Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN HOÀNG ANH


BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN THEO PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH


Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số: 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRIỀU DƯƠNG

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Hoàng Anh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



BLDS

Bộ luật Dân sự

TAND

Tòa án nhân dân

TTLT

Thông tư liên tịch

THADS

Thi hành án dân sự

UBND

Ủy ban nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 1


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 6

1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp

pháp của người được thi hành án dân sự 6

1.2. Nội dung về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự 11

1.3. Cơ sở của việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự 13

1.4. Các yếu tố bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành

án dân sự 15

Kết luận Chương 1 19

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN 20

2.1. Nguyên tắc của bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự 20

2.2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án bằng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 22

2.3. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 35

2.4. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án thông qua các thủ tục thi hành án dân sự 44

2.5. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án từ phía thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên, tòa án trong quá trình thi hành án dân sự 51

2.6. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án từ phía cá nhân, cơ quan, và các tổ chức khác 60

Kết luận Chương 2 63

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN 64

3.1. Thực tiễn bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án 64

3.2. Nguyên nhân của những khó khăn trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án 78

3.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án dân sự 81

Kết luận chương 3 86

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước nhằm đưa các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra thi hành trên thực tế. Đây cũng là một công cụ hữu hiệu để khôi phục, bù đắp quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại của công dân. Do đó, hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự có tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động tố tụng cũng như niềm tin của nhân dân đối với pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành án dân sự thời gian qua chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Theo báo cáo tổng kết của Tổng cục thi hành án dân sự qua các năm, số vụ việc chưa được thi hành trên tổng số vụ việc phải thi hành chiếm tỷ lệ cao: năm 2012 chiếm 38.5%, năm 2013 chiếm 32.7%, năm 2014 chiếm 31,8%, năm 2015 chiếm

32.5% và trong 6 tháng đầu năm 2016 con số này là 60.7% [23]. Điều này đồng nghĩa với việc quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án trong nhiều vụ việc chưa được đảm bảo. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do người có nghĩa vụ thi hành án thường không tự nguyện, có tâm lý chây ỳ, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định, dẫn đến hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản nhằm làm mất đi điều kiện thi hành án. Để ngăn chặn các hành vi nêu trên của người phải thi hành án, tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án thực thi nhiệm vụ, Nhà nước đã xây dựng quy định về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự và thể chế hóa trong các văn bản có tính pháp lý cao như: Luật thi hành án dân sự năm 2008, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2014, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự 2008 về thủ tục thi hành án dân sự; Nghị định số 125/NĐ-CP ngày 14/10/2013 sửa đổi bổ sung một số điều nghị định 58/2009/NNĐ-CP

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự, và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

Hành lang pháp lý đã được Nhà nước xây dựng, tuy nhiên việc áp dụng các quy định pháp luật trong tổ chức thi hành án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần phải được tháo gỡ. Xuất phát từ nhận thức về những tồn tại nói trên, với mong muốn đóng góp một phần công sức của bản thân vào việc nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo và bạn bè, tác giả đã lựa chọn đề tài “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành” làm luận văn thạc sỹ Luật học của mình. Đây là một vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, không chỉ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án mà còn góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa công bằng, văn minh.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Bảo đảm thi hành án dân sự là chế định có tác động sâu rộng đến các quan hệ xã hội của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong bản án. Do đó, có khá nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố về mảng đề tài này như: Bài viết “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự” của tác giả Trần Phương Thảo, đăng trên Tạp chí Luật học, số 07/2007; Bài viết “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự: Bước ngoặt của pháp luật về thi hành án dân sự” của tác giả Lê Thị Kim Dung đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề thi hành án dân sự và vấn đề xã hội hóa; Bài viết “Một số vấn đề về hoàn thiện pháp thi hành án dân sự Việt Nam” của tác giả Lê Thu Hà được nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2011; đặc biệt có các công trình được thực hiện ở cấp độ luận án tiến sỹ, với đề tài “Hoàn thiện pháp Luật Thi hành án dân sự ở Việt

Nam hiện nay”, luận án tiến sỹ năm 2008 của tác giả Nguyễn Thanh Thủy, “Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam” luận án tiến sỹ năm 2012 của tác giả Đặng Đình Quyền. Và gần đây có đề tài: “Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án”, luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thị Mai Hiên năm 2014...

Tuy nhiên nhìn chung các tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nói chung mà chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Vì vậy, với đề tài này tác giả sẽ tập trung đi sâu vào nghiên cứu và phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án để từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự trên thực tế.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và nghiên cứu các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự trong vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, tác giả mong muốn có thể làm rõ hơn những bất cập trong thực tiễn áp dụng ở nước ta những năm gần đây. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự nói chung và việc bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự nói riêng.

Nhiệm vụ nghiên cứu: làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận của bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự; Nội dung bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự theo pháp luật hiện hành; Thực tiễn thực hiện và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự.

Phạm vi nghiên cứu

Pháp luật thi hành án dân sự bao gồm nhiều chế định khác nhau. Quá

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí