Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - 12

o DNNN cùng chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề lao động dôi dư và bố trí việc làm.

o Đảm bảo đúng pháp luật không gây mất ổn định xã hội.

o Tuỳ theo loại lao động mà áp dụng chính sách khuyến khích hỗ trợ thêm hay áp dụng chính sách hiện hành theo quy định của pháp luật.

a. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Theo tác giả, để giải quyết chính sách lao động dôi dư sau CPH, Nhà nước cần phải:

Thứ nhất: Ban hành một văn bản quy phạm pháp luật quy định chung về chế độ của NLĐ dôi dư khi DNNN thực hiện CPH hoặc sắp xếp lại. Hệ thống văn bản chồng chéo, phức tạp hiện nay không chỉ khó áp dụng cho các DN mà còn có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa những NLĐ với nhau. Quy định thêm chính sách đối với NLĐ dôi dư ký Hợp đồng lao động dưới 12 tháng.

Thứ hai: Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật về việc chuyển đổi hình thức sở hữu DNNN sao cho tận dụng tối đa số lao động hiện có trong DN. Tránh tình trạng đẩy một lực lượng dư thừa quá lớn ra tham gia vào thị trường thất nghiệp của xã hội. Có thể mở các lớp đào tạo lại, nâng cao trình độ, tay nghề cho NLĐ để họ có thể tiếp tục đảm nhận công việc sau khi công ty CPH.

Thứ ba: Bổ sung chính sách với NLĐ trong việc sắp xếp, cơ cấu lại DNNN. đặc biệt là hỗ trợ về tài chính và đào tạo nghề để NLĐ có thể tham gia thị trường lao động.

Thứ tư: Kết hợp việc giải quyết lao động dôi dư, thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm như ban hành các văn bản khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đơn giản hoá thủ tục thành lập các loại hình DN để tạo điều kiện cho NLĐ tự tạo việc làm bằng cách thành lập các loại hình DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn…

Thứ năm: Quy định về quyền và trách nhiệm của bộ máy quản lý DN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

đối với việc tuyển chọn lao động và xử lý lao động dôi dư trong DN nhằm tránh việc nhà nước giải quyết hậu quả việc tuyển dụng dẫn đến đôi dư lao động và không đảm bảo việc làm cho họ.

Thứ sáu: Xem xét việc giải quyết đầu ra về NLĐ.Tạo điều kiện về đổi mới lao động đối với các DNNN.

Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - 12

Về lâu dài, ngoài những biện pháp trên, Nhà nước cần phải:

- Đẩy mạnh việc thực chương trình quốc gia giải quết việc làm và được chính phủ phê duyệt.

- Mở rộng sản xuất kinh doanh để thu thêm nhiều lao động mới (đây là cái mốc để giải quyết vấn đề lao động) bằng cách mở rộng thị trường, thay đổi hướng sản xuất kinh doanh đào tạo, đào tạo lại đối với NLĐ trước. Đây là một vấn đề khó đối với một đất nước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, vì hệ thống giáo dục của ta chưa thật sự còn nhiều vấn đề cần bàn cãi: Nếu không làm tốt được công tác này thì sự chuyển dịch lao động (trong nội bộ DN và giữa các DN, giữa các vùng, khu vực và trong toàn bộ xã hội) là rất khó khăn.

b. Kiến nghị đối với các DN

Đối với các DN, để giải quyết vấn đề lao động dôi dư, theo tác giả Nhà nước cần quy định các vấn đề sau:

- Đối với lao động cần thiết cho sản xuất nhưng trước mắt không sắp xếp được thì:

Bố trí việc làm không trọn tháng, không trọn tuần hoặc trọn ngày (nghỉ luân phiên). Đối với công nhân trẻ có tay nghề thì nếu họ tự nguyện thì cho nghỉ dài hạn không lương, không tính thời gian công tác liên tục.

Điều chỉnh nơi thừa sang nơi thiếu, nhất là lao động kỹ thuật, thủ trưởng các ngành và chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm điều chỉnh trong ngành và địa phương mình có trình độ tay nghề nhưng không còn phù hợp với thực tế.

