Công Tác Đối Với Đội Ngũ Chức Sắc, Nhà Tu Hành, Chức Việc

chất của chủ nghĩa nhân văn và nền văn hóa bản địa của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam hoàn toàn có thể hãnh diện về truyền thống lâu đời của một nền văn hóa khoan dung, nhân văn và nhân đạo.

Với đặc điểm như vậy vấn đề đặt ra là Đảng, Nhà nước cần có những chính sách thỏa đáng đối với tôn giáo nói chung và từng tôn giáo cụ thể nói riêng; đồng thời phát huy tính khoan dung, hòa đồng của các tôn giáo ấy.

3.2.2.3. Công tác đối với đội ngũ chức sắc, nhà tu hành, chức việc

Việt Nam có đội ngũ chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo đông. Hầu hết các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo ở Việt Nam là người có tri thức, được đào tạo rất căn bản. Họ là những lãnh tụ tinh thần, là người hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo cho tín đồ, ở những mức độ khác nhau, chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo còn nắm giữ thần quyền. Do đó, họ có uy tín và ảnh hưởng rất quan trọng đối với tín đồ, không chỉ trong đời sống tinh thần mà ngay cả trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Số đông chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo đã vượt qua sự khác nhau giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội, giữa hữu thần và vô thần để tìm đến sự tương đồng là tinh thần dân tộc và chủ nghĩa nhân văn. Chính lực lượng chức sắc này đã góp phần quan trọng đưa các hoạt động tôn giáo theo đường hướng tiến bộ, gắn bó với dân tộc, tuy còn một bộ phận chức sắc chưa vượt qua sự dị biệt này nên họ có thái độ thành kiến, thậm chí có người còn đố kỵ với cách mạng.

Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo là vận động các chức sắc, nhà tu hành, chức việc trong các tổ chức tôn giáo nhận thấy được sự bao dung của nhà nước, tính ưu việt của chế độ mà giảm dần sự mặc cảm để đồng hành cùng dân tộc, để thông qua lực lượng này để hướng dẫn quản lý sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của tín đồ.

3.2.2.4. Xem xét giải quyết thỏa đáng trong điều kiện chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta trong xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa các vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội

Hầu hết các tôn giáo ở Việt Nam được du nhập từ bên ngoài nên có mối quan hệ quốc tế khá rộng rãi. Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhiều mối quan hệ quốc tế

với Tổ chức Phật giáo Châu Á vì Hòa bình (Asean Buddhist Confrence for Peace – ABCP); Liên đoàn Thân hữu Phật tử thế giới (World Fellowship Federation – WFB); Phật giáo Ấn Độ; Phật giáo Trung Quốc; Quan hệ với Phật giáo Phật giáo Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, và các quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á khác như Triều Tiên, Mông Cổ, Sri Lanka, Nhật Bản, Đài Loan. Giáo hội Công giáo Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với Giáo triều Vatican; Giáo hội Công giáo Pháp; Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ, Giáo hội Công giáo các nước Á châu. Các Hội thánh Tin lành Việt Nam có mối quan hệ thường xuyên với Tin lành các nước: Hàn Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, với YMCA (Tổng đoàn thanh niên cơ đốc giáo quốc tế). Tin lành Mỹ, Bắc Âu, Tây Âu. Cộng đồng Chăm Hồi giáo Việt Nam có những mối quan hệ gần gũi với Cộng đồng Hồi giáo khác ở các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam có trên ba triệu người ở nước ngoài (Việt kiều) (trong đó ở Mỹ là 1,4 triệu) là tín đồ các tôn giáo. Do đó, các tôn giáo ở Việt Nam còn chịu tác động của các cá nhân, các tổ chức tôn giáo của người Việt Nam ở nước ngoài qua con đường Việt kiều, hồi hương, du lịch, thăm thân. Do đó, vấn đề quan hệ quốc tế của các tôn giáo đang là vấn đề rất lớn và rất quan trọng trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, cũng như trong công tác quản lý Nhà nước. Vấn đề quan hệ quốc tế tôn giáo cần được xem xét giải quyết thỏa đáng trong điều kiện chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta và trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa các vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội là yêu cầu khách quan.

3.2.2.5. Bảo đảm quyền và kết hợp hài hòa giữa quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo của đồng bào các dân tộc thiểu số

Nước ta là quốc gia có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Theo thống kê năm 1999, nước ta có 53 dân tộc thiểu số với khoảng trên 10 triệu người, sống tập trung ở ba khu vực chính là: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Về mặt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số ở ba khu vực nói trên có những nét riêng rất độc đáo tạo nên nền văn hóa Việt Nam rất đa dạng. Hầu hết các dân tộc thiểu số vẫn giữ tín ngưỡng nguyên thủy thờ đa thần với quan niệm vạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

vật hữu linh và thờ cúng theo phong tục tập quán truyền thống. Sau này, theo thời gian các tôn giáo dần dần thâm nhập vào những vùng đồng bào dân tộc thiểu số hình thành các cộng đồng tôn giáo: cộng đồng dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo, cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo Công giáo, cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, gọi chung là Tây Bắc theo đạo Công giáo, và Tin lành.

Việc truyền giáo của các tôn giáo thường dẫn đến xung đột văn hoá do sự xung đột về đức tin giữa người theo tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống với người theo tôn giáo, gây ra những tác động tiêu cực về xã hội, như đình trệ sản xuất, gây mất đoàn kết trong gia đình, họ hàng, làng bản, thậm chí ở một số nơi gây rối trật tự, an toàn xã hội. Đáng lưu ý có tác động ảnh hưởng đến việc thụ hưởng Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của mọi tầng lớp nhân dân. Do đó, việc một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo đã đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta là cùng một lúc giải quyết cả hai vấn đề lớn vốn rất phức tạp và nhạy cảm là dân tộc và tôn giáo.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay - 13

3.2.2.6. Đấu tranh chống âm mưu lợi dụng của các thế lực thù địch

Trước đây, khi xâm lược và thống trị nước ta, các thế lực đế quốc luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích chính trị phản động. Phương thức mà các thế lực phản động thường sử dụng là tiếp tay cho các phần tử xấu trong giáo hội, gây ra những biến động phản cách mạng, kích động quần chúng có đạo chống Đảng, chống chế độ. Việc lợi dụng tôn giáo của các thế lực phản động đã để lại nhiều hậu quả mà ngày nay chúng ta còn đang phải đối mặt và giải quyết.

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đang thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tôn giáo nhằm chống phá cách mạng Việt Nam; lợi dụng vấn đề tôn giáo và gắn với nó là vấn đề nhân quyền để vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, quyền tự do tín ngưỡng. Đặc biệt, những năm gần đây, Mĩ thường đơn phương đưa ra các dự luật về nhân quyền và tôn giáo liên quan đến Việt Nam như HR 2431 (1999), HR 2368 (2001), HR 1950 (2003) nhằm tạo dựng hành lang pháp lý để qua đó can thiệp sâu vào vấn đề tôn giáo ở Việt Nam.

Ngoài ra, Mĩ còn tìm cách tập hợp, hỗ trợ cho các phần tử xấu và cực đoan trong các tôn giáo nhằm gây mất ổn định tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Tình hình trên đòi hỏi công tác tôn giáo trong trong thời gian tới vừa phải đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng tín đồ, vừa phải cảnh giác đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam.

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo Quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo ở Việt Nam

3.2.3.1. Nâng cao nhận thức về đảm bảo quyền con người trên lĩnh vực tôn giáo nhất là đồng bào có đạo

Nếu pháp luật là bảo đảm từ phía Nhà nước thì trình độ dân trí và sự hiểu biết pháp luật là bảo đảm về phía bản thân của mỗi người dân trong việc thực hiện quyền công dân nói chung và tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của mình nói riêng. Sự hiểu biết về pháp luật sẽ là những điều kiện bảo đảm cho công dân luôn có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng quyền của người khác và cũng biết bảo vệ quyền của mình khi bị xâm hại. Đặc biệt, hiểu biết pháp luật sẽ giúp cho người dân có đời sống văn minh hơn khi họ bớt hoặc không còn tin vào những hủ tục lạc hậu, giúp họ khả năng đấu tranh chống những điều bất hợp lý hay phi lý luôn bị áp đặt hoặc bị lệ thuộc từ các phía. Nếu như đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo am hiểu pháp luật, cũng như mọi mặt khác của đời sống xã hội, chắc chắn sẽ có điều kiện để thực hiện và thực hiện đúng, đầy đủ quyền tự tín ngưỡng, tôn giáo của mình.

Thực trạng của các vùng đồng bào có đạo, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn thấp, đời sống kinh tế khó khăn nên việc thực hiện Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo còn hạn chế, người dân thực hiện Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của mình một cách cảm tính, theo tập tục, truyền thống chứ không theo pháp luật của Nhà nước. Đây là điểm rất dễ bị các thế lực lợi dụng tôn giáo đả kích chế độ, vu khống Nhà nước ta vi phạm Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân. Người dân thực hiện Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo không phân biệt đâu là quyền tự do, đâu là những hành vi vi

phạm pháp luật. Điều này biểu hiện rất rõ ở chỗ, nhiều người bị lôi kéo vào các hành vi mê tín, dị đoan mà không hiểu là đang hành động trái pháp luật. Điều đó đặt ra vấn đề là cần phải nâng cao dân trí, đặc biệt là ở các vùng đồng bào có đạo. Chỉ trên cơ sở đó mới bảo đảm cho công dân thực hiện Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của mình ngày càng đầy đủ.

3.2.3.2. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo đảm Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo

Thực tế hiện nay cơ chế và thiết chế làm công tác tôn giáo đang lạc hậu với tình hình, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giao chưa phù hợp, hiệu quả thấp, chưa làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước về vấn đề tôn giáo và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tôn giáo. Số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác tôn giáo nói chung, công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Do đó các bộ, ngành ở Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương cần quán triệt quan điểm chỉ đạo trong Chỉ thị 44/CT-TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư về công tác nhân quyền trong tình hình mới, Nghị Quyết 25, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 92/NĐ-CP, Chỉ thị số 01 tới đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp hiểu về tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo của người dân. Việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo là bảo đảm quyền, nguyện vọng chính đáng của đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo. Cần khắc phục những sai lệch trong nhận thức tư tưởng đang tồn tại, cho vấn đề Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo là chiêu bài của các thế lực thù địch kích động chống phá, gây áp lực cho ta do đó nặng về việc cảnh giác, đối phó với địch, nặng về hành chính mà coi nhẹ việc đảm bảo quyền trên thực tế cho đồng bào có đạo.

3.2.3.3. Hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Bảo đảm thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người có tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng nhu cầu có thật, chính đáng của của người có tín ngưỡng, tôn giáo là yếu tố quyết định giúp tổ chức, cá nhân có tín ngưỡng, tôn giáo tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là thực tế

phản bác mọi luận điệu, thủ đoạn xuyên tạc, vu cáo kích động chống phá của các thế lực thù địch. Do đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo là cơ chế để đảm bảo các chính sách được thực thi trong thực tiễn.

Trong điều kiện mở cửa và chủ động hội nhập quốc tế, thì pháp luật quốc gia về quyền con người phải tương thích và phù hợp với những quy định của luật pháp quốc tế, được chứa đựng trong các điều ước quốc tế về quyền con người mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Vì vậy, quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết;

Năm 2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phản ảnh thành quả của quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và phát triển lý luận sau 20 năm đổi mới đất nước, trong đó có đổi mới tư duy về tôn giáo, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH yêu cầu: "Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo...”. Trên cơ sở tổng kết thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, cần tiếp tục bổ xung, sửa đổi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định hướng dẫn thi hành cho phù hợp với thực tiễn công tác tôn giáo, đời sống tôn giáo hiện nay và yêu cầu phát triển của đất nước".

Trên thực tế hệ thống các văn bản pháp luật và pháp quy về tôn giáo hiện nay của chúng ta còn nhiều bất cập, thường là lạc hậu với tình hình thực tế, thiếu về các quy định và điều khoản thi hành làm giảm hiệu quả của việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Mặc dù Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo đã sửa đổi, bổ sung một số nôi dung bất cập, nhưng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo lại chưa được sửa đổi mà bản thân Pháp lệnh có nhiều điều bất cập nên Nghị định 92/2012/NĐ-CP vẫn chưa vượt qua được hạn chế này, do đó yêu cầu đặt ra là Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo cần phải được nâng lên thành luật, trước mặt cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

* Đối với Hiến pháp 1992: Tác giả xin kiến nghị sửa đổi Điều 70 Hiến pháp

năm 1992. Điều 70 quy định: “Công dân có Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước". Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo được xem là quyền tự nhiên, vốn có của con người, Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền này. Chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo không chỉ là công dân mà còn là quyền của người nước ngoài ở Việt Nam, do đó chủ thể của quyền cần mở rộng.

Bên cạnh đó, cụm từ “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ” chỉ là một trong những bảo đảm từ phía Nhà nước để Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Nhà nước không chỉ bảo hộ nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo mà còn bảo hộ các hoạt động tôn giáo hợp pháp, kinh sách, đồ dùng việc đạo,… những điều này được quy định cụ thể trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 92.

Như vậy, Điều 70 Hiến pháp theo tác giả cần được thể hiện như sau: “Mọi người có Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người có tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước".

* Đối với những vấn đề bất cập trong các quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo cần sửa đổi, bổ sung tập trung vào những vấn đề thực sự bức xúc hiện nay như vấn đề sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam; vấn đề tôn giáo tham gia chủ trương xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, vấn đề cấp và quản lý con dấu của tổ chức tôn giáo,… tiến tới ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo nhằm bảo đảm Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người có tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ mới.

Đối với những bất cập trong các quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, giả đưa ra một số khuyến nghị:

- Bổ sung quy định tại Điều 12: Đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm. Pháp lệnh mới quy định việc đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm cho tổ chức giáo hội cơ sở, nên bổ sung quy định đối với các tổ chức Trung ương hoặc cấp tỉnh nhằm tránh trường hợp cứ mỗi hoạt động diễn ra lại phải thực hiện thủ tục lại từ đầu.

- Sửa đổi, bổ sung điều 17 Pháp lệnh quy định về thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc để điều chỉnh được việc thành lập, chia tách, giáo họ Công giáo, hội thánh Tin lành và ban đại diện phật giáo cấp huyện.

- Bãi bỏ khoản 2 Điều 33 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo về chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân được tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Đối với việc tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện, xã hội hóa y tế, giáo dục, để phát huy giá trị tốt đẹp và khả năng đóng góp cho xã hội của các tôn giáo, phù hợp với quan điểm khuyến khích và phát huy các nguồn lực của Đảng và Nhà nước, pháp luật cần bổ sung quy định theo hướng: các tôn giáo bình đẳng với các tổ chức, cá nhân khác trong việc thực hiện các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tham gia xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chủ trương xã hội hóa trên các lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân tôn giáo được trực tiếp tổ chức thành lập các cơ sở khám chữa bệnh (phòng khám, phòng bốc thuốc, bệnh viện...); các trường, lớp mầm non; các trung tâm chăm sóc sức khoẻ người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bệnh nhân phong, tâm thần, người bị nhiễm HIV/AIDS nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Khi tham gia vào các hoạt động này họ có quyền được hưởng những chính sách về đất đai, thuế... như các chủ thể khác.

- Đối với sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài: bổ sung quy định cho trường hợp người nước ngoài vì những lý do khách quan muốn tập trung thành nhóm riêng để sinh hoạt tôn giáo thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, cho phép họ mượn hoặc thuê cơ sở tôn giáo tương ứng, sẵn có của Việt nam; hoặc mượn, thuê cơ sở không phải là cơ sở tôn giáo khi cơ sở tôn giáo của Việt Nam thực sự không đáp ứng được.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023