Bốn là: Chuyển cơ sở giam giữ sang quản lý dân sự, phi quân sự. Cơ sở giam giữ cần phải là cơ sở dân sự, được vận hành theo đường lối cải tạo và coi phạm nhân là công dân chứ không phải kẻ thù.
Năm là: Đào tạo cho cán bộ cơ sở giam giữ luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Thay đổi thái độ và hành vi của cán bộ thường là trung tâm cho sự thành công của cải cách. Thiếu hành vi phù hợp của các cán bộ thì mọi biện pháp cải cách khác sẽ lúng túng.
Sáu là: Nhân đạo hóa cách đối xử với phạm nhân và lấy cải tạo là trung tâm đòi hỏi sự thay đổi về văn hóa. Một chế độ cải tạo mang hàm ý cơ hội giáo dục, làm việc, các hoạt động văn hóa và tôn giáo cũng như liên hệ với gia đình trong những điều kiện thuận lợi hợp với an ninh.
Bảy là: Cải thiện chăm sóc sức khỏe trong tù: chính phủ có nhiệm vụ chăm sóc phạm nhân với điều kiện y tế tương đương với tiêu chuẩn ở ngoài xã hội. Những nhân viên y tế trong cơ sở giam giữ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền phạm nhân, phòng ngừa ngược đãi và tra tấn, cho nên cần bảo đảm tính độc lập của họ và xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với dịch vụ y tế công.
Tám là: Giám sát độc lập và cơ chế khiếu nại, tố cáo độc lập mà phạm nhân dễ tiếp cận cũng là yếu tố quan trọng. Một mặt giúp công chúng theo dòi nhân quyền, những điều kiện trong cơ sở giam giữ, mặt khác bảo vệ các nhân viên không bị chỉ trích sai. Thẩm phán, thanh tra viên, các cơ chế giám sát và khiếu nại tố cáo ở mỗi cơ sở giam giữ hoặc các tổ chức xã hội dân sự đều là những phương án tốt.
Chín là: Khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự: thiếu vắng sự tham gia này thì cải cách khó thực hiện và không bền vững.
Mười là: Những nhóm phạm nhân có đặc trưng riêng cần quan tâm đến một số nhu cầu và điều kiện sinh hoạt như trẻ em, người nước ngoài, người già yếu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tuấn Anh (2014), Vấn đề xã hội hóa công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân ở Việt Nam, Đề tài cấp cơ sở, Học viện cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm!
- Đổi Mới Cơ Chế Pháp Lý Để Giải Quyết Các Khiếu Nại, Tố Cáo Của Phạm Nhân
- Xã Hội Hóa Công Tác Giáo Dục Cải Tạo Phạm Nhân Nhằm Tăng Cường Bảo Vệ Các Quyền Con Người Của Phạm Nhân
- Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
2. Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) (2006), Báo cáo Chính trị tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ, (do đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười trình bày).
3. Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.
4. Bộ công an (2011), Báo cáo công tác trại giam, Hà Nội.
5. Bộ Công an (2011), Thông tư 40/2011/TT-BCA ngày 27/6/2011 Quy định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, Hà Nội.
6. Bộ công an (2012), Dự thảo báo cáo Tổng kết công tác tổ chức lao động, dạy nghề trong các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng giai đoạn 2006-2011, Tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Hà Nội.
7. Bộ Công an (2013), Thông tư 39/2013/TT-BCA ngày 25/09/2013 quy định về giáo dục và tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù, Hà Nội.
8. Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý (1999), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp.
9. Lê Cảm (2006), “Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11).
10. Lê Cảm (2009), Sách chuyên khảo: Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Chính phủ (2008), Quy chế trại giam năm 2008 (ban hành kèm theo Nghị định số 113/2008/NĐ-CP) ngày 28/10/2008, Hà Nội.
12. Chính phủ (2011), Nghị định 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 Về việc quy định các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Hà Nội.
13. Chính phủ (2011), Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân, Hà Nội.
14. Công an tỉnh Đắk Lắk (2011), Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Đắk Lắk.
15. Công an tỉnh Đắk Lắk (2013), Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp năm 2011-2014, Đắk Lắk
16. Công an tỉnh Đắk Lắk (2013-2014), Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp năm 2013-2014, Đắk Lắk.
17. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội.
18. Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (1948), Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.
19. Đảng ủy Tổng cục VIII (2012), Nghị quyết số 02-NQ/ĐU ngày 26/3/2012.
20. Nguyễn Văn Điều (2014), Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội.
21. Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
22. Vũ Trọng Hách (2006), Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực THA hình sự ở Việt Nam, Nxb Tư pháp.
23. Học viện cảnh sát nhân dân (2007), Những vấn đề lý luận cơ bản về thi hành án phạt tù ở Việt Nam, Tài liệu chuyên khảo, Khoa nghiệp vụ giáo dục và cải tạo phạm nhân, Hà Nội.
24. Trần Minh Hưởng (2011), Sách tham khảo Bình luận khoa học Luật thi hành án hình sự và các quy định mới nhất về thi hành án hình sự, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
25. Khoa Luật ĐHQG Hà Nội (2010), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Công an nhân dân.
26. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
27. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
28. Liên Hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về Quyền chính trị và dân sự.
29. Liên Hợp Quốc (1984), Công ước chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác.
30. Liên Hợp Quốc (1990), Quy tắc về việc bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do.
31. Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực Nhà nước và quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
32. Nguyễn Đức Phúc (2012), Thực hiện pháp luật về quyền con người của phạm nhân trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
33. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hà Nội.
34. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
35. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
36. Quốc hội (2006), Luật trợ giúp pháp lý, Hà Nội.
37. Quốc hội (2007), Luật đặc xá, Hà Nội.
38. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
39. Quốc hội (2010), Luật Thi hành án hình sự Việt Nam, Hà Nội.
40. Quốc hội (2012), Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội.
41. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hà Nội.
42. Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
43. Tổng cục VIII - Bộ Công an (2010-2013), Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
44. Chu Thị Tú (2013), Vấn đề giáo dục cải tạo phạm nhân là người nước ngoài trong điều kiện hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
45. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh 01/2007/UBTVQH12 Sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Hà Nội.
46. Vò Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp.
47. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
48. Nguyễn Xuân Yêm và Hồ Trọng Ngũ (dịch) (1994), Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại, Ban chủ nhiệm đề tài KX.04.14, Tổng cục Cảnh sát Nhân dân, NXB Công an Nhân dân.
49. Nguyễn Hải Yến (2014), Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: Phân tích so sánh, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
* Tài liệu tiếng Anh
50. Andrew Coyle (2000), A Human rights approach to prison management,
International Centre for Prison Studies, London, P-32.
51. Andrew Coyle (2002), A Human Rights Approach to Prison Management,
International Centre for Prison Studies, United Kingdom, P41-42.
52. Complaint, Monitoring and Inspection in Prisons. Irish Penal Reform Trust Position Paper 7. 2009, P2.
53. Germany (2011): Briefing to the UN Committee against Torture 2011,
www.amnesty.org/en/library/asset/,.../en/,.../eur230022011en.pdf.
54. London. International Centre for Prison Studies (2005), Guidance Notes on Prison Reform. Guidance Note 1-12.King’s College.
55. Prison Act, (1952), http://www.legislation.gov.uk/ukpga/Geo6and1Eliz2/15-16/52/contents.
56. The European Prison Rules 2006, Rule 70.1; Rule 70.7; Rule 70.3; Rule 70.5.