- Đối với lao động không có nhu cầu sử dụng thì từng bước chuyển sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác. Hỗ trợ NLĐ dôi dư tìm việc làm mới ngoài DN cũ thuộc các thành phần kinh tế. Ngoài một bộ phận lao động trẻ, khoẻ, có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có khả năng tiếp thu nhanh công việc mới thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng ở các trường líp sau đó quay trở lại DN vẫn còn một số không nhỏ lao động dôi dư sẽ phải làm việc ngoài DN cũ bằng các công việc mới phù hợp hoặc không phù hợp với khả năng của bản thân. Để giúp đỡ các đối tượng này tìm việc làm DN và những người được ở lại DN cần có khoản hỗ trợ những người này cộng với khoản hỗ trợ và kinh phí khác của Nhà nước để tạo việc làm mới. Cần có chính sách kích cầu lao động như hỗ trợ vốn ban đầu cho những người kinh doanh nhỏ, cho các DN vừa và nhỏ, phát triển các chương trình tạo công ăn việc làm cho NLĐ, xuất khẩu lao động, qua đó giảm sức ép về dư thừa lao động, chuyển dịch lao động dư thừa ở DN sau CP hoá sang khu vực DN vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt chính sách giảm cung về lao động, bao gồm các chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, chính sách di dân sang khu vực ít bị sức ép dư thừa lao động

- Ngoài ra DN cũng cần có chính sách khuyến khích NLĐ nhàn rỗi trong DN chủ động tự tạo việc làm bên ngoài. Đồng thời động viên những người có việc làm đóng góp ủng hộ các lao động nói trên, như thành lập quỹ tương thân tương ái, giúp nhau làm kinh tế...

3.2.5. Phát huy vai trò của Công đoàn trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong quá trình CPH

CPH DNNN là vấn đề mới, các chính sách có liên quan liên tục được đổi mới và hoàn thiện, nên công đoàn các cấp đã rất coi trọng công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về CPH, phổ biến nội dung các nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của các bộ,

ngành, làm cho công nhân, viên chức hiểu rò mục đích, yêu cầu của CPH, các quyền, lợi ích và trách nhiệm của NLĐ để họ tự giác tham gia.

Liên đoàn Lao động các cấp, công đoàn ở các ngành đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ công đoàn và cán bộ quản lý DN thuộc địa phương và ngành mình; trực tiếp đến từng DN tuyên truyền, vận động công nhân viên chức tham gia CPH, hướng dẫn, giải đáp các vấn đề mà NLĐ băn khoăn, thắc mắc, .v.v... Nhờ đó, giúp NLĐ thêm tự tin, không những tự tham gia mua CP mà còn vận động người ngoài DN cùng tham gia.

Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội bảo vệ Chuyển các DNNN kinh doanh sang hợp đồng theo cơ chế công ty TNHH hoặc công ty CP… Thực hiện chủ trương CPH những DN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quan lý năng động thúc đẩy DN làm ăn có hiệu quả. Ưu tiên cho NLĐ được mua CP và từng bước mở rộng bán CP cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quyền lợi cho NLĐ, nhưng hiện nay, pháp luật nước ta chưa có ghi nhận nào quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn trong quá trình thực hiện CPH để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Đây là rào cản pháp lý lớn nhất để công đoàn không thể phát huy vai trò, năng lực của mình. Công văn số 1860/TLĐ hướng dẫn một số nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Công đoàn trong tổ chức thực hiện chính sách đối với NLĐ dôi dư do sắp xếp công ty nhà nước của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam không phải là một văn bản pháp quy có tính chất quy phạm, chỉ là văn bản có tính chỉ đạo trong phạm vi một tổ chức chính trị - xã hội. Do đó, tác giả để xuất cần nhanh chóng ban hành quy định pháp luật về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Công đoàn trong quá trình thực hiện CPH để Công đoàn làm tốt sứ mệnh bảo về quyền và lợi ích của NLĐ trong các DN CPH.

Về mặt pháp lý, công đoàn là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ

tại công ty CP, nhưng không có cơ chế đủ để công đoàn ở cơ sở thực hiện chức năng đó. Do vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ trong công ty CP gặp nhiều khó khăn hơn so với khi còn là DNNN. Cần có cơ chế để công đoàn được tham gia hội đồng quản trị, ban kiểm soát công ty CP để nhằm phát huy tốt và hiệu quả vai trò là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ, góp phần tích cực phát triển DN hậu CPH.

KẾT LUẬN

CPH DNNN là một trong những vấn đề mang tính chính lược trong chính sách chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Song cùng với nó là hàng loạt các vấn đề phát sinh, trong đó Bảo đảm quyền lợi của NLĐ trong quá trình CP hoá DNNN là vấn đề nổi cộm nhất cần nhanh chóng được giải quyết để góp phần phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước, đồng thời tạo tiền đề cho sự tăng trưởng, phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Việc đảm bảo quyền lợi của NLĐ trong quá tình CPH DNNN là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu quả công tác CPH của Chính phủ.

Bảo đảm quyền lợi của NLĐ trong quá trình CP hoá DNNN là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã giải quyết được vấn đề bức xúc của xã hội đặt ra đó là vấn đề NLĐ trong DN CP hoá. Chính sách thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với NLĐ, bảo vệ lợi ích hợp pháp và hạn chế những thiệt thòi vật chất cho NLĐ trong quá trình chuyển đổi DNNN thành công ty CP

Một trong những định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam là “…

Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước , xây dưn đoàn kinh tế maṇ h, đa sở̃u…”. [31]

g các môt

số tâp

Quá trình CPH DNNN, ngoài việc sắp xếp, bố trí lại vốn, tài sản, đồng

thời cũng là quá trình tổ chức, sắp xếp lại lực lượng lao động, giảm bớt số lao động không đáp ứng được yêu cầu, không có nhu cầu sử dụng, nên hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, sau khi chuyển thành công ty CP, nhiều DN đã giảm tới 15 – 20% số lao động so với trước. Trong khi đó, quy mô sản xuất, doanh thu, lơi nhuận không những giảm mà lại có xu hướng tăng, năng suất lao động cũng tăng lên. Mặt khắc, NLĐ được ưu đãi trong việc tham gia góp vốn mua

cổ phiếu, trở thành những chủ sở hữu của DN, tránh được xáo trộn về lao động, tạo tâm lý yên tâm cho NLĐ, bảo đảm cho DN duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày sau khi CPH và có bước phát triển trong những năm tiếp theo.

Đạt được những thành công bước đầu nêu trên không thể không nhắc đến vai trò của quy chế pháp lý đối với NLĐ hiện hành, một công cụ quản lý hữu hiệu mà nhà nước đã xây dựng để điều chỉnh chế độ chính sách đối với NLĐ khi sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Những chế độ chính sách ấy là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ phát huy vai trò làm chủ thực sự của mình trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hiến pháp 1992; Hiến pháp sửa đổi, bổ sung 2001;

2. Bộ Luật lao động số 35-L/CTN ban hành ngày 23/6/1994 được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007;

3. Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11.

4. Luật Bảo hiểm xã hội 2006;

5. Chính phủ, ngày 14/2/2004; Nghị định 205/204/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các Công ty Nhà nước;

6. Chính phủ, ngày 12/4/2012; Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung;

7. Chính phủ ngày 22/8/2011; Nghị định 70/2011/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng;

8. Chính phủ, ngày 11/04/2002; Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp;

9. Chính phủ, ngày 10/08/2004; Nghị định 155/2004/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/04/2002 về chính sách đối với lao động dôi dư sắp xếp lại doanh nghiệp;

10. Chính phủ, ngày 18/7/2011; Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

11. Chính phủ, ngày 20/8/2010; Nghị định 91/2010/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

12. Chính Phủ, ngày 9/5/2003; Nghị định 44/2004/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022