trình thi hành án dân sự có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, bao gồm người được thi hành án, người bị thi hành án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan,… Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về thi hành án dân sự.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, và phép biện chứng Mác - Lênin. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp tổng hợp, thống kê nhằm tổng hợp và thống kê những số liệu từ nhiều nguồn; phương pháp phân tích, đánh giá nhằm phân tích số liệu, báo cáo tổng kết hằng năm nhằm rút ra những nhận xét, đánh giá cần thiết trong việc nắm bắt tình hình thực tế; phương pháp so sánh dung cho việc so sánh đối chiếu số liệu, thông tin thu thập, từ đó rút ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được để kịp thời bổ bổ sung, đồng thời xem xét những vướng mắc tìm cách giải quyết.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự.
Chương 2. Nội dung quy định của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
Chương 3. Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị hoàn thiện pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 1
- Cơ Sở Của Việc Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Được Thi Hành Án Dân Sự
- Nguyên Tắc Của Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Được Thi Hành Án Dân Sự
- Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Được Thi Hành Án Thông Qua Biện Pháp Bảo Đảm Tạm Giữ Tài Sản, Giấy Tờ Của Đương Sự
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
luật để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm
Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thì thủ tục thi hành án dân sự được hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các bước để đưa một bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra thi hành theo quy định của pháp luật [12, tr.5]. Quy trình, thủ tục về thi hành án dân sự được thực hiện từ khi chuyển giao bản án, quyết định, tiếp nhận, thụ lý đơn yêu cầu thi hành án, ra quyết định thi hành án và tiến hành các tác nghiệp cụ thể cho đến khi chấm dứt việc thi hành án; quyền và nghĩa vụ của đương sự được thực hiện trên thực tế.
Về mặt pháp lý, khái niệm "thi hành án" là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án được thực hiện [28, tr.15]. Nếu như kết quả của hoạt động xét xử là "đưa ra các phán quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở áp dụng các điều luật cụ thể để xem xét các tình tiết đã xảy ra, thì kết quả của thi hành án là làm cho các phán quyết đó được thực hiện trong thực tế". Khái niệm thi hành án dân sự là "hoạt động do cơ quan thi hành án dân sự tiến hành theo những thủ tục, trình tự nhất định nhằm đưa các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực thi hành của Tòa án ra để thi hành" [28, tr.16]. Tuy nhiên, cần hiểu rộng ra là không chỉ bản án, quyết định của Tòa án mà còn thi hành các quyết định của Trọng tài thương mại, của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh… Trong trình tự, thủ tục thi hành
án dân sự, tùy theo từng vụ việc cụ thể mà Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự có thể thực hiện các thủ tục cần thiết khác nhau.
Về giải thích từ ngữ, theo từ điển wiki thì khái niệm “Bảo đảm” được hiểu là việc làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết. Quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là một trong những quyền cơ bản không thể thiếu của công dân và đã được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam [28, tr.20]. Còn theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 thì “Bảo đảm” là: 1. Cam đoan chịu trách nhiệm về việc gì đó; 2. Làm cho có được điều gì.
Theo khoản 2 Điều 3 giải thích từ ngữ Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì “Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành”.
Từ những định nghĩa nêu trên, có thể hiểu khái niệm “bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự” là tổng thể các biện pháp của các chủ thể được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm làm cho đầy đủ các quyền và lợi ích của người được thi hành án được thực hiện trên thực tế. Và đây có thể xem là mục đích cuối cùng của hoạt động thi hành án dân sự.
1.1.2. Đặc điểm
Trong quá trình thi hành án, vấn đề bảo đảm quyền lợi hợp pháp được đặt ra chung cho tất cả các chủ thể như: người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền và lợi ích liên quan, … Và đối với mỗi nhóm chủ thể, việc bảo đảm quyền và lợi ích mang những đặc điểm riêng. Việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án dân sự có những đặc điểm sau:
- Về chủ thể được bảo đảm: Là người được thi hành án – thường là
người có quyền và lợi ích bị xâm phạm trong các giao dịch dân sự trước đó. Việc bảo đảm quyền lợi cho người được thi hành án dân sự thực chất là sự bù đắp những thiệt hại, tổn thất mà họ phải gánh chịu trong các giao dịch dân sự.
- Quyền, lợi ích được bảo đảm: là những quyền lợi được ghi nhận trong bản án, quyết định của tòa án, cơ quan giải quyết vụ việc,… nó hoàn toàn khác với quyền lợi của các chủ thể khác trong quan hệ thi hành án dân sự.
- Về biện pháp bảo đảm: Việc bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án là mục đích chính của giai đoạn thi hành án và có liên quan trực tiếp đến quá trính xét xử. Do đó chúng được bảo đảm thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước, mà cụ thể chính là các biện pháp để thực hiện nội dung của bản án, quyết định của tòa án. Nó được áp dụng tại nhiều thời điểm, nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án.
- Chủ thể chịu sự tác động của bảo đảm: để bảo đảm quyền lợi cho người được thi hành án thì cơ quan thi hành án phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xử lý các tài sản, quyền tài sản, giấy tờ,… của người phải thi hành án. Do đó, chủ thể chịu sự tác động rõ nét nhất của hoạt động bảo đảm chính là người phải thi hành án. Ngoài ra, các đối tượng là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng phải chịu sự tác động của hoạt động này (là các tổ chức, cá nhân đang quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án; là các cơ quan có trách nhiệm phối hợp trong quá trình thi hành án,…).
- Về đối tượng bảo đảm: Đối tượng hướng tới ở đây chủ yếu là các vấn đề về tài sản. Tranh chấp dân sự giữa các bên thường phát sinh từ quan hệ pháp luật nội dung là quan hệ tài sản. Do đó quyền lợi ích được bảo đảm chủ yếu là vấn đề tài sản, tuy nhiên trong một vài trường hợp nó bao gồm cả các quyền lợi ích về tinh thần.
1.1.3. Ý nghĩa
Việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án dân sự có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với hoạt động thi hành án nói riêng và đời sống xã hội nói chung.
- Thứ nhất, việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự có ý nghĩa là thước đo đối với kết quả hoạt động thi hành án. Khi quyền lợi của người được thi hành án được bảo đảm trên thực tế đồng nghĩa với việc các bản án, phán quyết hoặc các quyết định của Tòa án, trọng tài hoặc thủ trưởng cơ quan thi hành án đã được thực thi. Mặt khác, nhìn vào kết quả bảo đảm quyền lợi cho người được thi hành án, ngoài việc đánh giá số lượng các vụ việc được thi hành án chúng ta còn đánh giá được chất lượng hoạt động thi hành án. Thực tiễn cho thấy, trong một số trường hợp mặc dù vụ việc đã được thi hành án xong nhưng quyền lợi của người được thi hành án không được đảm bảo đầy đủ do những lý do khác nhau. Về mặt trực quan có thể thấy, quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án càng được bảo đảm tối đa, càng chứng tỏ chất lượng hoạt động thi hành án cao và ngược lại.
- Thứ hai, việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử. Mặc dù quá trình xét xử vụ việc dân sự phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tố tụng; Chủ thể tiến hành tố tụng đều là những người có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các qui định của pháp luật về nội dung cũng như qui định về thủ tục tố tụng còn chưa theo kịp với đặc điểm tính chất đa dạng của vụ việc dân sự. Do đó có thể dẫn đến những sai sót trong quá trình xét xử. Vì vậy, kết quả thi hành án dân sự chính là giai đoạn kiểm nghiệm qua thực tiễn những phát quyết của Toà án, phản ánh chân thực chất
lượng và hiệu quả của toàn bộ quá trình giải quyết vụ án. Từ thực tiễn bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án mà mỗi Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân và cán bộ Tòa án đã tham gia vào quá trình xét xử có thể rút ra kinh nghiệm để khắc phục những khuyết điểm, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của mình.
- Thứ ba, góp phần vào công tác giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội. Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan nhà nước, mang tính quyền lực, cưỡng chế, thể hiện trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân [28, tr.20]. Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, quan hệ xã hội được mở rộng, các giao dịch dân sự ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tranh chấp thì việc giải quyết tranh chấp tại tòa án được nhiều chủ thể lựa chọn như là một công cụ hữu hiệu nhất. Việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của công dân thông qua hoạt động xét xử các vụ việc dân sự cũng trở thành công cụ giúp Nhà nước duy trì trật tự xã hội, bảo đảm sự công bằng, công lý trong xã hội.
- Thứ tư, thông qua các biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, ý thức pháp luật của người dân cũng được nâng cao. Thi hành án nói chung hay việc bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án không chỉ là hoạt động nghiệp vụ của riêng cơ quan chức năng mà đó còn là sự kết hợp với vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, là sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức hữu quan và mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội. Thông qua việc thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án, ý thức chấp hành pháp luật của người dân ngày một được nâng cao, vai trò trách nhiệm của các cơ quan tổ chức được bảo đảm, niềm tin của nhân dân vào hệ thống pháp luật, vào bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố.
1.2. Nội dung về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự
Như đã phân tích ở trên, bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án trong thi hành án dân sự được hiểu là hoạt động của các cơ quan Tòa án, thi hành án, trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh… sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong thi hành án dân sự nhằm làm cho các quyền, lợi ích của người được thi hành án được bảo vệ trước những sự xâm hại khác nhau. Theo đó, nội dung việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự bao gồm những nội dung cụ thể, đó là:
- Một, bảo đảm từ phía cơ quan thi hành án đối với quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Cơ quan THADS là chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động thi hành án, hiệu quả hoạt động của cơ quan này là yếu tố quyết định việc quyền lợi của người được thi hành án được bảo đảm ở mức độ nào. Sự tuân thủ quy định pháp luật, sự linh động, nhạy cảm ở thủ trưởng cơ quan THADS, của Chấp hành viên khi ra quyết định thi hành án, khi tổ chức thi hành án hay ra các quyết định nhằm bảo đảm, cưỡng chế thi hành án sẽ là đảm bảo chắc chắn nhất cho các quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án được thực thi trên thực tế.
- Hai, bảo đảm bằng cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan thi hành án với Tòa án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các chủ thể khác. Tuy đóng vai trò trung tâm, nhưng để tổ chức thi hành án thành công cơ quan thi hành án cần phải phối hợp chặt chẽ với nhiều chủ thế khác. Đó có thể là cơ quan, tổ chức đã ban hành bản án, quyết định – cơ sở để tổ chức thi hành án; Đó cũng có thể là các tổ chức tín dụng nơi giữ tiền, tài sản là đối tượng được thi hành án; Hay đơn giản là những cá nhân, tổ chức có quyền lợi về tài sản liên quan tới người phải thi hành án (trường hợp có tài sản thuộc sở hữu chung, nhận chuyển nhượng tài sản là đối tượng thi hành án,…). Để một bản