ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ THỊ LUYỆN
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHỤ NỮ TRONG BỐI CẢNH HIV/AIDS Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV AIDS ở Việt Nam - 2
- Sự Bình Đẳng Của Mọi Công Dân Trước Pháp Luật
- Pháp Luật Quốc Tế Về Bảo Đảm Quyền Con Người Của Phụ Nữ Trong Bối Cảnh Hiv/aids Và Các Quyền Con Người Của Phụ Nữ Có Hiv/aids
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Hồng Thái
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
VŨ THỊ LUYỆN
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lờ i cam đoan Mục lục
Danh muc
cá c chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHỤ NỮ TRONG BỐI CẢNH HIV/AIDS 8
1.1 Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS 8
1.1.1 Khái quát về HIV/AIDS 8
1.1.2 Sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật 14
1.1.3 Các bảo đảm quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS 16
1.2 Pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS và các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS 27
1.2.1 Pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối
cảnh HIV/AIDS 27
1.2.2 Các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS 37
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHỤ NỮ TRONG BỐI CẢNH HIV/AIDS Ở VIỆT NAM 49
2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con người của
phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS 49
2.1.1 Thành tựu của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của phụ nữ trong
bối cảnh HIV/AIDS 50
2.1.2 Hạn chế của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của phụ nữ trong
bối cảnh HIV/AIDS 60
2.2 Thực trạng bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh
HIV/AIDS ở Việt Nam 62
2.2.1 Thành tựu trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh
HIV/AIDS ở Việt Nam 62
2.2.2 Hạn chế trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh
HIV/AIDS ở Việt Nam 69
2.3 Giải pháp bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh
HIV/AIDS ở Việt Nam 72
2.3.1 Giải pháp về pháp luật trong việc bảo đảm các quyền con người của
phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS ở Việt Nam 72
2.3.2 Giải pháp thực tiễn trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối
cảnh HIV/AIDS 73
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS: Aquired ImmunoDeficiency Syndrome
CEDAW: Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ HIV: Human Immunodeficiency Virus
ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị ICESCR: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa ILO: Tổ chức lao động quốc tế
PLTMC: Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con UDHR: Tuyên ngôn nhân quyền
UNAIDS: Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS WHO: Tổ chức y tế thế giới
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
HIV là một loại vi rút gây suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể người, làm cho cơ thể không có khả năng chống chọi với các bệnh tật khác, giai đoạn cuối cùng của HIV là AIDS và dẫn đến tử vong. Khác với các bệnh dịch khác, HIV có khả năng lây nhiễm và hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mặt khác nguồn gốc lây nhiễm HIV là do tiêm chích ma túy, do quan hệ tình dục và do mẹ truyền sang con khi mang thai. Chính vì những lý do dịch tễ học nêu trên mà dẫn đến tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
Ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện tại Mỹ vào năm 1980, sau đó lây lan nhanh chóng và được coi là một đại dịch mang tính toàn cầu. Theo thống kê của UNAIDS và WHO cho đến gần đây trên thế giới có hơn 33,4 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS và hơn 30 triệu người chết vì HIV/AIDS, ước tính khoảng 16 triệu trẻ em bị mồ côi vì AIDS và hơn 7.000 ca nhiễm HIV mới mỗi ngày chủ yếu xảy ra ở những người sống tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình và mới có khoảng gần một nửa những người sống với HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân [57]. Trong số 33,4 triệu người đang sống chung với HIV trên toàn thế giới có 17,5 triệu là phụ nữ [44,6].
Trong suốt những năm đầu thập kỷ 1980 sự kỳ thị, phân biệt đối xử với những người có HIV/AIDS và người thân của họ diễn ra khá phổ biến trên thế giới. Các biện pháp như giam giữ, cách ly người nhiễm HIV/AIDS khỏi cộng đồng với mục đích ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch đã tỏ ra không hiệu quả, bởi số lượng người nhiễm HIV ngày càng tăng trên thế giới, mặt khác làm tăng sự kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS và như vậy là vi phạm nghiêm trọng các quyền con người của những người nhiễm HIV/AIDS.
Cũng giống như những căn bệnh khác, người nhiễm HIV có nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, được chăm sóc y tế, được đảm bảo an ninh cá nhân, giáo dục, lao động …để sống một cuộc sống có nhân phẩm, nhưng những nhu cầu thiết yếu này luôn bị vi phạm bởi các chủ thể khác trong xã hội.
Cùng với sự phát triển của y học thì con người nhận thức rò hơn về cơ chế lây truyền HIV/AIDS và sự đấu tranh bền bỉ của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quyền con người đã tạo sự chuyển biến lớn trong cách đối xử với những người có HIV/AIDS. Dần dần, quan điểm cho rằng việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử, thừa nhận và bảo đảm các quyền, tự do cơ bản của người có HIV/AIDS là một yếu tố cốt yếu để phòng ngừa sự lây lan của đại dịch mặt khác, góp phần bảo đảm quyền con người của những người nhiễm HIV/AIDS. Thực tế cho thấy sự kỳ thị, phân biệt đối xử đã đẩy những người có HIV/AIDS vào “bóng tối” từ đó làm tăng nguy cơ với cộng đồng do họ tìm cách che dấu tình trạng của bản thân, thậm trí có người còn tìm cách trả thù cộng đồng.
Trong bối cảnh HIV/AIDS, phụ nữ là đối tượng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, do phụ nữ là đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV và phải chịu những hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt do tình trạng nhiễm HIV của bản thân như bị phân biệt đối xử, không được đảm bảo các nhu cầu về học tập, làm việc, chăm sóc sức khỏe, an ninh cá nhân … điều này là đi ngược lại với những giá trị về quyền con người đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người như: Tuyên ngôn nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966)…
Điều 1 Tuyên ngôn nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền”, Điều 2 tiếp tục ghi nhận: “Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay địa vị khác”.
Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV được hưởng đầy đủ các quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và trách nhiệm của nhà nước, của các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền đó, được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và bảo đảm thực thi trên thực tế.
Kinh nghiệm quốc tế trong quá trình phòng, chống lây nhiễm HIV đã chỉ ra
rằng, việc bảo đảm các quyền con người của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.
Mặc dù vậy, trên thực tế quyền con người của những phụ nữ nhiễm HIV/AIDS vẫn bị vi phạm nghiêm trọng bởi nhiều chủ thể trong xã hội. Đòi hỏi các quốc gia phải có những biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm hơn nữa quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương này.
Việt Nam, với tư cách là thành viên của Liên hợp quốc, thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người, do đó hệ thống pháp luật quốc gia không ngừng được hoàn thiện để ghi nhận và thực thi các quyền con người đã được thừa nhận, trong đó có quyền của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.
Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về quyền của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS dưới góc độ quyền con người còn chưa phổ biến. Do vậy tác giả đã chọn đề tài “Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS ở Việt Nam” là đề tài luận văn thạc sỹ của mình, với mục đích trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS, tìm hiểu thực trạng ở Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người của phụ nữ và qua đó đề xuất các biện pháp về mặt pháp lý cũng như về mặt thực tiễn nhằm bảo đảm tốt hơn nữa các quyền con người của phụ nữ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV và giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS đến đời sống của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng HIV/AIDS thường được tiếp cận dưới góc độ là một vấn đề y học, vấn đề xã hội nhằm các mục tiêu y tế công.
Một cách tiếp cận mới là phòng chống HIV/AIDS dựa trên quyền con người, theo đó Chương trình hỗn hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS và Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người đã thông qua “Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người” năm 2001 nhằm hỗ trợ các quốc gia xác lập một cách ứng xử với HIV/AIDS mang tính tích cực và dựa trên quyền, điều mà sẽ tạo hiệu quả trong việc giảm thiểu sự lây truyền và ảnh hưởng của đại dịch trong khi vẫn đảm bảo được sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người.