Hệ Thống Đánh Lửa Trực Tiếp Sử Dụng Một Bobin Cho 4 Xy Lanh.

trăm vôn, điện thế này sẽ cảm ứng sang cuộn thứ cấp sức điện động khoảng vài chục KV đủ để bugi đánh lửa.

2.7.2. Loại 2 : Sử dụng mỗi bobin cho từng cặp bugi.

a. Sơ đồ cấu tạo.

Gồm có : Dây cao áp (1), IC đánh lửa (2), Bugi.(3), Bôbin (4) Các bôbin đôi được gắn vào bugi của 2 xi lanh song hành


1

4

3

2


Hình 16.3.

Hệ thống đánh lửa dùng bôbin đôi

b. Mạch điện và nguyên lý làm việc.

Đối với động cơ 4 xi lanh có thứ tự nổ 1-3-4-2 như hình vẽ có 2 bôbin. Bôbin thứ nhất có hai đầu của cuộn thứ cấp được nối trực tiếp với bugi số 1 và 4 , bôbin thứ hai nối với bugi số 2 và số 3. Ở thời điểm đánh lửa piston số 1 và 4 cùng ở vị trí gần điểm chết trên nhưng trong 2 kỳ khác nhau nên điện trở khe hở 2 bugi khác nhau, nếu máy 1 ở kỳ nén R lớn ,còn máy 4 ở kỳ xả R nhỏ (do có khí cháy )do đó chỉ có bugi máy 1 đánh lửa . ECU đưa ra các xung điều khiển để đóng mở các tranzitor theo thứ tự nổ của động cơ.

Đối với động cơ 6 xylanh, để đảm bảo thứ tự thì nổ 1-5-3-6-2-4, hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng 3 bobin: một xylanh số 1 và số 6, một xylanh số 2 và số 5 và một xylanh số 3 và số 4.


3


1

T1

4

T2

2

E C U

Hình 16.4 . Sơ đồ mạch điện


2.7.3. Loại 3: Sử dụng một bobin cho 4 xylanh.

Trong hệ thống đánh lửa này, bobin có hai cuộn sơ cấp và một cuộn thứ cấp được nối với các bugi qua các diode cao áp. Do hai cuộn sơ cấp quấn ngược chiều nhau nên khi ECU điều khiển mở lần lượt các transistor T1 và T2 điện áp trên cuộn thứ cấp sẽ đổi dấu. Tùy theo dấu của xung cao áp, tia lửa sẽ xuất hiện ở bugi tương ứng qua các diode cao áp theo chiều thuận. Ví dụ: nếu cuộn thứ cấp có xung dương, tia lửa sẽ xuất hiện ở số 1 hoặc số 4.

Diode D5 và D6 dùng để ngăn chặn ảnh hưởng từ giữa hai cuộn sơ (lúc T1 hoặc T2 đóng) nhưng chúng làm tăng năng suất tiêu hao trên igniter.

Nhược điểm của hệ thống đánh lửa trực tiếp loại 2 và 3 là chiều đánh lửa trên hai bugi cùng cặp ngược nhau dẫn đến hiệu điện thế đánh lửa chênh nhau khoảng 1,5 đến 2 kV.

Hình 16.5. Hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng một bobin cho 4 xy lanh.

2.8. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và xử lý hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.


Stt

Hiện tượng

Nguyên nhân

Xử lý

1

Động cơ

-Thời điểm đánh lửa không

-Điều chỉnh thời điểm đánh


không khởi

đúng

lửa


động được

-Bobine hư

-Kiểm tra bobin


hoặc khó

-Cụm IC hư

-Kiểm tra Cụm IC


khởi động

-Delco hư

-Kiểm tra delco



-Dây cao áp hư

-Kiểm tra dây cao áp



-Bugi hư

-Thay bugi



-Dây dẫn bobine sút , đứt

-Kiểm tra dây dẫn

2

Động cơ

-Bugi hỏng

-Điều chỉnh hoặc thay bugi


không cầm

-Dây dẫn bobin sút , đứt

-Kiểm tra dây dẫn


chừng được

-Thời điểm đánh lửa không

-Điều chỉnh thời đánh lửa


hoặc chết

đúng



máy

-Bobin bị hỏng

-Kiểm tra bobine

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Bảo dưỡng sửa chữa điện động cơ Nghề Công nghệ ô tô - Cao đẳng Phần 2 - Trường CĐ nghề Đà Nẵng - 3


-Cụm IC hư

-Dây cao áp không tốt

-Kiểm tra Cụm IC

-Kiểm tra dây cao áp

3

Động cơ nổ không điều hoặc tăng tốc kém

-Bugi hư

- Dây dẫn bobin sút , đứt

-Thời điểm đánh lửa không đúng

-Điều chỉnh hoặc thay bugi

-Kiểm tra dây dẫn

-Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa

4

Động cơ nổ xong lại tắt nhanh

-Bugi bị hỏng

-Thời điểm đánh lửa không đúng

-Điều chỉnh hoặc thay bugi

-Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa

5

Động cơ

quá nóng

-Thời điểm đánh lửa không

đúng

- Điều chỉnh lại thời điểm

đánh lửa



III. Bảo dưỡng hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm

3.1. Quy trình tháo lắp các bộ phận:

- Tháo các dây dẫn cao áp từ bô bin đến bộ chia điện và từ bộ chia điện đến các bugi.

- Tháo các đầu nối của dây dẫn ở khoá điện, bộ điện tử, bô bin cao áp và của bộ chia điện.

- Tháo các bu lông liên kết bô bin cao áp, bộ điện tử, bộ chia điện với thân động cơ.

- Tháo bô bin cao áp, bộ điện tử, bộ chia điện ra khỏi động cơ.

- Tháo các bugi ra khỏi động cơ.

- Vệ sinh sạch sẽ bên ngoài các chi tiết bộ phận.

3.2. Làm sạch, kiểm tra và nhận dạng bên ngoài:

- Điện trở phụ, bộ điện tử.

- Bộ cảm biến điện từ (nam châm, rôto tín hiệu và cuộn dây điện từ).

- Bô bin cao áp.

- Bộ chia điện.

- Khoá điện, bugi.

- Các dây dẫn điện.

3.3. Quy trình lắp các bộ phận lên động cơ:

Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo với các chú ý trước khi lắp:

- Tra mỡ bôi trơn vào bánh răng và trục bánh răng của bộ chia điện.

- Các đầu nối dây dẫn điện phải tiếp xúc tốt và đúng vị trí, tránh làm ẩm ướt bộ điện tử.

- Điều chỉnh góc đánh lửa sớm ban đầu của động cơ đúng kỹ thuật khi lắp bộ chia điện.

- Nối các dây dẫn điện cao áp đúng vị trí (theo thứ tự nổ của động cơ).

3.4. Kiểm tra cảm biến đánh lửa


Stt

Nội dung

Dụng cụ

Yêu cầu kỹ thuật

1

Kiểm tra cảm biến đánh lửa điện từ

1.1

Kiểm tra điện trở cuộn dây

Đồng hồ vạn năng

Đặt ở thang đo điện trở, đo

điện trở cuộn dây và so sánh với tiêu chuẩn .

1.2

Kiểm tra hoạt động của cảm biến

Đồng hồ vạn năng

Đặt que đo ở hai đầu cuộn dây, dùng tay quay delco, nếu kim đồng hồ dịch chuyển là

cảm biến đánh lửa còn tốt.

1.3

Kiểm tra khe hở không khí của roto và lõi thép từ (dùng cho loại cảm biến lắp trong

delco)

Căn lá

Đo khe hở giữa răng roto và phần thép nhô ra của cuộn dây. Giá trị tiêu chuẩn là 0,2

đến 0,4 mm.

2

Kiểm tra cảm biến quang



2.1

Đấu dây cho hệ thống đánh

lửa


Theo sơ đồ hệ thống đánh lửa

2.2

Xoay delco



Quan sát kiểm tra tia lửa ở bugi


Nếu không có lửa có thể do : Delco hư ta kiểm tra tín hiệu

tại chân ra

3

Kiểm tra cảm biến Hall



3.1

Nối cực dương ắc quy với phân tử Hall, cực âm ắc quy

với giá nam châm vĩnh cửu



3.2

Đặt một thanh thép mỏng vào trong khe hở giữa nam châm và phần tử Hall


Cho phép thanh thép tỳ vào nam châm

3.3

Chạm đầu dò (+) vào phân tử Hall, đầu dò kia chạm vào thanh thép

Đồng hồ vạn năng

Nếu chỉ số đồng hồ trong khoảng 0,5 V thì cảm biến hoạt động tốt, nếu không phải thay thế cảm biến Hal

2.3

3.5. Kiểm tra IC đánh lửa (loại điện từ )


Stt

Nội dung

Dụng cụ

Yêu cầu kỹ thuật

1

Tháo cụm IC ra khỏi bộ chia

điện

Tôvít

Không làm hư dây

2

Xác định vị trí các chân của

cụm IC và ghi lại



3

Đấu dây cho cụm IC theo sơ đồ

Tôvít

Hệ thống đánh lửa tích hợp , khi thử IC phải tháo dây âm

bôbin

4

Cấp nguồn điện cho mạch thử

IC

Nguồn 12V

Kiểm tra lại trước khi cấp

nguồn

5

Tạo xung giả

Dây điện trở 1 Kmắc

Một đầu dây nối + ăcquy,

một đầu quẹt vào dây T


nối tiếp đèn

LED


6

Quan sát đèn LED và đánh gía


Đèn LED chớp tắt là IC còn


tình trạng của IC

tốt.



Đèn LED không chớp tắt là



IC hư.


3.6. Kiểm tra bôbin, bộ chia điện, bugi tương tự như hệ thống đánh lửa thường.

Sơ đồ thử cụm IC



R= 1 k

B

C

ĂC QUY

IC

R= 1k

T


3.7. Quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống đánh lửa lập trình có delco

1. Nhận dạng các bộ phận của hệ thống đánh lửa

a. Hộp ECU

Trên ECU có kí hiệu các cực , tuỳ theo từng hãng, từng đời xe mà các kí hiệu đó khác nhau do vậy để xác định được các chân nguồn ECU ta phải dựa vào sơ đồ hệ thống điện. Các chân nguồn của ECU trong hệ thống đánh lửa như sau:

- Hãng Toyota : các chân ECU đươc kí hiệu bằng các chữ cái viết tắt (tiếng Anh)

- Hãng FORD : các chân ECU đươc kí hiệu bằng các số và chữ cái viết tắt (tiếng Anh)

- Hãng NISSAN : các chân ECU đươc kí hiệu bằng các số

b. IC đánh lửa : IC đánh lửa trong hệ thống đánh lửa lập trình códelco có các loại sau:

+ Loại 5 chân, 6 chân (dùng cho hệ thống đánh lửa cảm biến điện từ )


+ Loại 3 chân (dùng cho hệ thống đánh lửa cảm biến quang- rời )


Căn cứ vào sơ đồ ta xác định được các chân của IC


c. Cảm biến đánh lửa : Cảm biến đánh lửa được bố trí trong delco và có các đầu dây ra

2. Đấu dây cho hệ thống đánh lửa


Stt

Nội dung

Yêu cầu kỹ thuật

1

Đọc sơ đồ và xác định mạch đánh lửa

Liệt kê các chân nguồn và vẽ lại sơ đồ mạch đánh lửa

2

Xác định các chân nguồn trong hệ thống đánh lửa trên ECU

Xác định đúng vị trí các chân

3

Xác định các chân ra của IC và cảm biến đánh lửa


4

Đấu dây cho hệ thống đánh lửa

Đấu theo sơ đồ

5

Kiểm tra hoạt động của hệ thống đánh lửa

5.1

Kiểm tra chạm mát

Nếu thông mạch là bị chạm mát phải kiểm tra lại


Tắt khóa điện.


Đo thông mạch hai đầu dây nguồn (+) và (-) của hệ thống

5.2

Đặt đầu cao áp cách mát 12mm Quay delco

Có tia lửa cao áp là hệ thống đánh lửa hoạt động

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí