Quan Điểm Về Bảo Đảm Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Và Tự Do Tôn Giáo

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO TRONG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Năm 2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại thủ đô Hà Nội, phản ánh thành quả của quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và phát triển lý luận sau 20 năm đổi mới đất nước, trong đó có đổi mới tư duy về tôn giáo. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển 2011) khái quát: “Tôn trọng và bảo đảm Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân ".

“Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc”.

3.1. QUAN ĐIỂM VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TỰ DO TÔN GIÁO

Một là, đổi mới trong nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Khi tôn giáo ra đời đã hình thành cho mình những chức năng để đáp ứng nhu cầu cần có của

con người, đó là chức năng giải thích thế giới (thế giới quan); chức năng bù đắp, chức năng liên kết cộng đồng và chức năng điều chỉnh hành vi thông qua các quy phạm luân lý, đạo đức. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, ra đời và tồn tại khách quan trong xã hội. Trong lịch sử và hiện nay tôn giáo luôn có ảnh hưởng nhất định đối với một bộ phận nhân dân trong nước hay với cả một quốc gia.

Nếu như trước đây, có quan điểm cho rằng tôn giáo là lạc hậu, là phản động, là không thiện chí đã cản trở công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đã tạo khoảng cách giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo. Người có tín ngưỡng, tôn giáo mặc cảm về thân phận mình, còn người không có tín ngưỡng, tôn giáo nhìn người có tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng định kiến. Kết hợp với việc các thế lực thù địch thường xuyên xuyên tạc, vu khống và kích động tạo nên sự mâu thuẫn, hận thù giả tạo giữa CNXH và tôn giáo, nhằm lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân ta, càng tạo nên sự không thân thiện giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo. Có quan điểm cho rằng CNXH là nơi ngự trị của thế giới vô thần, đã dẫn đến việc người có tôn giáo coi CNXH không phải là nơi dành cho mình. Điều này đã cản trở sự hoà nhập của người có tôn giáo, ảnh hưởng không tốt đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Trung ương 7, đã đưa ra một nguyên tắc trong xử sự đối với đồng bào các tôn giáo cũng như đồng bào cả nước trong công cuộc xây dựng đất nước. Đồng bào có hay không có tín ngưỡng, tôn giáo, cùng các đoàn thể chính trị xã hội đồng hành trên con đường xây dựng CNXH ở nước ta. Nghị quyết khẳng định thêm trách nhiệm của hệ thống chính trị cần có thái độ tích cực vì lợi ích đồng bào các tôn giáo, uốn nắn, nâng đỡ đồng bào các tôn giáo trong quá trình thực hiện các hoạt động tôn giáo theo hướng “tốt đời, đẹp đạo”, “phụng đạo yêu, yêu nước” phát huy tốt hơn mặt tích cực, những điểm tương đồng của tôn giáo với chủ nghĩa nhân đạo XHXN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hai là, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay - 12

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hay không theo một tôn giáo nào không những là một trong những quyền cơ bản, chính đáng của con người mà còn là một nguyên tắc trong quan hệ của Nhà nước XHCN Việt Nam với tổ chức tôn giáo, mà còn là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước, là một nhân tố quan trọng phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là cơ sở quan trọng tạo sự gắn bó không chia rẽ đồng bào 54 dân tộc anh em.

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân bằng pháp luật. Vì vậy, Nhà nước yêu cầu các tôn giáo hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật và phát huy được tính tích cực trong tôn giáo. Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân trong đó có đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội. Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng. Trong cách mạng dân tộc, dân chủ, chính sách “Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân kháng chiến thắng lợi, giành độc lập thống nhất hoàn toàn đất nước. Ngày nay, trong thời kỳ phát triển đất nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đã đặt yêu cầu và đòi hỏi phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong đó có đồng bào các tôn giáo.

Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Nơi thờ tự và gia đình là địa điểm sinh hoạt tôn giáo của tín đồ. Nơi thờ tự là một trong những yếu tố cấu thành một tôn giáo nhưng phải được Nhà nước công nhận để được bảo hộ và phải thuộc tôn giáo hợp pháp. Các tín đồ có quyền tự do hành đạo tại địa điểm đó và phải theo đúng quy định của pháp luật.

Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách, sửa chữa cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật. Việc thừa nhận những quyền lợi của tổ chức tôn giáo là nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng tôn giáo chính đáng của chức sắc và tín đồ; đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, phát huy được những giá trị tích cực, tiến bộ vốn có trong giáo lý tôn giáo, để tôn giáo từng bước thích ứng với xã hội chủ nghĩa.

Truyền đạo là một đặc tính của tôn giáo. Điều cần lưu ý là pháp luật không cấm truyền đạo với tính cách là một trong những chức năng của tôn giáo. Pháp luật chỉ nghiêm cấm việc truyền đạo trái pháp luật, có nội dung và phương pháp truyền đạo không đúng giáo lý tôn giáo, tuyên truyền mê tín dị đoan (sóc thẻ, bùa chú, gọi hồn, buôn hồn, bán thánh để vụ lợi...), ép buộc để lôi kéo quần chúng có đạo, nhằm thực hiện mục đích không lành mạnh, tổn hại đến sức khỏe, đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân. Để đảm bảo sự lành mạnh trong đời sống tôn giáo của tín đồ, pháp luật nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan.

Ba là, Công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng: Đại đa số đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta là nhân dân lao động, có tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước là nhằm thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dù có đạo hay không có đạo. Đồng bào tín đồ các tôn giáo là những người có đời sống tâm linh nhạy cảm, có tình cảm đạo đức tôn giáo riêng. Do vậy, công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, giải quyết những lợi ích thiết thân của đồng bào, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật, giúp đồng bào nâng cao trình độ về mọi mặt, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Đồng thời, từ đó hình thành mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với chính quyền với đồng bào tín đồ các tôn giáo. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã

hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung trong đó có đồng bào tôn giáo. Vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, có nhiều công lao đóng góp đối với đất nước thông qua các phong trào: "phụng đạo, yêu nước", "tốt đời, đẹp đạo", nhất là trong hoạt động từ thiện xã hội, một trong những thuộc tính quan trọng và đã trở thành truyền thống các tôn giáo. Công tác tôn giáo phải khơi dậy, phát huy truyền thống qúy báu đó và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, giúp đồng bào hiểu và tin tưởng vào chính sách của Nhà nước, yên tâm sống đạo, giữ đạo và làm tròn trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.

Bốn là, Công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo

Công tác tôn giáo có liên quan đến đời sống xã hội, các cấp các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo:Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử xã hội, có nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý nên có tác động, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và diễn ra trên nhiều địa bàn. Tôn giáo cũng có tính quần chúng, tính dân tộc, tính quốc tế, vì vậy, để làm tốt công tác tôn giáo, phải đặt trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, các bộ phận của hệ thống, phải phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính quyền thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong đó có chính sách pháp luật về tôn giáo. Công tác vận động quần chúng là trách nhiệm của toàn thể cán bộ, đảng viên, của cả hệ thống chính trị, nó phản ánh bản chất của chế độ XHCN với một Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Công tác tôn giáo bao gồm nhiều mặt, nên phải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng có trách nhiệm trực tiếp là tổ chức, bộ máy làm công tác tôn giáo của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhằm đảm bảo cho hoạt động tôn giáo được diễn ra bình thường trong khuôn khổ pháp luật, phát huy

tính tích cực của tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo.

Bản thân tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm. Nhận thức, tình cảm của quần chúng tín đồ có nét đặc thù về thế giới quan và nhân sinh quan, tôn giáo còn là một thành tố văn hóa, một hình thức sinh hoạt văn hóa. Quản lý Nhà nước đối với tôn giáo không chỉ là việc giải quyết những nhu cầu chính đáng của tín đồ, đưa hoạt động tôn giáo theo pháp luật, mà thông qua đó còn có tác dụng cơ bản, lâu dài hơn là nó góp phần tích cực vào việc chắt lọc và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo với chuẩn mực xã hội tốt đẹp của chế độ ta, góp phần tích cực vào việc tạo quan hệ lành mạnh giữa con người với con người.

Công tác tôn giáo phải làm cho đồng bào các tôn giáo thông suốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tính ưu việt của pháp luật dân chủ XHCN, trong đó có chính sách, pháp luật về tôn giáo, để quần chúng tín đồ tự giác chấp hành. Đồng thời, giúp đồng bào nhận rõ những thủ đoạn, âm mưu của thế lực thù địch, tự giác đấu tranh, bảo vệ quyền tự do chính đáng của mình, góp phần bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Như vậy, để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo cho người có tín ngưỡng, tôn giáo phải thể hiện cách nhìn nhận phù hợp với thực tiễn, phương pháp ứng xử khoa học, đúng đắn đối với vấn đề tôn giáo, tạo nên những tiền đề cơ bản cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

3.2. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TỰ DO TÔN GIÁO TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

3.2.1. Dự báo xu hướng phát triển của các tôn giáo ở Việt Nam và tính tất yếu phải bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo

Ngày nay, tình hình tôn giáo trên thế giới có đang có diễn biến khá phức tạp với nhiều xu thế:

- Xu thế toàn cầu hóa: là sự mục tiêu của đa số các tôn giáo dù là những tôn giáo thế giới có bề dày lịch sử lâu đời hay chỉ là những hiện tượng tôn giáo mới ra đời gần đây, tính toàn cầu hóa dẫn đến sự có mặt của hầu hết các tôn giáo lớn, nhỏ

trong một quốc gia. Từng tôn giáo nhất là các tôn giáo lớn đều muốn và cố gắng có mặt trên khắp các nước trên thế giới. Với xu hướng này những tôn giáo mang tính địa phương sẽ mang tính toàn cầu, hoặc sẽ xuất hiện một loại tôn giáo mới ở quốc gia chưa từng có.

- Xu thế đa dạng hóa: từ xu thế toàn cầu dẫn đến xu thế đa dạng hóa trong tôn giáo. Ngày nay dân trí được nâng cao, không gian xã hội của cá nhân đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, của khu vực. Con người không chỉ tiếp cận với các tôn giáo truyền thống mà còn với các tôn giáo khác. Sự tiếp cận ấy không hề thụ động mà còn phê phán, tiếp thu. Vì thế, một cá nhân cùng một lúc đã theo nhiều tôn giáo khác nhau, ngay cả ở những nước vốn có truyền thống độc thần. Trong điều kiện đó một số tôn giáo cũng có sự phân rẽ thành các giáo phái, thậm chí có giáo lý xa lạ với giáo lý ban đầu. Có tôn giáo, nội bộ bị phân rẽ thành 3 bộ phận: bộ phận toàn thống, bộ phận bảo thủ cực đoan, bộ phận ôn hòa.

- Xu thế thế tục hóa: là xu thế không tuân thủ những điều quy định nghiêm ngặt của từng tôn giáo đặt ra, phai nhạt đức tin, xu thế này diễn ra mạnh ở các nước châu Âu và các nước phát triển. Tín đồ các tôn giáo không thụ động như trước, bởi tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ thời nay phát triển, họ được đáp ứng về nhu cầu nghiên cứu và tinh thần ngay tại trần gian, không phải tu, cầu xin, chờ đợi ở nơi xa xôi, cùng với trình độ dân trí cao với những tiến bộ của khoa học họ tự giải thích, trả lời được những vấn đề bí ẩn do các chức sắc tôn giáo rao giảng vì thế thế tục hóa cũng đang là một xu hướng phát triển ở một số tôn giáo lớn trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây, trong đó có Việt Nam.

- Xu thế dân tộc hóa: biểu hiện xu thế này là hướng trở về với tôn giáo truyền thống, phổ biến ở các nước đang phát triển, lan rộng sang cả Châu âu. Các tôn giáo dân tộc không có tính phổ quát nhưng gắn chặt với từng dân tộc.

3.2.2. Một số yêu cầu đặt ra trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo

3.2.2.1. Tôn trọng và giải quyết tốt nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cho cá nhân, tổ chức có tín ngưỡng, tôn giáo

Tín đồ tôn giáo ở Việt Nam khá đông nhưng đa số là nhân dân lao động,

trong đó chủ yếu là nông dân, họ vốn có tinh thần yêu nước, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của toàn dân. Nhưng về tín ngưỡng, tôn giáo, họ là tín đồ của một tôn giáo nên họ có đức tin tôn giáo và thuộc về một tổ chức tôn giáo, hành vi của họ chịu sự chi phối của giáo luật và đạo đức tôn giáo. Đây chính là điểm rất nhạy cảm, dễ bị kích động và thường bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Mặt khác, do đời sống dân sinh, trình độ dân trí ở một số vùng đồng bào tôn giáo còn thấp so với mặt bằng chung, nên họ rất dễ tin, dễ bị các thế lực khác chi phối. Ở một số nơi do lịch sử để lại và do một bộ phận cuồng tín nên bị các phần tử xấu khai thác lợi dụng chống Đảng, chống chế độ. Do đó, vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới là phải phát huy mặt tích cực trong tín đồ các tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, tạo điều kiện để người có tín ngưỡng, tôn giáo được sinh hoạt tôn giáo bình thường; đồng thời từng bước khỏa lấp những mặc cảm, thành kiến do lịch sử để lại, phát huy mặt tích cực trong tín đồ các tôn giáo.

3.2.2.2. Phát huy tính khoan dung, hòa đồng của các tôn giáo

Các tôn giáo ở nước ta đã có một quá trình tồn tại lâu dài. Có tôn giáo gắn bó với dân tộc gần 2000 năm đã tham gia vào quá trình hình thành và giữ gìn bản sắc dân tộc. Bản thân tôn giáo có giá trị nhân văn, những giá trị tốt đẹp về văn hoá, đạo đức của tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới ở nước ta. Các tôn giáo từ nguyên thủy/sơ khai (tín ngưỡng) đến các tôn giáo hoàn chỉnh, từ tôn giáo nội sinh cũng như tôn giáo ngoại nhập đều có những giá trị nhân văn: "từ bi" (Phật giáo), "nhân nghĩa" (Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo), "bác ái" (Công giáo), khuyên người làm lành lánh dữ, sống chan hoà với đồng loại, đồng bào; “đạo và đời”, “tôn giáo và dân tộc” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. sống “tốt đời, đẹp đạo”, “kính chúa yêu nước” nhằm làm cho “nước vinh, đạo sáng”, đây cũng là ước vọng chung của bà con tín đồ các tôn giáo. Hiếm có một quốc gia nào có tinh thần khoan dung tôn giáo như Việt Nam, đây là một đặc trưng cơ bản của sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, đã trở thành bản

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023