Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới - 15


Việc tham gia các công ước này sẽ tạo điều kiện thuận lợi việc thực hiện bảo hiểm thân tàu tại Việt nam, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập.

Bên cạnh việc tham gia các công ước trên, Việt nam cần tăng cường trao đổi thông tin trong lĩnh vực bảo hiểm thân tàu, tham gia các cuộc hội thảo về bảo hiểm thân tàu, hợp tác với các nước trong khu vực để tiến tới hình thành thị trường bảo hiểm hàng hải Châu Á, đáp ứng nhu cầu khu vực, đồng thời nâng cao hiệu quả bảo hiểm thân tàu.

Đội tàu của các nước trong khu vực Châu Á đảm nhiệm vận chuyển 40% lượng hàng hóa trên thế giới, vậy mà các chủ tàu Châu Á vẫn phải phụ thuộc vào các công ty bảo hiểm lớn tại thị trường Luân Đôn. Do đó các nước Châu Á cần phải xây dựng cho mình một thị trường bảo hiểm hàng hải bao gồm cả bảo hiểm thân tàu ở Châu Á để phục vụ cho chính các chủ tàu ở khu vực của mình. nếu giải quyết được vấn đề này thì giá trị bảo hiểm thân tàu cho các chủ tàu Châu Á có thể đạt một giá trị đáng kể mà các nước Châu Á vẫn để trượt khỏi tầm quản lý của mình. Hội nghị chủ tàu Châu Á gần đây đã thông qua một kế hoạch xây dựng thị trường bảo hiểm hàng hải khu vực Châu Á. Việt nam là một nước có tiềm năng kinh tế biển rất lớn và có nhiều cơ hội để phát triển đội tàu vận tải của mình, nhằm vươn tới thị trường vận tải bỉển quốc tế. Do đó Việt nam cần có những hành động tích cực, nhằm ủng hộ, vận động để kế hoạch này có thể sớm trở thành hiện thực, khi đó các chủ tàu Châu Á, trong đó có các chủ tàu Việt nam, sẽ có lợi không những về kinh tế mà còn tạo được mối quan hệ đồng cảm giữa các nước trong khu vực, góp phàn giúp các chủ tàu Châu Á cạnh tranh với các chủ tàu khác trên thế giới, nhất là trong thời điểm giá phí bảo hiểm trên thị trường khu vực cũng như trên thế giới đang có xu hướng giảm.


Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hiểm thân tàu biển Tại Việt nam, ngoài những giải pháp đó còn có một số giải pháp khác như hoàn thiện pháp luật tái bảo hiểm thân tàu, vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm…, những vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu và bổ sung từng bước nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo hiểm thân tàu, một ngành công nghiệp còn đang khá mới mẻ nhưng đầy tiềm năng ở Việt nam.


KẾT LUẬN


Việt nam là một nước có tiềm năng về biển, và một trong những ngành mũi nhọn cần được phát triển trong thế kỷ 21 chính là vận tải biển. Để phát triển ngành vận tải biển, một trong những việc quan trọng dầu tiên là phải phát triển một đội tàu đủ lớn mạnh để có thể đảm đương được vận tải biển trong nước và vươn tới thị trường vận tải biển quốc tế. Bảo hiểm thân tàu chính là một trong những công cụ để bảo đảm tài chính, phòng ngừa rủi ro cho chủ tàu khi tham gia vận tải biển, đồng thời giúp đội tàu Việt nam có thể hội nhập quốc tế. Bảo hiểm thân tàu còn tương đối mới ở Việt nam và đứng trên phương diện khoa học pháp lý còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và thích đáng. Do đó việc lựa chọn đề tài “Bảo hiểm thân tàu biển trong thương mại hàng hải. So sánh các quy định của pháp luật Việt nam và một số nước trên thế giới” là đề tài luận văn thạc sĩ là một việc làm hết sức cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã gặp không ít khó khăn do vấn đề bảo hiểm thân tàu chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, cụ thể. Tuy nhiên nhờ nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình quý báu của PGS. TS. Nguyễn Bá Diến, tác giả đã hoàn thành luận văn cao học này.

Luận văn về cơ bản đã giải quyết được những vấn đề lý luận đặt ra về bảo hiểm thân tàu và đưa ra những định hướng tháo gỡ vướng mắc tồn tại trong thực tiễn thực thi bảo hiểm thân tàu nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu.

Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới - 15

Luận văn đã góp phần nghiên cứu sâu khái niệm bảo hiểm thân tàu, lịch sử hình thành và phát triển của báo hiểm thân tàu trên thế giới và ở Việt nam, tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm thân tàu, những đặc thù rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm thân tàu.


Luận văn đã phân tích những nội dung cơ bản của bảo hiểm thân tàu theo pháp luật của một số nước Anh, Trung Quốc, Nga, Ucraina, so sánh với các quy định của pháp luật bảo hiểm thân tàu Việt nam, như khái niệm hợp đồng bảo hiểm thân tàu, đối tượng bảo hiểm thân tàu, ký kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu. Đặc biệt luận văn đi sâu phân tích phạm vi bảo hiểm thân tàu theo điều kiện bảo hiểm thân tàu thời hạn – Institue Time Clause – Hull 1/11/1995 của Viện các nhà bảo hiểm Luân đôn, thường được các hãng bảo hiểm thế giới áp dụng.

Qua phân tích các quy định của pháp luật Việt nam về bảo hiểm thân tàu, trong tương quan so sánh với quy định của pháp luật một số nước, Luận văn đã nêu ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu ở Việt nam, để bảo hiểm thân tàu thực sự phát huy tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần bảo đảm an toàn tài chính cho chủ tàu và ổn định kinh tế xã hội.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt

1. Bộ luật hàng hải Việt nam 1992

2. Bộ luật hàng hải Việt nam 2005

3. Luật kinh doanh Bảo hiểm 2000

4. Bộ luật dân sự Việt nam 1995

5. Bộ luật dân sự Việt nam sửa đổi 2005

6. Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906

7. Bộ luật hàng hải Trung quốc 1992

8. Bộ luật thương mại hàng hải Ucraina 1995

9. Bộ luật tố tụng Hàng hải Trung quốc 1999 10.Luật Môi trường 1993

11.Điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu (Institute Time Clause – Hulls) 1/10/1983 của Viện các nhà bảo hiểm Luân đôn (sau đây viết tắt là ITC 1983)

12.Điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu (Institute Time Clause – Hulls) 1/11/1995 của Viện các nhà bảo hiểm Luân đôn (su đây viết tắt là ITC 1995)

13.Bảo Việt, Quy tắc bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ, đối với tàu, thuyền cá hoạt động trong vùng nội thủy và vùng biển Việt nam, 2001

14.Tổ chức hàng hải Quốc tế, Công ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn trên biển, 1976

15.Tổ chức hàng hải Quốc tế, Công ước quốc tế về cứu hộ, 1989

16.Liên hợp quốc, Dự thảo các quy tắc về đánh giá tổn thất trong các vụ đâm va hàng hải (Quy tắc Lysbon), 1988


17.Liên hợp quốc, Quy tắc York-Antwerp về tổn thất chung và phân bố tổn thất chung, 1994

18.Liên hợp quốc, Các nguyên tắc hướng dẫn của các hiệp hội phân cấp tàu biển, 1998

19.Ủy ban hàng hải Quốc tế, Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến đâm va giữa các tàu thuyền, 1910

20.Ủy ban hàng hải Quốc tế, Công ước về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến trợ giúp và cứu hộ trên biển, 1910

21.Ủy ban hàng hải Quốc tế, Nghị định thư sửa đổi Công ước về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến trợ giúp và cứu hộ trên biển, 1910

22.Đỗ Hữu Vinh (2003), Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội

23.Cục Hàng hải Việt nam (2003), Sổ tay pháp luật hàng hải, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà nội

24.Cục hàng hải Việt nam (2003), Tuyển tập các công ước hàng hải Quốc tế, Nhà xuất bản Lao động, Hà nội

25.TS David Bland (1993), Bảo hiểm - Nguyên tắc và Thực hành, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội

26. Nguyễn Chúng (2000), Luật Hàng hải - Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Đồng nai

27. Nguyễn Thị Như Mai (2004), Luận án Tiến sĩ: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật hàng hải Việt nam

28.Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, 1995-1996, Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Pháp luật Việt Nam

29. Văn phòng Quốc hội, 11/2002, Toạ đàm về chuyển hoá điều ước quốc tế thành pháp luật quốc gia của Việt Nam


30.PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Chủ nhiệm Bộ môn Luật quốc tế, Khoa luật- Đại học quốc gia (2002), Về việc áp dụng điều ước quốc tế và quan hệ thứ bậc giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, Toạ đàm về chuyển hoá điều ước quốc tế thành pháp luật quốc gia của Việt Nam, Văn phòng Quốc hội-Friedrich-Ebert-Stiftung, Hà nội

31.TS. Ngô Đức Mạnh (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển hoá điều ước quốc tế thành luật quốc gia, Toạ đàm về chuyển hoá điều ước quốc tế thành pháp luật quốc gia của Việt Nam, Văn phòng Quốc hội- Friedrich-Ebert-Stinftung - Hà Nội


II. Tiếng Anh

32.Brown Robert H. (1962), Dictionary of Marine Insurance Terms, LLP 33.Brown R. H., (1990), The Insurance of Merchant Ships and Shipowners

Interests, London: Witherby Publishers

34.Brown R. H. (1983-1995), Marine Insurance: Vol. I. Principles and Basis Practice, London: Witherby Publishers

35.Brown R. H. (1983-1995), Marine Insurance: Vol. III. Hull Practice, London: Witherby Publishers

36.Brown R. H. (1989), Dictionary Of Marine Insurance Terms and Clauses, London: Witherby and Co. Ltd.


III. Tiếng Nga

37.Кодекс Торгового Мореплавания Российской Федерации 1999

38.Закон об организации страхового дела в Российской Федерации 1992

39. Правила страхования судов – пример 40.Договор страхования судна (каско) – пример


41.Владимир Шутенко (2004), Морское страхование, Информационный центр «Выбор», Санкт-Петербург.

42.Ефимов С. Л. (2001), Морское страхование – Теория и практика, Росконсульт, Москва

43.Мусин В. А. (1971), Сущность и предмет морского страхования по советскому и иностранному праву, Издательство ЛГУ, Ленинград 44.Чебунин А. В. (2003), Абандон в теории и практике страхования,

Сибирский Юридический Вестник, № 1

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí