Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGÔ THỊ NHƯ HUẾ


BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG QUYỀN ĐÒI NỢ TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật dân sự

Mã số : 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Minh Tuấn


Hà Nội - 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Ngô Thị Như Huế


MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG QUYỀN ĐÒI NỢ TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG 6

1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền đòi nợ, phân biệt quyền đòi nợ với một số quyền tài sản khác 6

1.1.1. Khái niệm quyền đòi nợ 6

1.1.2. Đặc điểm quyền đòi nợ 10

1.1.3. Phân biệt quyền đòi nợ với một số quyền tài sản khác 13

1.2. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng 19

1.2.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng 19

1.2.2. Đặc điểm của bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng 20

1.3. Vai trò của bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng 26

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG QUYỀN ĐÒI NỢ TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 28

2.1. Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng 28

2.1.1. Khái quát pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng 28

2.1.2. Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng 29

2.2. Điều kiện, trình tự thủ tục nhận tài sản bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng 37

2.2.1. Các điều kiện khi tổ chức tín dụng nhận quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm tiền vay 37

2.2.2. Trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng 47

2.3. Phạm vi bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ 50

2.4. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng 55

2.4.1. Loại hợp đồng bảo đảm được ký kết 55

2.4.2. Đối tượng của hợp đồng bảo đảm 56

2.4.3. Nội dung của hợp đồng bảo đảm 58

2.4.4. Các bên chủ thể của hợp đồng bảo đảm 58

2.4.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo đảm 59

2.4.6. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm 60

2.4.7. Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm 62

2.5. Quản lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ 64

2.6. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ 65

2.6.1. Phương thức xử lý 65

2.6.4. Kê biên tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ 67

2.7. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng 68

Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG QUYỀN ĐÒI NỢ TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 70

3.1. Các yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam 71

3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam 73

3.3. Một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam 74

3.3.1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam 75

3.3.2. Có cơ chế đồng bộ nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý và bảo đảm thực hiện trên thực tế bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam 82

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLDS

: Bộ luật Dân sự

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

TCTD

: Tổ chức tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam - 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động cho vay của TCTD đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội. Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của TCTD ở Việt Nam là rất cần thiết, vì hoạt động này tiềm ẩn rủi ro cao và mang tính hệ thống.

Làm dịch vụ trung gian tiền tệ, TCTD nhận tiền gửi của khách hàng sau đó cho khách hàng khác vay lại bằng chính nguồn tiền đó, hoạt động của TCTD chính vì vậy luôn tiềm ẩn rủi ro. Để hạn chế những rủi ro cho hoạt động của mình, trong quan hệ cho vay, bên cạnh việc kiểm tra, thẩm định, đánh giá bên vay, TCTD thường yêu cầu bên vay phải có biện pháp bảo đảm tiền vay. Trong đó, bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ là một trong những biện pháp bảo đảm được pháp luật công nhận, bảo hộ, được TCTD và bên vay lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, biện pháp bảo đảm này hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi hay nói đúng hơn các TCTD không “hào hứng” lắm với việc nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định khá ít và có phần chung chung về quyền tài sản nói chung cũng như quyền đòi nợ nói riêng. Có thể điểm đến một số văn bản quy định quyền đòi nợ như sau: BLDS năm 2005, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 163), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11); Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83). Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 16). Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD còn thiếu những

quy định, hướng dẫn cụ thể dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn và do đó, biện pháp bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ chưa được sử dụng phổ biến.

Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu những vấn đề pháp lý và thực tiễn của bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này để tạo thuận lợi cũng như thúc đẩy các giao dịch dân sự liên quan tới quyền đòi nợ, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu về đề tài "Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Dưới góc độ luật học, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến pháp luật về quyền đòi nợ và bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ.

Có một số bài trao đổi, nghiên cứu liên quan đến giao dịch bảo đảm bằng quyền đòi nợ được đăng tải trên một số trang web và tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng như:

- Bài viết:"Giao dịch có đối tượng là quyền đòi nợ" của ThS. Bùi Đức Giang đăng tải trên Web Thông tin pháp luật dân sự ngày 12/11/2013;

- Bài viết: “Quyền ưu tiên thanh toán của Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ” của ThS. Bùi Đức Giang đăng tải trên Tạp chí Ngân hàng, số 17, tháng 09/2012;

- Bài viết: “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ” của ThS. Bùi Đức Giang đăng tải trên Tạp chí Ngân hàng, số 5 (301), năm 2013;

- Bài viết: “Một số hạn chế của chế định thế chấp quyền đòi nợ theo quy định hiện hành” của ThS. Bùi Đức Giang đăng tải trên Tạp chí Ngân hàng, số 21, tháng 11/2011.

Ngoài ra, một số khía cạnh pháp lý liên quan đến nghiệp vụ cho vay trên cơ sở có bảo đảm bằng thế chấp quyền đòi nợ cũng được nhiều bài báo viết, báo điện tử đăng tải.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022