm là giá trị thực tế của con tàu vào thời điểm bảo hiểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Theo Bộ Luật Hàng hải Việt nam, đối tượng bảo hiểm thân tàu có phạm vi nhỏ hơn so với Luật bảo hiểm hàng hải Anh, chỉ gồm “bản thân con tàu, bao gồm vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị, phụ tùng dự trữ của tàu”. Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận giữa các bên, đối tượng của bảo hiểm còn có thể được mở rộng để bao gồm cả tiền lương ứng trước cho thuyền bộ và chi phí chuẩn bị chuyến đi [1; đ 201, đ 210], [2; đ 227]

Trang thiết bị phụ tùng cần thiết của tàu vẫn được coi là đối tượng bảo hiểm ngay cả trong trường hợp những trang thiết bị và phụ tùng đó thuộc tài sản của chủ tàu hay do chủ tàu đi mượn, đi thuê, miễn là những trang thiết bị phụ tùng đó cần phải có trên tàu do yêu cầu bắt buộc của đăng kiểm hoặc cơ quan an toàn hàng hải.

Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới - 7

Có thể thấy đối tượng bảo hiểm thân tàu trong quy định của Luật bảo hiểm hàng hải Anh được quy định rất cụ thể và đầy đủ. Quy định đối tượng bảo hiểm thân tàu phải nhất thiết bao gồm cả lương thực, những đồ dự trữ cho sĩ quan, thủy thủ, tiền ứng trước để trả lương cho thủy thủ và những chi phí khác (nếu có) để làm cho con tàu thích hợp đối với chuyến đi hoặc cuộc hành trình là rất cần thiết, bởi nó ràng buộc người được bảo hiểm phải bảo đảm những yêu cầu cần thiết cho một chuyến hành trình an toàn trên biển, tránh trường hợp người được bảo hiểm vì mục đích giảm chi phí chuyến đi và chi phí bảo hiểm mà không trang bị đầy đủ cho tàu.

Đối tượng bảo hiểm thân tàu phải là tàu hợp pháp, nghĩa là được đóng và đăng ký một cách hợp pháp hoặc nếu là tàu được mua thì phải tuân theo các quy định về trình tự mua bán tàu biển theo Nghị định số 99/1998/NĐ-CP năm 1998 của Chính phủ về quản lý mua bán tàu biển.


Để được bảo hiểm, tàu biển phải bảo đảm đáp ứng những yêu cầu về kỹ thuật, đăng kiểm… Một trong những điều kiện tiên quyết để tàu có thể được bảo hiểm là tàu phải đủ khả năng đi biển trước khi bảo hiểm và trong thời gian được bảo hiểm. Một con tàu có khả năng đi biển là một con tàu khi bắt đầu chuyến đi phải có đủ khả năng thích hợp để vượt qua những tai biến, sóng gió thông thường trên biển cả mà những con tàu khác tương tự có thể gặp phải và vượt qua được. Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 có quy định rất rò về khả năng đi biển của tàu. Theo đó, trong một đơn bảo hiểm chuyến có điều cam kết ngụ ý rằng lúc bắt đầu chuyến đi tàu phải đủ khả năng đi biển đơi với hành trình bảo hiểm; nếu đơn bảo hiểm có hiệu lực khi tàu còn ở cảng thì cũng có điều cam kết ngụ ý rằng là lúc bắt đầu bảo hiểm tàu phải thích hợp để đương đầu với những rủi ro thông thường ở cảng; nếu đơn bảo hiểm liên quan đến một chuyến đi gồm nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó tàu đòi hỏi phải chuẩn bị thêm hoặc phải có thêm thiết bị thì có điều cam kết ngụ ý rằng lúc bắt đầu mỗi giai đoạn tàu phải đủ khả năng đi biển đối với sự chuẩn bị hoặc đối với thiết bị nhằm phục vụ giai đoạn đó [7; đ 39].

Luật bảo hiểm Hàng hải Anh 1906 định nghĩa tàu đủ khả năng đi biển “khi nó thích hợp về mọi mặt để đối phó với nhiều rủi ro thông thường ở biển trong một cuộc hành trình bảo hiểm” [7; đ 4]. Bộ luật hàng hải Trung quốc (điều 47), Bộ luật thương mại hàng hải Ucraina (điều 143), Bộ luật thương mại hàng hải Liên bang Nga (điều 145), chỉ nhắc đến khả năng đi biển mà không quy định rò thế nào là một con tàu đủ khả năng đi biển. Bộ luật hàng hải Việt nam cũng không có định nghĩa khả năng đi biển của tàu.

Ngoài yêu cầu phải đáp ứng khả năng đi biển, tàu là đối tượng của bảo hiểm thân tàu còn phải đáp ứng những yêu cầu khác để bảo đảm cho một chuyến hành trình an toàn trên biển. Bộ luật hàng hải Trung quốc quy định: “Trước và lúc bắt đầu hành trình, người vận chuyển phải thực hiện sự mẫn


cán hợp lý để tàu có đủ khả năng đi biển, có biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp cho tàu, bảo đảm các hầm lạnh, hầm hàng và các khu vực xếp hàng khác thích hợp và an toàn để nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa” (điều 47). Bộ luật thương mại hàng hải Liên bang Nga (điều 145) và Bộ luật thương mại hàng hải Ucraina (điều 143) cũng có quy định tương tự như Bộ luật hàng hải Trung quốc, có bổ sung thêm điều kiện “bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để tàu hoạt động”. Bộ luật hàng hải Việt nam 1990 quy định, ngoài khả năng đi biển, tàu phải “có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ, các hầm hàng, hầm lạnh và các khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hoá” [1; đ 67].

2.3 Quyền lợi bảo hiểm

Nguyên tắc “quyền lợi bảo hiểm” có một ý nghĩa quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu, bởi hợp đồng bảo hiểm thân tàu là thỏa thuận về việc bồi thường những tổn thất, thiệt hại cụ thể cho một đối tượng cụ thể. Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 dành hẳn một phần để quy định về điều này.

Quyền lợi bảo hiểm là quyền bảo hiểm hợp pháp, có nghĩa là người được bảo hiểm có một số mối liên hệ hợp pháp và công bằng đối với đối tượng bảo hiểm trong một hành trình đường biển. Mối liên hệ hợp pháp và công bằng đối với đối tượng bảo hiểm thể hiện ở chỗ người được bảo hiểm có thể:

- có lợi nếu đối tượng bảo hiểm được an toàn

- bị thiệt do đối tượng bảo hiểm bị tổn thất hoặc bị chịu trách nhiệm về những tổn thất đó [6; đ 5].

Như vậy người có quyền lợi bảo hiểm có thể là chủ sở hữu. Đối với người thuê tàu, nếu điều kiện thuê tàu có quy định người thuê tàu phải chịu trách nhiệm về những rủi ro nhất định nào đó, trong trường hợp này người thuê tàu có quyền lợi bảo hiểm đối với con tàu.


Quyền lợi bảo hiểm có thể là: quyền lợi có thể bị hủy bỏ; quyền lợi không chắc chắn; quyền lợi bộ phận; quyền lợi bảo hiểm trong nghiệp vụ của người bảo hiểm; quyền lợi đối với tiền cho vay nợ lãi về tàu và các quyền lợi khác có liên quan đến một hành trình đường biển.

Người được bảo hiểm phải đương nhiên có liên quan đến đối tượng bảo hiểm khi xảy ra tổn thất, mặc dù có thể không nhất thiết có liên quan khi bắt đầu bảo hiểm. Tuy nhiên Luật bảo hiểm hàng hải Anh cũng quy định người được bảo hiểm vẫn có thể được bồi thường trong trường hợp có liên quan đến quyền lợi bảo hiểm sau khi tổn thất xảy ra, đó là trường hợp đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm theo điều kiện có tổn thất hay không có tổn thất. Nhưng để bảo vệ người bảo hiểm Luật bảo hiểm hàng hải Anh quy định trong trường hợp khi kí kết hợp đồng bảo hiểm mà tổn thất đó đã xảy ra và người được bảo hiểm đã biết, còn người bảo hiểm không biết việc đó thì người bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm bồi thường [6; đ6].

Nếu phát hiện ra người được bảo hiểm không có quyền lợi bảo hiểm, tức là không phải là chủ sở hữu, là người thuê tàu, là người sử dụng đối tượng bảo hiểm bị tổn thất, và hợp đồng ký kết mà không có hy vọng nhận được phần quyền lợi bảo hiểm đó, hay kí kết theo điều kiện “dù có quyền lợi hay không” hoặc là hình thức bảo đảm quyền lợi duy nhất hoặc các điều kiện tương tự khác, hợp đồng bảo hiểm thân tàu sẽ không có hiệu lực và bị hủy bỏ [6; đ4].

Quyền lợi bảo hiểm là một khái niệm quan trọng trong bảo hiểm hàng hải nói chung cũng như trong bảo hiểm thân tàu nói riêng, bởi nó bảo đảm cho việc hợp đồng bảo hiểm được kí kết một cách trung thực, thực tế, tránh những trường hợp người được bảo hiểm cố tình gian dối để trục lợi: kí kết hợp đồng bảo hiểm “ma”, kí kết hợp đồng với mục đích được nhận bồi thường… Tuy nhiên khi nghiên cứu, Tác giả nhận thấy bảo hiểm hàng hải


trong Bộ luật hàng hải Trung quốc, Bộ Luật Thương mại Hàng hải Liên Bang Nga, Bộ Luật Thương mại Hàng hải Ucraina đều không hề có quy định về quyền lợi bảo hiểm. Luật Tổ chức bảo hiểm Liên Bang Nga cũng không hề nhắc đến quyền lợi bảo hiểm.

Quyền lợi bảo hiểm cũng không hề được đề cập đến trong chương bảo hiểm hàng hải, Bộ Luật Hàng hải Việt nam 1990. Luật kinh doanh bảo hiểm Việt nam có đề cập đến quyền lợi bảo hiểm, “là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền nghĩa vụ nuôi dưỡng cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm” [3; đ3]. Quyền lợi bảo hiểm trong Luật kinh doanh bảo hiểm có phạm vi rất rộng bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và bảo hiểm con người, và như vậy nếu tính đến những đặc thù rất riêng của bảo hiểm thân tàu, quy định như vậy quả là rất sơ sài và không được hiểu một cách đầy đủ, trọn vẹn. Bộ Luật Hàng hải Việt nam 2005 đã đưa khái niệm quyền lợi bảo hiểm, dựa chủ yếu theo Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906. Theo đó “người có quyền lợi được bảo hiểm là người có quyền lợi đối với đối tượng bảo hiểm trong một hành trình đường biển. Người có quyền lợi trong một hành trình đường biển khi có bằng chứng pháp lý chứng minh là có liên quan đến hành trình này hoặc bất kỳ đối tượng có thể bảo hiểm nào gặp rủi ro trong hành trình, mà hậu quả là người đó thu lợi nhuận khi đối tượng bảo hiểm đến cảng an toàn hoặc không thu được lợi nhuận khi đối tượng bảo hiểm bị tổn thất, hư hỏng hoặc bị lưu giữ hoặc phát sinh trách nhiệm theo đó” (điều 215). Bộ luật hàng hải Việt nam sửa đổi cũng quy định giống Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906, quyền lợi bảo hiểm của người được bảo hiểm không nhất thiết phải tồn tại tại thời điểm tham gia bảo hiểm, nhưng nhất thiết phải tồn tại tại thời điểm xảy ra tổn thất (điều 215, khoản 3).

2.4 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm


Giá trị bảo hiểm thường được tính là tổng giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm cộng với toàn bộ phí bảo hiểm.

Luật bảo hiểm hàng hải Anh quy định tổng giá trị thực tế của tàu phụ thuộc vào các quy định cụ thể, và “là giá trị của tàu và bao gồm cả các trang bị của tàu, lương thực và những đồ dự trữ cho sĩ quan, thủy thủ, tiền ứng trước để trả lương cho thủy thủ và những chi phí khác (nếu có) để làm cho con tàu thích hợp đối với chuyến đi hoặc cuộc hành trình đã ghi trong hợp đồng” (khoản 1, điều 16). Tổng giá trị thực tế được xác định dựa trên cơ sở trung thực tuyệt đối của các bên, được xác định theo thỏa thuận giữa các bên trong đơn bảo hiểm định giá.

Bộ luật hàng hải Trung quốc quy định giá trị bảo hiểm do người bảo hiểm và người được bảo hiểm thỏa thuận. Trong trường hợp không có thỏa thuận, giá trị bảo hiểm đối với tàu là “giá trị của tàu tại thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, là toàn bộ giá trị thân tàu, máy móc, trang thiết bị trên tàu, nhiên liệu, vật phẩm dự trữ, lương thực, thực phẩm, phụ tùng nước ngọt và phí bảo hiểm” (khoản 1, điều 219).

Bộ Luật Thương mại Hàng hải Ucraina và Bộ Luật Thương mại Hàng hải Liên Bang Nga đều không có giải thích cách tính giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên Bộ Luật Thương mại Hàng hải Liên Bang Nga có quy định các bên không có quyền tranh chấp về giá trị bảo hiểm trừ trường hợp người bảo hiểm chứng minh được rằng mình bị người được bảo hiểm cố ý gây nhầm lẫn (khoản 2, điều 259).

Bộ Luật Hàng hải Việt nam cũng quy định giá trị bảo hiểm của tàu là tổng giá trị của tàu vào thời điểm bắt đầu bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm do không bắt buộc tính lương ứng trước của thuyền bộ và chi phí chuẩn bị chuyến đi, mà chỉ bao gồm giá trị máy móc, trang thiết bị phụ tùng dự trữ của tàu [1; đ 210]. So với quy định của Luật bảo hiểm hàng hải


Anh, giá trị bảo hiểm theo Bộ Luật hàng hải Việt nam bao gồm ít hơn. Điều này giúp người được bảo hiểm có thể giảm bớt chi phí bảo hiểm cho phù hợp với tình hình tài chính của mình.

Giá trị thực tế của tàu nếu không được thỏa thuận và ghi trong đơn bảo hiểm có định giá thì sẽ chỉ được đề cập đến khi xảy ra tổn thất hàng hải. Nói cách khác, giá trị bảo hiểm chỉ được đề cập đến khi có yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm. Nếu không có sự thỏa thuận khác giữa các bên, giá trị bảo hiểm sẽ được xác định bằng giá trị ghi trên tài sản cố định hoặc giá mua bán tàu trên thị trường, hoặc có thể xác định, trong thực tế bảo hiểm thân tàu, bằng giá trị con tàu khi mới đóng tại thời điểm bắt đầu bảo hiểm khấu trừ tỷ lệ hao mòn tương ứng của tàu.

Khi kí hợp đồng bảo hiểm thân tàu, người được bảo hiểm kê khai số tiền mà người được bảo hiểm muốn bảo hiểm con tàu của mình. Số tiền bảo hiểm do người được bảo hiểm kê khai không thể là tùy tiện. Bởi số tiền bảo hiểm, thông thường chính là giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm khi nhận trách nhiệm bảo hiểm những tổn thất gây ra cho người được bảo hiểm, giúp người được bảo hiểm khôi phục tình trạng tài chính như trước khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Do đó số tiền bảo hiểm không thể vượt quá những tổn thất có thể xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm. Mà những tổn thất này được giới hạn trong phạm vi trị giá bằng tiền của quyền lợi bảo hiểm, tức là giá trị bảo hiểm mà người được bảo hiểm phải tính đến khi kê khai số tiền bảo hiểm. Như vậy, giá trị bảo hiểm là giới hạn của số tiền bảo hiểm, còn số tiền bảo hiểm là giới hạn của giá trị bồi thường thiệt hại đối với đối tượng bảo hiểm.

Theo quy định của Khoản 1, Điều 217, Bộ luật hàng hải Việt nam 1990, số tiền bảo hiểm do người mua bảo hiểm kê khai khi ký hợp đồng. Khi xảy ra tổn thất, người bảo hiểm vẫn được bồi thường các giá trị bảo hiểm khác như cước vận tải và phí bảo hiểm, vì vậy số tiền bảo hiểm phải là giá trị

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí