quyền lợi cho NLĐ, giúp họ thực sự có thể trở thành một phần chủ sở hữu của DN, Pháp luật nên quy định mở theo chiều hướng mở rộng quyền mua CP của NLĐ trong công ty.
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách tiền lương
a. Giải pháp chung cải tiến hệ thống tiền lương
Để từng bước cải tiến và kiện toàn hệ thống tiền lương hướng đến mục tiêu công bằng, cạnh tranh trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các DN sau CPH, đồng thời để tiền lương thực sự trở thành công cụ hữu hiệu và là đòn bẩy kích thích năng suất lao động, xin đề xuất một số giải pháp chung như sau:
Thứ nhất, hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, chuẩn hóa hệ thống chức danh, phân tích và mô tả công việc đảm bảo công việc, đảm bảo trách nhiệm rò ràng, phù hợp với định hướng phát triển của DN. Đây là bước cần thiết và là tiền đề cải tiến hệ thống tiền lương, thực hiện trả lương theo giá trị công việc đảm nhận.
Thứ hai, kiện toàn công tác lập kế hoạch lao động, xây dựng đơn giá tiền lương và quỹ lương, đảm bảo sát với thực tiễn kinh doanh, mặt bằng tiền lương chung và các quy định của pháp luật. Đối với DN 100% vốn nhà nước, cần phải tách quỹ lương của Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc và thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, lựa chọn phương pháp đánh giá giá trị công việc phù hợp, phân hạng các nhóm chức danh và thiết kế lại thang bảng lương, phản ánh đúng trách nhiệm và mức độ phức tạp của công việc, đảm bảo tính công bằng trong nội bộ DN. Mỗi chức danh cần được phân tích, đánh giá và so sánh với các chức danh khác không phải dựa trên bằng cấp hay thâm niên mà ở các yếu tố trình độ, kinh nghiệm cần có theo yêu cầu công việc…
Thứ tư, xây dựng và cải tiến hệ thống đánh giá thành tích nhân viên trên cơ sở lựa chọn phương pháp tiếp cận thích hợp. Với bản mô tả công việc, mục tiêu công việc đủ rò ràng, thành tích cá nhân được theo dòi toàn diện không chỉ ở kết quả công việc hoàn thành mà còn ở năng lực, hành vi và thái độ trong quá trình làm việc.
b. Một số định hướng cơ bản đổi mới tiền lương:
Thứ nhất, đổi mới tiền lương tại các DNNN sau CPH phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật. Khi chuyển sang công ty CP, hoạt động của công ty CP về cơ bản tuân theo Luật DN. Quy định về tiền lương và trả lương cho NLĐ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng lao động do giám đốc kư với NLĐ hoặc vận dụng chính sách tiền lương đối với DNNN (Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004). Theo điều 57 của Luật Lao động sửa đổi và Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lao động về tiền lương thì các DN hoạt động theo luật DN trong đó có công ty CP được quyền tự xây dựng hệ thống thang lương, bằng lương theo các nguyên tắc do Nhà nước quy định, có sự tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Thang, bảng lương phải được đăng ký với cơ quan lao động của địa phương.
Có thể bạn quan tâm!
- Chế Độ Đối Với Nlđ Trong Dnnn Khác Thực Hiện Cph
- Nguồn Kinh Phí Và Trách Nhiệm Chi Trả Chế Độ Cho Nlđ
- Những Yêu Cầu Về Đảm Bảo Quyền Lợi Của Nlđ Khi Cph Dnnn Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - 12
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Thứ hai, đổi mới công tác tiền lương tại các DNNN sau CPH phải đảm bảo công bằng, mang tính cạnh tranh và phù hợp với năng lực tài chính của DN. Để đảm bảo được điều này, DN phải xây dựng được hệ thống thang bậc lương theo chức danh phản ánh đúng công việc của NLĐ, xác định được tiêu chí trả lương theo năng suất (lương khoán, lương kinh doanh...) dựa trên cơ sở hệ thống đánh giá thành tích khách quan, bám sát mức lương trên thị trường, bám sát nguyện vọng của nhân viên.
Thứ ba, quá trình cải cách tiền lương phải dựa trên nền tảng khoa học và đảm bảo những yếu tố mấu chốt thành công, không nóng vội chủ quan. Đổi mới tiền lương phải đảm bảo xuất phát từ quyết tâm của lãnh đạo. Lãnh đạo
DNNN sau CPH phải nhìn nhận đây là nhiệm vụ quan trọng của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Ngoài ra, đổi mới công tác tiền lương phải dựa trên cơ sở có cán bộ đủ năng lực để triển khai, do đó DN cần xúc tiến đào tạo lại cán bộ làm công tác nhân sự, hoặc trong nhiều trường hợp kết hợp với các chuyên gia tư vấn bên ngoài DN để đảm bảo dự án được tiến hành khoa học và đi đúng hướng.
Bên cạnh đó cần điều chỉnh kết cấu tiền lương gắn với năng suất lao động. DNNN sau CPH nên kết hợp hình thức trả lương theo chức danh công việc, trả lương theo năng suất và có tính đến các yếu tố thâm niên, bằng cấp...
Nếu DN áp dụng hoàn toàn hình thức trả lương theo chức danh thì có thể vướng vào các hạn chế do công tác phân tích công việc không tốt, và vị trí chức danh chưa phải là kết quả, địa vị chưa phải là sự đóng góp. Ngược lại, nếu lương năng suất chiếm tỷ trọng quá cao, thu nhập của nhân viên sẽ bất ổn định. Nỗ lực cá nhân nhiều khi sẽ làm triệt tiêu đi nỗ lực hợp tác tập thể. Ngoài ra, sức ép công việc quá cao và liên tục sẽ tạo hiệu ứng chán nản trong nhân viên, dẫn đến một số hiện tượng nhân viên từ bỏ công việc hoặc nỗ lực cầm chừng. Do đó, tối ưu là DNNN sau CPH đưa ra chính sách tiền lương kết hợp trả lương cả theo chức danh và theo năng suất. Mức độ khoán cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình công việc. Với những công việc mà năng suất lao động được đo lường dễ dàng và chính xác, lương khoán có thể chiếm tỷ lệ tương đối. Ngược lại, với nhiều công việc hành chính hoặc kết quả khó nhận biết ngay, lương năng suất sẽ chiếm tỷ lệ nhỏ. Kinh nghiệm của nhiều nước tiên tiến cho thấy lương năng suất không nên vượt quá mức 40%.
- Thiết lập lại hệ thống tiền lương theo chức danh công việc: Trước hết, DNNN sau CPH muốn xác định cho mình hệ thống lương theo chức danh công việc chuẩn và khoa học thì cần phải tiến hành định biên lại nhân sự phục vụ cho công tác phân tích công việc. Tiếp theo, DN tiến hành xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc làm cơ sở cho xác định giá trị công việc.
Công tác này trước hết được xây dựng bởi từng NLĐ, được phê duyệt bởi ban quản lý đơn vị, được rà soát lại bởi phòng nhân sự, được phê duyệt bởi giám đốc. DN có thể sử dụng phương pháp bảng hỏi để tiến hành xác định giá trị công việc. Sau khi định lượng được giá trị các công việc, DN tiến hành xác lập các ngạch và bậc để hình thành thang bảng lương dựa trên cơ sở tham khảo mức lương trên thị trường lao động, khả năng tài chính của công ty.
Thông thường, mức lương theo chức danh mới thường cao hơn hệ thống lương trước đây. Lương chức danh thực lĩnh được tính bằng hệ số theo ngạch bậc (theo hệ thống mới) nhân với đơn giá lương (mức lương) của công ty thay thế cho lương tối thiểu do Nhà nước quy định như vẫn làm trước đây. Mức lương tối thiểu của công ty thường cao hơn lương tối thiểu do Nhà nước quy định và được điều chỉnh thường xuyên theo lạm phát và kết quả kinh doanh của DN.
Để xác định mức lương đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, DN có thể xây dựng một bảng lương bảo hiểm xã hội đảm bảo mức nộp không thấp hơn trước đây. Nếu không muốn tồn tại hai bảng hệ số lương, DN có thể sử dụng mức lương tối thiểu Nhà nước quy định để tính mức lương đóng bảo hiểm xã hội.
Lương theo chức danh của từng vị trí sẽ được tính thêm một số khoản phụ cấp đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó chú trọng hai loại phụ cấp thu hút – năng lực và thâm niêm. Phụ cấp thu hút – năng lực do giám đốc DN quyết định với những cá nhân có năng lực nhằm thu hút và giữ người tài. Phụ cấp thâm niên đáp ứng những yếu tố thuộc về văn hoá Việt Nam trong chi trả lương, cũng như tăng cường sự gắn bó của NLĐ với DN. Phụ cấp này có thể chia thành các giai đoạn từ 3 đến 5 năm tương ứng với một mức phụ cấp. Ví dụ 1% cho 3 năm công tác và tối đa đạt 6%.
- Thiết lập hệ thống tiền lương theo năng suất: Lương theo năng suất được xác định trên cơ sở đánh giá nhân sự. Với một số loại hình công việc mà
kết quả kinh doanh có thể tiến hành khoán gọn như khoán theo sản phẩm, khoán theo doanh số, khoán theo số khách hàng, hợp đồng, khoán theo công trình, lương theo năng suất sẽ được xác định theo đơn giá khoán. Với các loại công việc khác, thông thường các DN áp dụng hệ thống đánh giá thành tích theo thang bậc và xếp loại công tác. Dựa trên kết quả xếp loại, nhân viên sẽ nhận được hệ số lương năng suất tương ứng. Thực chất với DN, tổng quỹ lương tháng của các đơn vị trong DN ít thay đổi (bao gồm tổng lương cơ bản của các nhân viên trong phòng + phần lương năng suất quyết định chia cho bộ phận dựa trên kết quả kinh doanh theo kế hoạch...). Sự thay đổi diễn ra cho từng cá nhân: từng cá nhân sẽ được hưởng nhiều hơn hoặc ít đi theo kết quả đánh giá nhân sự. Quỹ lương theo năng suất sẽ được tính dựa trên kế hoạch công tác giao cho đơn vị, quỹ lương hiện tại, kết quả đạt được của đơn vị trong kỳ.
Ví dụ, nếu DN đánh giá xếp loại nhân viên theo 3 bậc A, B, C, tương ứng sẽ là ba hệ số lương năng suất là 1,3; 1,0; 0,8. Mức độ chênh lệch giữa các bậc phụ thuộc vào chính sách của DN. Ngoài ra, DN có thể áp dụng thêm lương năng suất khoán cho từng đơn vị, từ đó kết hợp với các khen thưởng theo quý, năm hoặc chia lợi nhuận, CP cho nhân viên có thành tích tốt.
Đổi mới công tác tiền lương tại các DNNN và DN sau CPH phải được coi là ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đó là quá trình phức tạp, đòi hỏi DN phải chuẩn bị tốt về nhân lực, vật lực và sự quan tâm của lãnh đạo DN. Quá trình này phải được tiến hành song song với các hoạt động kinh doanh và không nóng vội. Trong điều kiện các DN rất bận rộn với hoạt động kinh doanh, DN có thể thuê chuyên gia tư vấn từ bên ngoài nhằm đảm bảo tính khách quan của hệ thống.
3.2.3 Một số đề xuất nhằm phát huy dân chủ tại Công ty CP
Để thực hiện tốt Nghị định 87/CP của Chính phủ về xây dựng và thực hiện QCDC trong công ty CP, trong thời gian tới cần triển khai thực hiện tốt một số việc sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả NLĐ và người SDLĐ về dân chủ và quy chế thực hiện dân chủ trong CTCP, tổ chức quán triệt sâu rộng nội dung Nghị định số 87/2007NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư liên tịch 32/2007/TTLT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày ngày 31 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn tổ chức hoạt động của Hội nghị người lao động trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn để cán bộ, đảng viên, nhân viên và NLĐ nắm vững quan điểm, nội dung, yêu cầu của việc xây dựng và thực hiện QCDC từ đó tự giác, gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vận động mọi người thực hiện.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của của các cấp uỷ Đảng, công tác tổ chức thực hiện của NSDLĐ và sự chung tay của các tổ chức chính trị, xã hội trong DN. Đối với cấp uỷ Đảng, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC ở CTCP, CTTNHH phải kịp thời đề ra các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch để thực hiện QCDC; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. Xác định rò vai trò, trách nhiệm của từng thành viên Ban chỉ đạo thực hiện QCDC, hàng năm có đánh giá, phân loại thi đua, khen thưởng nội dung liên quan đến trách nhiệm của thành viên Ban chỉ đạo thực hiện QCDC. Xây dựng và thực hiện QCDC ở CTCP, CTTNHH phải gắn với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Cần lồng ghép nội dung thực hiện QCDC và nội dung thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong CTCP, CTTNHH.
Ba là, tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp về xây dựng và thực hiện QCDC trong các CTCP, CTTNHH rà soát, bổ sung quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC phù hợp với điều kiện của từng đơn vị; Định kỳ sơ kết, tổng kết, bổ
sung chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao chất lương, hiệu quả việc thực hiên Quy chế thực hiện dân chủ ở từng đơn vị.
Bốn là, phát huy hơn nữa vai trò của Công đoàn các cấp, nhất là vai trò của công đoàn cơ sở trong tuyên truyền vận động và giám sát, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện QCDC ở mỗi đơn vị. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Cần nghiên cứu, xây dựng bộ tài liệu chuẩn, tài liệu mẫu để tuyên truyền đến từng đối tượng là NLĐ, NSDLĐ cho phù hợp. Lựa chọn các điển hình trong công tác tuyên truyền, cũng như trong xây dựng và thực hiện QCDC để nhân rộng. Nâng cao năng lực BCH công đoàn cơ sở để có đủ kỹ năng tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện QCDC, nhất là kỹ năng tổ chức hoạt động của Hội nghị NLĐ. Nâng cao trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong kiểm tra, giám sát công tác xây dựng và thực hiện QCDC. Hàng năm BCH công đoàn cần có báo cáo kiểm điểm, đánh giá trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và thực hiện QCDC.
Tóm lại, để xây dựng và thực hiện tốt QCDC ở CTCP, CTTNHH phải tạo được sự thống nhất, triển khai đồng bộ của tất cả các tổ chức trong từng đơn vị. Phải đặc biệt coi trọng vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ; thể chế hoá, cụ thê hoá việc tổ chức thực hiện trên từng lĩnh vực của các cấp chính.
3.2.4. Phương hướng giải quyết đối với lao động dôi dư
Trong giai đoạn đổi mới, sắp xếp lại DNNN bên cạnh những đóng góp hết sức to lớn cho sư tăng trưởng và phát triển đất n thì quá trình đó cũng để lại không ít những khó khăn, nhưng vấn đề nổi cộm và bức bách nhát vẫn là “giải quyết việc làm cho lao động dôi dư”.
Theo thống kê chưa chính thức của Bộ lao động thương binh và xã hội, đến năm 2011, Việt Nam có khoảng 140.000 lao động dôi dư. Từ số liệu trên ta thấy hiện nay và trong giai đoạn một vài năm tới thì lượng lao động cơ dôi
dư trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại DNNN là khá lớn, lực lượng này nếu không được tính toán để giải quyết bố trí việc làm sẽ trở thành gánh nặng rất lớn đối vớ xã hội. Bên cạnh lượng lao động dôi dư trong các DNNN, số lao động thất nghiệp và bán thất nghiệp ngoài xã hội cũng đáng báo động. Vì vậy chúng ta cần tiến hành nghiên cứu dự báo chính xác số lao động này để gắn kết lao động với chiến lược phát triển kinh tế xã hội góp phần giảm thất nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh trong các DN.
Vấn đề lao động cơ dôi dư trong các DNNN cũng có đặc điểm đáng lưu ý: đa số lực lượng này là người có trình độ kỹ thuật, khả năng nhận thức ở một giác độ nhất định. Vì vậy giải quyết cho họ thuyên chuyển sang những ngành nghề phù hợp hoặc đưa đi đào tạo, đào tạo lại là một việc làm quan trọng góp phần toàn dụng lao động cơ, tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có để tăng trưởng và phát triển đất nước.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải phát huy triệt để nguồn nội lực, đồng thời tận dụng nguồn ngoại lực để phát triển. Trên thực tế, nguồn nội của nước ta chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, trong đó tài nguyên thiên nhiên thì bị hạn chế về số lượng và chất lượng. Nếu bị khai thác quá nhiều, nguồn tài nguyên đó sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Như vậy, chỉ có nguồn nhân lực mới đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài của đất nước. Do đó, tận dụng triệt để nguồn nhân lực là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện tốt chủ trương này, vấn đề đặt ra là phải giải quyết việc làm cho lao động thất nghiệp toàn xã hội nói chung và số lao động cơ dôi dư trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN nói riêng.
Lao động là quyền chính đáng của mỗi người, Nhà nước và xã hội phải bảo vệ quyền lợi này của NLĐ. Do đó, vấn đề lao động dôi dư, theo tác giải cần phải giải quyết trên những nguyên tắc sau: