Đấu Tranh Phê Phán Những Luận Điệu Sai Trái Trên Lĩnh Vực Tôn Giáo Và Nhân Quyền

- Bổ sung các quy định cụ thể về pháp nhân. Theo đó, Nhà nước xác định tổ chức tôn giáo thuộc nhóm pháp nhân thứ 6 quy định tại Điều 100 Bộ Luật Dân sự 2005, đó là các tổ chức khác có đủ điều kiện của một pháp nhân. Về tiêu chí công nhận pháp nhân tôn giáo cũng trên cơ sở quy định chung về pháp nhân nhưng cụ thể hóa cho phù hợp với tổ chức tôn giáo. Có thể gồm các tiêu chí: có tên gọi của tổ chức tôn giáo, không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được công nhận; có mô hình hệ thống tổ chức hành chính đạo; Tổ chức tôn giáo đó phải có mục đích, tôn giáo, hiến chương, điều lệ hành đạo phù hợp với truyền thống văn hóa, lợi ích dân tộc và không trái pháp luật; tôn giáo đó phải có cơ sở thờ tự; tôn giáo đó phải có cộng đồng tín đồ nhất định.

- Bổ sung nhóm quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật về tôn giáo.

Đối với các văn bản pháp luật có liên quan

- Các quy định pháp luật về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo còn được chứa đựng trong nhiều ngành luật thuộc lĩnh vực khác có liên quan, do đó cũng cần phải rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật để đảm bảo tính thống nhất của luật pháp, tránh chồng chéo mâu thuẫn nhau.

- Vấn đề xử phạt hành chính trong lĩnh vực tôn giáo: có nhiều đề nghị. Tuy nhiên đã có Pháp lệnh xử phạt hành chính, Luật cán bộ công chức,... tùy từng hoạt động liên quan đến lĩnh vực nào, khi vi phạm nên áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh.

- Luật Đất đai: Nên coi tổ chức tôn giáo bình đẳng như các tổ chức xã hội trong việc sử dụng đất, do đó trong các vấn đề: nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất; Nhà nước thu hồi đất có bồi thường; cấp quyền sử dụng đất với mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất, ngoài việc quy định các đối tượng như trong dự thảo Luật Đất đai, thêm đối tượng là các tổ chức tôn giáo, tổ chức tín ngưỡng đã được Nhà nước công nhận. Lý do, tổ chức tôn giáo ngoài các hoạt động tôn giáo thuần túy, họ cũng như các tổ chức xã hội khác, được tham gia các hoạt động xã hội, sản xuất kinh doanh, trồng lúa, nuôi trồng thủy sản,…

3.2.3.4. Giải pháp kinh tế, văn hóa, xã hội

Trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật là các biện pháp tổ chức thực hiện để người có tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện tốt hơn các quyền của mình. Nhà nước nên có các chương trình, hành động thiết thực, giải quyết thỏa đáng các nhu cầu tôn giáo cho người có tín ngưỡng, tôn giáo. Tập trung vào các chương trình xóa đói giảm nghèo, chăm sóc y tế, giáo dục; ưu tiên đặc biệt cho phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo điều kiện để người dân có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo được gắn quyền lợi và trách nhiệm xã hội. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho bệnh viện khu vực, tỉnh, huyện và các trạm y tế vùng đông người dân tộc thiểu số sinh sống theo đạo. Suy cho cùng, điều kiện căn bản nhất để thực hiện tốt Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo là phải tạo lập cho quần chúng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Bởi lẽ nước không độc lập, tôn giáo sẽ không được tự do; song nước độc lập mà nhân dân vẫn đói khổ thì điều kiện để thực hiện Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo cũng khó được thực hiện đầy đủ.

Trong quá trình thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bài trừ hủ tục, cần tránh biện pháp hành chính, tăng cường biện pháp vận động, giáo dục, thuyết phục.

3.2.3.5. Đấu tranh phê phán những luận điệu sai trái trên lĩnh vực tôn giáo và nhân quyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Để phục vụ cho công tác đấu tranh phê phán những luận điệu sai trái trên lĩnh vực tôn giáo và nhân quyền và góp phần hiệu quả vào công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cũng như mọi tầng lớp nhân dân, Ban Tôn giáo Chính phủ cần tăng cường cơ chế phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan để xem xét việc tổng kết và xuất bản định kỳ hàng năm báo cáo quốc gia hay "sách trắng" về vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Đây là việc làm cần thiết bởi hàng năm Hoa Kỳ và một số quốc gia phương Tây thường đưa ra báo cáo về tình hình tôn giáo và việc thực hiện Quyền tự do tín

ngưỡng, tự do tôn giáo của các nước trong đó có Việt Nam với những thông tin sai lệch và xuyên tạc về thực tiễn bảo đảm và thành tựu, tiến bộ bảo đảm Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở nước ta. Với việc đưa ra báo cáo hàng năm của mình về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, chúng ta sẽ góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phê phán và việc bảo vệ Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của nhân dân.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay - 14

Vấn đề tôn giáo và Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở nước ta luôn là vấn đề nhạy cảm, phức tạp và dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động hòng phá hoại thành quả cách mạng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tác động tiêu cực đến việc thụ hưởng các quyền và tự do cơ bản của công dân. Những thực trạng, kinh nghiệm và bài học được nêu ở trên cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự tham gia tích cực, chủ động của các đoàn thể chính trị-xã hội, các nhà khoa học cũng như cộng đồng những người theo tín ngưỡng, tôn giáo nói chung. Việc giải quyết vấn đề tôn giáo nói chung cũng như bảo đảm Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo nói riêng phải đặt trong tổng thể những giải pháp và chiến lược bảo vệ và phát triển thành quả của cách mạng, thành tựu của công cuộc đổi mới và phát huy không ngừng những giá trị tốt đẹp, bản chất của chế độ xã hội ta đó là độc lập dân tộc-chủ nghĩa xã hội-đạo và đời hoà hợp.

3.2.3.5. Quan tâm giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào các DTTS

Nhu cầu về tôn giáo và đời sống tâm linh thường nảy sinh trực tiếp từ những điều kiện kinh tế-xã hội và văn hoá, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, do đó những địa phương ở vùng xâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, luôn là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của các tôn giáo. Vì vậy, Nhà nước một mặt, cần quan tâm, chú trọng đặc biệt đến việc chăm lo và bảo đảm Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo cho đồng bào dân tộc thiểu số, mặt khác cần đầu tư và thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội hợp lý để cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao mức sống cho đồng bào.

Vấn đề tôn giáo thường có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề dân tộc và nhân quyền, vì vậy, cần phải có chiến lược và giải pháp cấp bách, lâu dài cho công tác

đấu tranh và thực tiễn bảo đảm trên lĩnh vực này, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để phục vụ hiệu quả cho công tác đấu tranh và phê phán các luận điệu sai trái về vấn đề tôn giáo, dân tộc và nhân quyền, cần xây dựng và phát triển hệ thống lý luận khoa học vững chắc, cũng như nghiên cứu kinh nghiệm bảo đảm của một số quốc gia trên thế giới, về những vấn đề này để làm cơ sở cho hoạt động giáo dục, tuyên truyền và chỉ đạo thực tiễn trong tình hình hiện nay.

3.2.3.6. Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội

Hoạt động từ thiện, nhân đạo, giáo dục, y tế vốn là mặt mạnh của các tổ chức tôn giáo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa, hội nhập thì các tôn giáo đều có xu hướng trở thành tôn giáo xã hội, đường hướng hành đạo thích ứng với xã hội và tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực xã hội. Chúng ta đã thừa nhận tôn giáo đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tôn giáo cũng là một thực thể xã hội, do đó nên tạo cho các tổ chức tôn giáo khả năng và quyền hạn pháp lý để có thể tham gia tích cực hơn vào một số lĩnh vực xã hội, nhất là trong các hoạt động y tế, giáo dục với tư cách là một chủ thể đầu tư, điều này có ý nghĩa lớn về mặt xã hội và kinh tế. Sự mở rộng như vậy không chỉ đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tôn giáo, giải phóng tiềm năng sẵn có của các tổ chức tôn giáo mà còn hòa nhịp, thích ứng với thông lệ quốc tế.

3.2.3.7. Đối với loại hình tín ngưỡng dân gian

Hoạt động tín ngưỡng đã được quy định trong nghị định 92/2012/NĐ-CP, tuy nhiên do những đặc thù của tín ngưỡng dân gian, nên việc quản lý các hoạt động tín ngưỡng có nhiều điều khác biệt với quản lý các hoạt động tôn giáo:

- Các hoạt động tín ngưỡng thường rất đa dạng, gần gũi với đời sống hàng ngày của cá nhân và cộng đồng, hòa quyện với các sinh hoạt văn hóa, với ứng xử và quan hệ xã hội, do vậy Nhà nước nên có những định hướng chung, còn cụ thể để cộng đồng tự quản thông qua hương ước, quy ước nông thôn điều chỉnh sao cho vừa phù hợp với chính sách tự do tín ngưỡng của Nhà nước, vừa phù hợp với thực tế từng địa phương. Cũng không nên có sự phân biệt rạch ròi giữa quản lý văn hóa và quản lý tín ngưỡng, mà trong đa phần trường hợp chúng ta xen cài, kết hợp với nhau thành một chỉnh thể thống nhất.

- Việc quản lý tín ngưỡng theo hướng sao cho các hoạt động này phát triển theo hướng lành mạnh, khắc phục các biểu hiện cuồng tín, lợi dụng tín ngưỡng vì mục đích vụ lợi, phản văn hóa, xâm hại tới tính mạng, sức khỏe và danh dự của công dân, thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh của đại bộ phận quần chúng nhân dân. Thực tiễn cần có sự phân biệt giữa ba loại: loại tín ngưỡng còn mang tính tích cực trong việc giáo dục đạo đức, thuần phong, trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa; loại tín ngưỡng không hẳn mang tính tích cực, tuy nhiên cũng không có tác hại gì. Đối với loại này chúng ta không cần tác động gì đáng kể, nó sẽ tự mất đi khi không còn vai trò gì đối với cá nhân và xã hội; loại thực sự cản trở sự phát triển xã hội, gây tác hại về sức khỏe, tiền của và nhân phẩm cho cá nhân và cộng đồng. Với loại này, thông qua pháp luật và bằng các biện pháp tuyên truyền vận động để loại ra khỏi đời sống xã hội. Kiên quyết chống lại các hành động lợi dụng tín ngưỡng vì lợi ích cá nhân, vì mưu đồ xâm hại tới cá nhân và an ninh xã hội.

3.2.3.8. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Trên thực tế, có nơi, có lúc vẫn xảy ra tình trạng một số các cơ quan trong bộ máy Nhà nước và tổ chức tôn giáo cũng có lúc vi phạm pháp luật. Hậu quả của vấn đề này làm hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo hợp pháp, tạo ra sự căng thẳng không cần thiết giữa tôn giáo và chính quyền. Đối tượng kiểm tra, giám sát là cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cả tổ chức, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Phối kết hợp chặt chẽ giữa các loại kiểm tra - kiểm tra của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và nhân dân. Tăng cường chất lượng và hiệu quả giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước đối với các cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức và công dân trong việc thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc biệt là tăng cường công tác kiểm tra thực hiện chủ trương, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác tôn giáo hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Việt Nam có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo song song tồn tại, công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã được đặt ra từ rất sớm, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo là một chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng từ ngày thành lập. Tinh thần này được thể chế bằng hệ thống pháp luật phù hợp với từng giai đoạn Cách mạng.

Ở Việt Nam, Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân Việt Nam, là yêu cầu khách quan và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Việc luật pháp hóa các hoạt động của đời sống xã hội phải gắn với bản chất của nền kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam và đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam do tồn tại xã hội và cơ sở hạ tầng xã hội quy định, cũng không nằm ngoài quá trình luật pháp hóa đời sống xã hội. Hiếm có một quốc gia nào có tinh thần khoan dung tôn giáo như Việt Nam, đây là một đặc trưng cơ bản của sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, đã trở thành bản chất của chủ nghĩa nhân văn và nền văn hóa bản địa của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam hoàn toàn có thể hãnh diện về truyền thống lâu đời của một nền văn hóa khoan dung, nhân văn và nhân đạo.

2. Do đặc điểm của cách mạng Việt Nam và do đặc trưng của nền kinh tế - chính trị - xã hội, Việt Nam trải qua chiến tranh lâu dài giành và bảo vệ quyền độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, kết hợp đặc điểm của các tôn giáo tại Việt Nam, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt nam cũng có những nét đặc thù. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt đến vấn đề tôn giáo bằng những chủ trương, chính sách cụ thể. Tuy nhiên, xuất phát từ những nhận thức lý luận mới về tôn giáo, về nhà nước thế tục và mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền với tôn giáo; từ kinh nghiệm quốc tế về việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với tôn giáo; việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ mới nhất trong quá trình triển khai thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cũng đã và đang bộc lộc một số hạn chế, hệ thống pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo không còn phù hợp với thực

tế, việc thực hiện pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo mỗi nơi, mỗi lúc một khác. Thậm chí có địa phương còn có những quyết định xử lý vấn đề tôn giáo quá cứng nhắc, không theo chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Vì thế, cần bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo vừa nhằm giải quyết hài hòa những vấn đề do lịch sử để lại với những vấn đề đã,

đang và sẽ đặt ra, vừa phải toàn diện, điều chỉnh được tất cả cỏc lĩnh vực cú liờn quan đến quyền tự do tớn ngưỡng, tự do tụn giỏo, đồng thời đấu tranh chống cỏc thế lực thự địch lợi dụng vấn đề tụn giỏo, dõn tộc gõy mất ổn định bờn trọng, tạo cớ bờn ngoài can thiệp phỏ hoại khối đại đoàn kết toàn dõn tộc. Tăng cường cỏc biện phỏp bảo đảm thực hiện quyền tự do tớn ngưỡng, tự do tụn giỏo, chỳ trọng biện phỏp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phỏp luật của hệ thống cơ quan làm cụng tỏc tụn giỏo cỏc cấp.

Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội, liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp, do đó xây dựng Luật về tín ngưỡng, tôn giáo nên theo hướng tạo điều kiện, giúp đỡ các cá nhân, tổ chức có tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện quyền của mình. Trong quá trinh hoạt động nếu liên quan đến lĩnh vực nào thì pháp luật của lĩnh vực đó điều chỉnh.

Nhưng cũng phải khẳng định, Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện các quy định của công ước ICCPR mà mình đã gia nhập từ rất sớm.

3. Vấn đề nhận thức là một quá trình và phụ thuộc và tình hình thế giới và thực tiễn cách mạng nước ta. Chúng ta đã từng trải qua những giai đoạn quá dài phương pháp nhận thức về tôn giáo chưa đầy đủ, tả khuynh và nóng vội, trong các nhận thức ấy là nhận thức chưa đúng cho rằng tín ngưỡng, tôn giáo là sự "phản ánh ngược" của hiện thực và duy tâm nên nó hoàn toàn đối nghịch với khoa học và chủ nghĩa duy vật; tín ngưỡng, tôn giáo luôn được hiểu đồng nhất với mê tín nên nó là hệ ý thức lạc hậu phải xóa bỏ. Bên cạnh đó tín ngưỡng, tôn giáo luôn bị các thế lực chính trị phản động lợi dụng, nên tín ngưỡng, tôn giáo thường đồng nhất với chính trị, do đó vấn đề giải quyết vấn đề tôn giáo luôn là đấu tranh tư tưởng chính trị, nhận thức và giải quyết vấn đề địch - ta. Từ năm 1990, Đảng đã chuyển vấn đề tôn

giáo từ phạm trù nội chính sang phạm trù công tác dân vận, đặt trong mối quan hệ này trong mối quan vấn đề Nhà nước pháp quyền, bình thường hóa và pháp trị. Những chuyển biến trong đời sống tôn giáo trong thời gian qua đã góp phần giới thiệu với bè bạn và cộng đồng quốc tế về hình ảnh đất nước Việt Nam đổi mới, hòa bình, ổn định và phát triển, từ đó nâng cao ảnh hưởng và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Mặc dù vậy, mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước vẫn còn có khoảng cách, khiếu kiện liên quan đến tôn giáo còn tiếp diễn ở hầu hết các tỉnh thành phố trong cả nước, nguyên nhân vẫn bắt nguồn từ sự nhận thức về tôn giáo chưa hoàn toàn thay đổi, mặc cảm, định kiến vẫn còn tồn tại ở cả 2 phía chính quyền và tôn giáo. Trong xu thế thế tục như hiện nay, các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo cần được bình đẳng như các tổ chức khác trong xã hội, họ cũng có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, và chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật của mình. Chính quyền không nên kiểm soát mà tạo điều kiện để họ hoạt động, và tham gia trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo. Trên cơ sở các quy định liên quan, nếu hội đủ điều kiện nên cho phép các tổ chức tôn giáo được thành lập các phòng khám và bệnh viện tư nhân; cơ sở giáo dục mầm non và dạy nghề nhằm phát huy nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn trí tuệ của chức sắc góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

4. Sự bình đẳng giữa các tín ngưỡng, tôn giáo trước hết là bình đẳng trong sinh hoạt, trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo khi được Nhà nước thừa nhận đều được bảo hộ, có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong hoạt động truyền đạo, quản đạo, hành đạo, phát triển tín đồ và mở rộng tổ chức. Được Nhà nước tạo điều kiện có nơi thờ tự, xuất bản kinh sách, các ấn phẩm tôn giáo và đồ dùng việc đạo. Bên cạnh các quyền, các tôn giáo cũng phải có nghĩa vụ thực hiện hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật, tôn trọng chính quyền nhà nước, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác. Sự bình đẳng giữa các tôn giáo còn là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, chẳng hạn tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội theo quy định của pháp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023