những người thực thi pháp luật không có cơ sở để thực hiện làm mất thời gian, tiền bạc. Nhiều cán bộ chưa thực sự am hiểu pháp luật nên có những yêu cầu trái với quy định của pháp luật. Một số trường hợp khác, cán bộ vi phạm đạo
đức nghề nghiệp, cố tình sách nhiễu nhân dân và doanh nghiệp.
Những khó khăn trên, nhìn nhận trong phạm vi hẹp thì đơn thuần là những vướng mắc, khó khăn mà từng chủ thể tham gia quan hệ giao dịch đó phải gánh chịu. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh nhu cầu phát triển của một nền kinh tế như Việt Nam thì tổn thất là vô cùng to lớn. Các nghiên cứu của một số chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng chi phí tiếp cận nguồn vốn lớn làm cho chi phí xã hội tăng. Nguồn nội lực chưa được huy động tối đa để phát triển trong khi chúng ta vẫn phải vay nợ nước ngoài, hành lang pháp lý chưa đủ mạnh để bảo vệ chủ nợ khiến các giao dịch liên quan đến vốn vay không được thúc đẩy mạnh mẽ. Điều này dẫn đến việc cung ứng nguồn vốn vay không ổn định nhất là khi thi trường tài chính tiền tệ có sự biến động như thời gian qua, hầu hết các TCTD đều tạm dừng cho vay đối với tài sản hình thành từ vốn vay bởi yếu tố rủi ro của loại tài sản này. Để giải quyết vấn đề này, một số giải pháp đã được đề cập trong chương 3:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiến hành rà soát, phát hiện các quy định lạc hậu chồng chéo để ban hành văn bản sửa đổi, thay thế. Tăng cường công tác trao đổi, góp ý trong quá trình xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Đẩy mạnh việc tuyền truyền và phổ biến pháp luật một cách sâu rộng đến những người thực thi pháp luật. Thường xuyên tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và có sự thống nhất trong chỉ đạo toàn ngành nhằm khắc phục tình trạng mỗi nơi
áp dụng một cách thức, thủ tục dù pháp luật đã quy định cụ thể rõ ràng.
Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ mang tính khắc phục cho tình huống hiện tại mà không thể giải quyết được căn nguyên của vấn đề. Theo tôi, các nhà
làm luật cần có quan điểm mới khi nhìn nhận vai trò của công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm trước khi ban hành các quy định pháp luật:
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Hình Thành Từ Vốn Vay
- Hoàn Thiện Cơ Chế Thực Thi Pháp Luật
- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay - 13
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Các nhà làm luật cần phải thấy rằng khi các chủ thể tham gia giao dịch với tinh thần tự nguyện, bình đẳng, nội dung và mục đích của giao dịch đã thể hiện ý chí của chủ thể, không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì giao dịch đó
đương nhiên có hiệu lực. Công chứng chỉ là xác nhận của cơ quan công chứng về việc một giao dịch đã được xác lập và văn bản được công chứng có giá trị pháp lý như chứng cứ. Mặt khác, với mong muốn nghiệp vụ công chứng phát huy vai trò đúng nghĩa của công chứng là công chứng cả về nội dung và hình thức của giao dịch trong bối cảnh Việt Nam hiện nay là chưa phù hợp do: đội ngũ cán bộ công chứng, chứng thực còn mỏng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, trong quá trình thực hiện chưa phát huy được vai trò của công chứng viên mà chỉ dừng lại ở việc “chứng thực”. Hơn nữa, khi trách nhiệm quá nặng nề mà khả năng không thể đáp ứng cũng chính là nguyên nhân khiến công chứng viên e ngại và việc giải quyết yêu cầu công chứng mất nhiều thời gian. Tương tự như vậy đối với trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm. Do vậy, với quan niệm một hệ thống pháp luật tốt là hệ thống mà các chủ thể có nhiều cơ hội để lựa chọn giải pháp pháp lý tối ưu cho vấn đề vướng mắc của mình, tôi đề nghị sửa đổi
Điều 122 BLDS năm 2005 như sau: “Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: (i) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; (ii) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; (iii) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.”
Đối với việc xử lý tài sản hình thành từ vốn vay. Đây là vấn đề gây bức xúc nhất với các TCTD. Đề nghị bổ sung các quy định về xử lý tài sản hình thành từ vốn vay trong giai đoạn tài sản hình thành nhưng chưa thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Quy định cụ thể về phương thức nhận tài sản bảo đảm để
thay thế nghĩa vụ và hỗ trợ của pháp luật và các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý tài sản bảo dảm hình thành từ vốn vay.
Ngoài ra, cần có quan điểm đúng đắn về hợp đồng bảo đảm trong mối hệ với hợp đồng tín dụng, cơ sở để chấm dứt hợp đồng bảo đảm tiền vay cần quy
định phù hợp với BLDS và bổ sung quy định về chuyển đổi đăng ký giao dịch bảo đảm khi tài sản chuyển đổi từ động sản sang bất động sản.
Trên cơ sở những nghiên cứu và thực tiễn công tác, tôi đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp trên với mong muốn pháp luật sẽ ngày càng hoàn thiện, thực sự là công cụ để các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đồng thời pháp luật giao dịch bảo đảm nói chung và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay nói riêng cũng là bà đỡ cho việc thúc đẩy giao dịch dân sự của tài sản nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế-xã hội.
Mặc dù người viết đã cố gắng nghiên cứu và mong muốn được khám phá và đưa ra những giải pháp hữu ích, nhưng do nhận thức chưa đầy đủ, những trải nghiệm cuộc sống chưa nhiều, cách thức diễn đạt còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót mang tính chủ quan. Vì vậy, người viết rất mong nhận được những ý kiến phản biện, sự góp ý chân thành và quý báu của thầy cô.
TàI LIệU THAM KHảO
1. Bộ Tài chính, Học viện tài chính, Cục quản lý giá, Công ty cổ phần công nghệ Vĩnh Hưng (2006), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm
định giá.
2. Cục đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm-Bộ Tư pháp (2007), Đăng ký giao dịch bảo đảm-Quá trình xây dựng và phát triển (2002-2007, NXB Tư pháp, Hà Nội.
3. Cục đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm-Bộ Tư pháp (2006), Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký, NXB Tư pháp, Hà Nội.
4. Cục đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm-Bộ Tư pháp (2008), “Dự thảo Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm - Những điểm mới so với pháp luật hiện hành” (http://news.vibonline.com.vn/Home/tp/2008/08/2881.aspx), thứ 6, ngày 23/08/2008, 09: 04.
5. Dự thảo số 07 về Luật đăng ký giao dịch bảo đảm.
6. Đỗ Hồng Thái (2006), “Tài sản hình thành trong tương lai là dối tượng
được dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự”, Tạp chí Ngân hàng (7), tr.44-47.
7. Khắc Luyện (2007), “Cần thống nhất cách định giá tài sản vay vốn ngân hàng”,(http://www.icb.com.vn/?id=075306&page=6&sheet=1&c=94&m= 94), thứ 2, ngày 13/08/2007;
8. Kỷ yếu Toạ đàm về Dự thảo Luật đăng ký bất động sản và Dự thảo Nghị
định về Giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, do Nhà Pháp luật Việt-Pháp tổ chức vào hai ngày 22&23/06/2006.
9. Lê Thị Thu Thủy (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng, NXB Tư pháp, Hà Nội.
10. Ngân hàng TMCP á châu (2007), Tài liệu nghiệp vụ ACB-Tổng hợp.
11. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2004), Sỉ tay tÝn dơng.
12. Ngân hàng TMCP Quốc tế (2006), Quy chÕ cho vay.
13. Ngân hàng TMCP Quốc tế (2006), Quy chế bảo đảm tiền vay.
14. Ngân hàng TMCP Đại Dương (2007), Quy chế bảo đảm tiền vay.
15. Ngân hàng TMCP Đại Dương (2007), Quy chÕ cho vay.
16. Ngô Huy Cương (2007), Tập bài giảng về Tài sản.
17. Ngô Huy Cương (1997), “Vài nét về thế chấp trong Bộ luật dân sự Việt Nam”, tạp chí Nhà nước và Pháp luật (5), tr 10-15.
18. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội.
19. Nguyễn Thúy Hiền (2007), “Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện công tác dăng ký giao dịch bảo đảm (2002-2007)”, Hội nghị do Bộ Tư pháp tổ chức vào ngày 30/11/2007.
20. Nguyễn Minh Thắng (2008), “Góp ý dự thảo luật đăng ký giao dịch bảo
đảm”,(http://www,vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=vie w&id=2602&Itemid=34) thứ Tư, ngày 29/05/2008.
21. Phạm Thanh Chung (2005), “Pháp luật về các biện pháp bảo đảm-thực trạng và giải pháp”, bài góp ý với Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo
đảm về các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật về các biện pháp bảo đảm.
22. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
23. Phan Lãng (2006), “Thực hiện Bộ luật dân sự năm 2005: Các ngân hàng cần sửa đổi, bổ sung các mẫu hợp đồng bảo đảm”, (http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/05/18/8794/).
24. Phòng Pháp chế Ngân hàng Nhà Hà Nội (2007), “Những tác động của pháp luật về giao dịch bảo đảm và công chứng tới hoạt động ngân hàng”, (http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id= 524&Itemid=65), thứ 5, ngày 18/10/2007.
25. Tài liệu Hội thảo đăng ký giao dịch bảo đảm và bảo đảm tiền vay, do Cục
đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm-Bộ Tư pháp, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức vào ngày 18/09/2007.
26. Tài liệu tập huấn Pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo
đảm, do Cục đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm-Bộ Tư pháp, Trung tâm
đăng ký giao dịch bảo đảm-tài sản thành phố Hà Nội tổ chức vào ngày 22/11/2006.
27. Trần Đình Hảo (2005), “Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (4), tr.16-21.
28. Trần Công Thịnh (2004), “Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định cầm cố tài sản” (http://www.vnu.edu.vn/en/contents/index.php?ID
=736#bai6)
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
30. Roy Perryman, Bùi Minh Giáp, Đỗ Thị Kim Hảo (2007), “Đánh giá một
đơn xin vay vốn có kỳ hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Trung tâm đào tạo Ngân hàng.