Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – Chi nhánh huyện Thoại Sơn - 9


Để thực hiện được điều này thì năng lực phân tích, đánh giá, quản lý khách hàng của cán bộ phòng kế hoạch kinh doanh cũng như sự chỉ đạo của ban giám đốc là hết sức quan trọng.

3.2.2.2 Nội dung giải pháp‌

Ngân hàng cần phải thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, quy định rò nội dung công việc, trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay. Khi đó NH sẽ có những đánh giá chính xác khách hàng và quyết định cho vay đúng đắn. Tình trạng buông lỏng các điều kiện cho vay nhằm lôi kéo thu hút khách hàng dẫn tới không bảo đảm chất lượng tín dụng, gia tăng rủi ro cần được xóa bỏ. Thêm nữa, ngân hàng cần tăng cường nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, đảm bảo người cán bộ không những phải thông thạo nghiệp vụ, có hiểu biết về kinh tế pháp luật, tác phong giao dịch tốt mà còn có đạo đức nghề nghiệp như trung thực, có trách nhiệm với công việc.Thường xuyên tiến hành kiểm tra đánh giá định kỳ trình độ năng lực cán bộ tín dụng, những cán bộ không đáp ứng yêu cầu phải được đào tạo lại.

Trong quy trình cho vay thì thẩm định tín dụng là bước đầu tiên nhưng cực kỳ quan trọng, giúp xác định đúng khách hàng cần cho vay. Do đó cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc thẩm định, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài, không chính xác. Cán bộ tín dụng cần phải chú trọng thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng, năng lực tài chính hiện tại và tương lai, tài sản thế chấp để từ đó có thể đưa ra quyết định cấp tín dụng chính xác. Ngoài ra ngân hàng cần tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng vốn tín dụng và tài sản thế chấp của khách hàng sau khi cho vay. Nếu phát hiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng sử dụng vốn sai mục đích gây thất thoát vốn hoặc gian lận với tài sản bảo đảm thì có thể ngừng cấp tín dụng và thu hồi vốn tín dụng trước thời hạn.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải thường xuyên tổ chức phân tích nợ xấu định kỳ hàng tháng, hàng quý. Phân tích rò nguyên nhân và thực trạng nợ xấu của từng loại khách hàng, từng khoản vay. Việc phân tích nợ quá hạn phải thực hiện theo nhiều cách, dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như phân theo thành phần kinh tế (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, tư nhân…), theo phương thức cho vay (cho vay trực tiếp, cho vay qua tổ nhóm), theo thời gian quá hạn, nguyên nhân quá hạn (chủ quan, khách quan), theo tài sản bảo đảm và khả năng thu hồi các


khoản nợ xấu. Thông qua kết quả phân tích, phải đề ra được hướng giải quyết, biện pháp xử lý nợ quá hạn đối với từng nhóm khách hàng, từng khoản vay. Cuối cùng, trên cơ sở phân tích nợ xấu định kỳ NH cần áp dụng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thích hợp với thực tế từng khoản vay nhằm đạt hiệu quả thu hồi cao nhất, thời gian ngắn nhất và chi phí xử lý nợ thấp nhất. Đối với các khoản nợ xấu bình thường, cán bộ tín dụng phải tăng cường đôn đốc, thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm. Đối với các khoản nợ xấu trên 6 tháng, nợ khó đòi phải thực hiện việc đôn đốc thu hồi nợ qua nhiều bước. Tăng cường quản lý tài chính, giám sát hoạt động kinh doanh của KH, đặc biệt là quản lý chặt chẽ tài khoản tiền gửi NH. Thương lượng với khách hàng các biện pháp, các bước xử lý nợ xấu thích hợp. Đôn đốc KH thực hiện các biện pháp đã thương lượng một cách nghiêm túc, đặc biệt là thực hiện kế hoạch trả nợ đúng thời hạn đã đề ra. Trong quá trình đôn đốc phải lập đầy đủ các biên bản, cam kết để làm cơ sở xử lý sau này. Thông báo tình trạng nợ xấu và cam kết của khách hàng cho người bảo lãnh và cơ quan quản lý KH để có biện pháp giải quyết. Dựa vào thực tế từng khoản vay mà NH có thể thu nợ gốc trước lãi sau hoặc tạm hoãn việc trả lãi. Với những khách hàng không chịu trả nợ, việc thực hiện các biện pháp trên không hiệu quả, NH cần chủ động lập hồ sơ khởi kiện KH để xử lý, thu hồi nợ theo quy định pháp luật.

3.2.2.3 Dự kiến kết quả đạt được‌

Với những giải pháp đề ra hi vọng nợ xấu của ngân hàng sẽ giảm đáng kể trong những năm tới xuống dưới mức 3% trong tổng dư nợ. Khi đó chất lượng tín dụng sẽ được nâng lên, KH ngày càng tin tưởng vào hoạt động kinh doanh của NH. Vòng quay tín dụng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ được cải thiện rò rệt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

3.3 Một số kiến nghị đối với NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn‌


Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – Chi nhánh huyện Thoại Sơn - 9

3.3.1 Đơn giản hóa các thủ tục cho vay khách hàng cá nhân‌

Ngân hàng nên đơn giản hóa các thủ tục xin vay vốn, đẩy nhanh quá trình điều tra xét duyệt đối với các hồ sơ tín dụng. Khách hàng đi vay vốn bao giờ cũng ngại thủ tục xét duyệt cho vay rườm rà, tốn nhiều thời gian, có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Hiện nay, trong bộ hồ sơ xin vay vốn của NH có rất nhiều các giấy tờ, thủ tục về việc xin vay và tài sản bảo đảm. Ngân hàng nên xem xét loại bỏ những giấy tờ thủ tục không thực sự quan trọng, đồng thời chủ động làm những giấy tờ cần thiết và tư vấn


cho khách hàng những thủ tục sao cho nhanh nhất và tiện lợi nhất. Khi đó khách hàng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, việc vay vốn trở nên thuận tiện hơn, khách hàng không ngần ngại vay vốn tại NH. Việc các thủ tục xét duyệt đơn giản cũng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng điều tra tập trung, có trọng điểm thông tin khách hàng, không mất nhiều thời gian tìm hiểu quá lâu. Tuy nhiên ngân hàng cần đảm bảo nguyên tắc đơn giản nhưng không qua loa, hời hợt tránh tình trạng điều tra không kỹ, bỏ lỡ những thông tin quan trọng của khách hàng dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro.

3.3.2 Đẩy mạnh việc tư vấn đối với khách hàng cá nhân‌

Với nền kinh tế hiện đại ngày nay, mọi giao dịch đều thông qua ngân hàng thì không phải khách hàng nào cũng có thể hiểu rò và sử dụng dễ dàng những sản phẩm tiện ích của ngân hàng. Vì vậy ngoài những nghiệp vụ của mình, ngân hàng cần phải có đội ngũ những nhân viên, chuyên viên tìm hiểu những nhu cầu giao dịch của khách hàng và tư vấn một cách chuyên nghiệp nhất. Hơn thế nữa, việc tư vấn sẽ giúp KH đánh giá, phân tích, dự báo các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, pháp luật, thị trường, giá cả liên quan đến kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng từ đó sẽ đưa ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn nhất, sáng suốt nhất. Có như thế khách hàng mới hài lòng và tin tưởng ở ngân hàng, số lượng khách hàng đến giao dịch không ngừng tăng lên.

3.3.3 Chủ động tìm kiếm khách hàng‌

Hiện nay nhu cầu vay vốn trên địa bạn huyện Thoại Sơn là rất lớn, do đó NH cần có những biện pháp mở rộng tín dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng, gia tăng thị phần cho vay. Để thực hiện được điều này, NH cần nghiên cứu một cách tổng thể về tình hình hoạt động kinh doanh của các KH trên từng khu vực, sau đó dựa trên các chỉ tiêu khác nhau để phân loại thành từng nhóm KH như tiềm lực tài chính, quy mô hoạt động, nhu cầu vay vốn, ngành nghề kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cụ thể để tiếp cận, tư vấn, giới thiệu những sản phẩm của NH phù hợp với hoạt động SXKD của từng nhóm khách hàng. Ngoài ra NH cần thiết lập danh sách tất cả khách hàng trên địa bàn huyện bao gồm những khách hàng đã có quan hệ tín dụng và chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đối với khách hàng chưa có quan hệ tín dụng thì ngân hàng phải chủ động thu thập, tìm kiếm thông tin về KH để phục vụ nhu cầu vay vốn của KH. Đối với KH đã có quan hệ tín dụng, NH phải thường xuyên xem xét, đánh giá hoạt động kinh doanh của KH để đảm bảo khả năng trả nợ.


KẾT LUẬN‌

Cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn không ngừng lớn mạnh, cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong những năm qua, ngân hàng đã mở rộng tín dụng cung cấp vốn giúp khách hàng đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà phát triển. Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn cho thấy, trong thời gian qua hoạt động tín dụng cá nhân đã có bước phát triển nhanh đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển chung của toàn ngân hàng. Dư nợ cho vay, lãi từ tín dụng cá nhân đều có sự tăng trưởng rò rệt, chất lượng tín dụng chất lượng dịch vụ đều được đánh giá tốt. Nhiều sản phẩm tín dụng mới được ngân hàng triển khai đáp ứng nhu cầu vay vốn khác nhau của khách hàng. Có được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên ngân hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được ngân hàng vẫn còn những hạn chế nhất định. Công tác huy động vốn không thật sự tốt, ngân hàng chưa có một chính sách lãi suất hấp dẫn, chưa có những chính sách mới để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội một cách hiệu quả mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ ngân hàng cấp trên dẫn đến hiệu quả kinh doanh bị giảm sút. Ngoài ra nợ quá hạn tăng trong những năm gần đây, mặc dù mức tăng không đáng kể nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, cắt giảm nợ quá hạn đến mức thấp nhất là nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng trong thời gian tới.

Mặc dù còn một vài hạn chế nhưng với những kết quả tích cực đã đạt được, cùng với sự nỗ lực cố gắng không ngừng, ngân hàng đã ngày càng tạo được lòng tin vững chắc trong từng khách hàng, hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng một phần thành công của họ có sự hỗ trợ, giúp đỡ, đáp ứng vốn kịp thời của ngân hàng. Hi vọng rằng trong thời gian sắp tới, ngân hàng sẽ có những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân nhằm khắc phục những hạn chế dần đi vào hoàn thiện. Tiếp tục đồng hành cùng khách hàng trong từng chặng đường mở cửa và hội nhập hiện nay.



1. Sách‌

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.1 PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2007); Quản trị ngân hàng thương mại; Nhà xuất bản lao động xã hội; TP. Hà Nội.

1.2 TS. Nguyễn Minh Kiều (2006); Tiền tệ - Ngân hàng; Nhà xuất bản thống kê; TP.Hồ Chí Minh.

1.3 GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2009); Nghiệp vụ ngân hàng thương mại; Nhà xuất bản thống kê; TP.Hồ Chí Minh.

1.4 GS.TS. Lê Văn Tư (2004); Nghiệp vụ ngân hàng thương mại; Nhà xuất bản tài chính, TP.Hồ Chí Minh.

2. Văn bản


2.1 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về quyết định cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

3. Web


3.1 http://agribank.com.vn


3.2 http://luanvan.net.vn

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí