chấm dứt. Tuy nhiên trên thực tế tình trạng phạm nhân đánh phạm nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm phạm nhân, không thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với phạm nhân vẫn còn. Vai trò của Luật sư trong giai đoạn thi hành án hình sự nói chung và thi hành án phạt tù nói riêng là vấn đề rất cần thiết được quan tâm, để thi hành các hình phạt bổ sung, giải quyết các vấn đề dân sự liên quan trong vụ án và đảm bảo tôn trọng quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân, của những người, cơ quan liên quan đến vụ án; đồng thời pháp luật cũng được thực sự nghiêm minh.
Chúng tôi cho rằng với xu hướng phát triển của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế trong điều kiện hiện nay rất cần thiết việc pháp luật hình sự nên có quy định cho phép luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phạm nhân trong giai đoạn thi hành án. Điều này sẽ tạo cơ chế bảo đảm tốt hơn các quyền con người của phạm nhân.
3.1.2.2. Đổi mới cơ chế pháp lý để giải quyết các khiếu nại, tố cáo của phạm nhân
Việc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của phạm nhân chỉ có thể được thực hiện nghiêm khi các thủ tục tiếp nhận, giải quyết khiếu nại được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật thi hành án phạt tù. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền khiếu nại, tố cáo của phạm nhân cũng như trách nhiệm của các ban ngành trong việc tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của phạm nhân được quy định như sau:
Người chấp hành án hình sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành án hình sự nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp quân khu, Viện trưởng Viện
kiểm sát cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân.
Người chấp hành án và mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong thi hành án hình sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân.
Người tố cáo có quyền gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền; được yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ và bút tích của mình.
Như vậy hiện nay, thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo của phạm nhân thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp.
Cũng theo các quy định của pháp luật thi hành án hình sự thì: “Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư; trường hợp cấp bách thì được gửi điện tín. Giám thị trại giam phải kiểm tra, kiểm duyệt thư, điện tín mà phạm nhân gửi và nhận”.
Có thể bạn quan tâm!
- Chế Độ Gặp Thân Nhân, Gửi, Nhận Thư, Quà, Tiền, Trao Đổi Thông Tin Bằng Điện Thoại Và Mua Hàng Tại Căng Tin
- Chế Độ Sinh Hoạt Văn Hóa, Văn Nghệ, Thể Dục Thể Thao, Thông Tin
- Quyền Được Tạm Đình Chỉ Chấp Hành Án Phạt Tù, Giảm Thời Hạn Chấp Hành Án Phạt Tù, Và Đặc Xá Của Phạm Nhân
- Xã Hội Hóa Công Tác Giáo Dục Cải Tạo Phạm Nhân Nhằm Tăng Cường Bảo Vệ Các Quyền Con Người Của Phạm Nhân
- Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam - 13
- Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Vậy, thư của phạm nhân theo quy định phải kiểm duyệt còn đơn thư khiếu nại, tố cáo (có trường hợp hình thức bên ngoài là thư, nội dung bên trong là đơn thư khiếu nại, tố cáo) thì sao, có phải kiểm duyệt hay không và nếu phải kiểm duyệt thì ai là người kiểm duyệt ? Đây là một vấn đề lớn đang đặt ra cho công tác quản lý, giáo dục phạm nhân hiện nay.
Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi đề xuất sửa đổi pháp luật thi hành án hình sự theo hướng xác định trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (lần đầu) của phạm nhân chính là Giám thị trại giam:
Giám thị trại giam trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo và thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho phạm nhân có khiếu nại, tố cáo biết; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm kết quả giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (lần 2) hoặc việc tố cáo tiếp của phạm nhân.
Đối với quyền về khiếu nại, tố cáo, phạm nhân cần có cơ hội để thực hiện quyền này đối với chủ thể quản lý cơ sở giam giữ, cũng như chủ thể có thẩm quyền khác. Nếu những khiếu nại này bị từ chối hoặc bác bỏ thì phạm nhân có quyền kháng cáo lên cơ quan có thẩm quyền độc lập. Thậm chí những người nhà của phạm nhân nếu họ có yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền độc lập này cũng cần phải quan tâm nếu họ cho rằng những quyền của phạm nhân bị xâm phạm bởi những người quản trị cơ sở giam giữ [56].
3.2. Bảo đảm sự thực thi của pháp luật
3.2.1. Xác lập cơ chế thanh tra, kiểm tra giám sát để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các sai phạm vi phạm quyền và nghĩa vụ của phạm nhân
Các định của pháp luật về quyền của phạm nhân muốn thực tiễn cuộc sống thì cần có cơ chế giám sát, cơ chế thực hiện và chế tài.
Đối với cơ chế giám sát thì có rất nhiều bộ phận để có thể giam sát. Ngay bản thân phạm nhân cũng có quyền gửi đơn tới những cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi ích của mình. Ngoài ra còn có sự giám sát của Mặt trận tổ quốc, Viện kiểm sát, cùng cơ quan cấp trên trực tiếp,... Tuy nhiên để thực sự hiệu quả phải đưa ra một hình thức giám sát cụ thể chứ không phải chung chung và không ai chịu trách nhiệm chính. Hiện nay tuy có các cơ quan
chức năng có thể giám sát việc thực thi quyền con người trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam song để có một cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính vẫn chưa cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Viện kiểm sát nhiều khi phải được phép của Giám thị trại tạm giam hay trại giam mới được tiếp xúc với phạm nhân. Thực tế cho thấy Viện kiểm sát rất khó chủ động tiếp cận phạm nhân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ hay các diễn biến tình hình thực tế. Thực tế tại Đắk Lắk cho thấy tại cấp tỉnh, kiểm sát viên hàng tuần vào kiểm sát trại tạm giam hầu như rất ít khi được tiếp cận phạm nhân để tìm hiểu, nắm bắt tình hình. Khi tiếp xúc với họ phải được Giám thị trại cho phép. Các cuộc kiểm sát định kỳ 3 tháng, 6 tháng đối với trại tạm giam, trại giam đều phải lên kế hoạch, lịch công tác để trại tạm giam, trại giam chuẩn bị trước. Pháp luật quy định Viện kiểm sát có quyền kiểm sát đột xuất khi có vi phạm pháp luật tại nhà tạm giữ, trại tạm giam hay trại giam. Trên thực tế Viện kiểm sát do không thể nắm bắt được cụ thể tình hình nên toàn tiến hành kiểm sát khi vụ việc đã xảy ra hoặc việc vi phạm tại đây đã được xử lý xong.
Do vậy để có cơ chế giám sát hiệu quả việc thực hiện quyền con người phải là cơ quan có năng lực (có chuyên môn, có đủ nhân lực, điều kiện vật chất để thực hiện,...) và đảm bảo yếu tố khách quan. Gắn với trách nhiệm thì cũng phải là quyền năng pháp lý và quyền năng thực tế dành cho cơ quan đó để họ thực hiện triệt để hơn.
Cơ chế kiểm tra giám sát rất quan trọng, do vậy để việc thực thi quyền con người đi vào thực tế phải có cơ chế thực hiện, thẩm tra trực tiếp tại chỗ, phải có người thực hiện chính và chịu trách nhiệm. Phải kiểm tra ngay khi những quyền đó đang được thực hiện. Trước đây việc cấp phát công tư trang phụ thuộc vào Tổng cục VIII - Bộ Công an. Sau đó Tổng cục đã chủ động cho các Trại giam quyền tự chủ và cấp phát ngay tư đầu năm theo đề xuất của trại giam. Đến năm 2013 việc cấp phát công, tư trang cho phạm nhân được thực
hiện đầy đủ nhưng cấp phát thêm cho phạm nhân vị thành niên theo quy định vẫn còn thiếu. Nguyên nhân là do cán bộ hậu cần trại giam chưa nắm được các quy định này của pháp luật nên chưa kịp mua bổ sung. Như vậy rò ràng việc cấp phát công, tư trang cho phạm nhân theo chế độ đã không thực hiện làm phạm nhân bị thiệt thòi về quyền lợi mà nguyên nhân là không có sự đối chiếu kiểm tra ngay khi thực hiện.
Chế tài thực hiện là những biện pháp để phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi vi phạm hoặc làm sai quy định. Tuy nhiên thực tế xảy ra cho thấy chỉ có những hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự xảy ra thì chế tài mới được áp dụng còn những hành vi làm sai quy định, không đảm bảo các chế độ của phạm nhân thì cho dù đã có văn bản yêu cầu nhưng việc thực hiện hay không thực hiện theo đúng quy định lại không có cơ chế ràng buộc. Trong trường hợp Mặt trận tổ quốc (được mời tham gia), Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ khắc phục vi phạm. Nhưng nếu vi phạm đó không được khắc phục thì cũng không có hành lang pháp lý hay căn cứ pháp luật nào để xử lý,... Các vi phạm đôi khi vẫn tồn tại từ năm này qua năm khác và thực tế vẫn không có cơ quan nào chịu trách nhiệm hay bị ràng buộc vê pháp lý nếu không thực hiện. Cho nên để đảm bảo quyền con người được thực hiện cũng cần phải có một khung pháp lý để ràng buộc về mặt chế tài.
Thi hành án phạt tù là hoạt động tư pháp đặc biệt liên quan nhiều đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của phạm nhân và cá nhân, tổ chức có liên quan. Thi hành án phạt tù là toàn bộ hoạt động quản lý, giam giữ, giáo dục người bị kết án phạt tù tại trại giam được điều chỉnh bởi pháp luật thi hành án phạt tù. Mặt khác hoạt động thi hành án phạt tù là một lĩnh vực nhạy cảm về chính trị rất dễ bị các thế lực bên ngoài lợi dụng. Do vậy việc thanh tra và kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức công tác thi hành án phạt tù
của Giám thị trại giam nói riêng và của Cơ quan thi hành án phạt tù nói chung theo đúng quy định của pháp luật là rất cần thiết, đáng được quan tâm thỏa đáng và phải được tiến hành thường xuyên. Song thực tế những năm qua vấn đề thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi hành án phạt tù ở các trại giam còn nhiều sơ hở, yếu kém, đôi khi buông lỏng, thiếu thống nhất. Việc kiểm tra, thanh tra chủ yếu được các cơ quan thanh tra cấp trên tiến hành theo sự vụ hoặc theo chuyên đề ở một đơn vị nào đó.
Ngoài cơ chế kiểm tra nội bộ, cần phải có một cơ chế thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài. Một hệ thống kiểm tra cơ sở giam giữ từ bên ngoài hiệu quả cần phải có ba chức năng:
a) Chức năng phòng ngừa: một chế độ kiểm tra nên phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm các quyền từ bên trong của cơ sở giam giữ. Chức năng này cần được thực hiện bất cứ lúc nào thấy cần thiết mà không có sự can thiệp từ chính phủ. Cơ chế thanh tra, giám sát này cần được thẩm quyền vào thăm không báo trước các cơ sở giam giữ và được quyền tiếp cận không giới hạn với các phạm nhân cũng như những tài liệu cần thiết ở trong các khu vực của cơ sở giam giữ;
b) Chức năng cải thiện, phục hồi: cơ quan có thẩm quyền thăm các cơ sở giam giữ cần có thẩm quyền công bố những gì họ tìm được, cũng như bình luận và đưa ra các khuyến nghị cho việc cải thiện những vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý cơ sở giam giữ ở cấp độ quốc gia. Công bố về những báo cáo phải không chịu sự giám sát của các bộ ngành và phải có một cơ chế tiếp theo để bảo đảm thực hiện những kiến nghị có hiệu quả.
c) Chức năng xem xét những khiếu nại của phạm nhân: cơ chế giám sát từ bên ngoài nên bao gồm một cơ chế tiếp cận dễ dàng để xem xét bên ngoài và độc lập về những khiếu nại của phạm nhân. Việc tiếp cận tòa án, thường là
một quá trình dài hạn chế bởi sự phức tạp và chi phí cao, không thể được coi là đầy đủ để giải quyết vấn đề này [52, p.2].
3.2.2. Xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ phục vụ cho công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cũng như bảo đảm các quyền của phạm nhân chấp hành hình phạt tù ở trại giam
Yêu cầu trước tiên của trại giam là phải quản lý, giam giữ chặt chẽ phạm nhân, không để họ có điều kiện trốn, chống phá, vi phạm nội quy trại giam và vi phạm pháp luật, đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất sự lan truyền cái xấu, tiêu cực của người này sang người khác. Việc giam giữ phạm nhân trong các buồng tập thể đông người tạo cho họ có môi trường giao tiếp và sinh hoạt tập thể. Nhưng khi muốn bóc tách, cách li những đối tượng nguy hiểm, chống đối có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác thì rất khó khăn, vì nhiều trại giam không có phòng riêng. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân từ khó khăn của nền kinh tế, nhưng điều quan trọng là phải nhận thức đúng từ quan điểm xây dựng môi trường giáo dục cũng như từ yêu cầu quản lý và giáo dục phạm nhân nói chung để định hướng đúng đắn cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trại giam.
Vấn đề bổ sung vào mô hình thiết kế cũng như kịp thời đầu tư xây dựng nhằm bảo đảm việc giam giữ có sự phân hóa rò rệt các loại phạm nhân, không để những phạm nhân chống đối hay vi phạm tác động xấu đến những phạm nhân khác là yêu cầu hết sức cấp thiết. Mô hình xây dựng nhà giam, buồng giam phải căn cứ vào từng loại đối tượng cụ thể để thiết kế cho phù hợp. Trong một trại giam phải có nhiều loại buồng giam, nếu có buồng đông người thì chỉ giành cho số phạm nhân có mức án thấp, ít nguy hiểm hoặc sắp ra trại và số lượng cũng cần hạn chế, không nên quá 30 người một phòng ở.
Đối với phạm nhân, ngoài thời gian đi lao động, cuộc sống của họ chủ yếu diễn ra trong nhà giam và trong khu giam giữ. Vì vậy, nói đến củng cố, cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất thành môi trường giáo dục, trước hết cần chú trọng những vấn đề cơ bản sau:
a) Củng cố nhà ở và công trình vệ sinh, nơi tắm rửa, giặt giũ của phạm nhân để nó trở thành những cơ sở vật chất có ý nghĩa giáo dục. Thực tiễn đã chứng minh, điều kiện sống chật chội không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn tạo nên những căng thẳng về mặt tâm lý, con người dễ trở nên bực bội, cáu bẳn, chán chường,... và từ đó nảy sinh những thái độ, hành vi tiêu cực. Do đó, nhà ở và các công trình vệ sinh, những yếu tố vật chất khác cần được nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu giam giữ và giáo dục. Đây được coi là yêu cầu bức thiết, được ưu tiên hàng đầu vì sẽ tăng cường quản lý phạm nhân tốt hơn, đảm bảo an toàn tính mạng cho họ và biến thành môi trường giáo dục đầu tiên, gần gũi với mọi phạm nhân.
b) Xây dựng, sửa chữa nhà ăn và bệnh xá phạm nhân là thể hiện sinh động quan điểm, chính sách nhân đạo của Đảng, nhà nước đối với người phạm tội, tôn trọng con người và coi sức khỏe là vốn quý nhất của con người, dù đó là người phạm tội. Hiện nay, trong thiết kế mô hình xây dựng trại giam đã có nhà ăn riêng cho các đội phạm nhân bên cạnh buồng ở nhưng còn nhiều trại giam chưa có. Do đó, phải gấp rút xây dựng để đảm bảo cho việc ăn uống mang tính nhân văn và có ý nghĩa giáo dục. Bệnh xá cho phạm nhân cũng cần được tăng cường đầu tư bảo đảm yêu cầu phòng, chữa bệnh của phạm nhân.
c) Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với việc ứng dụng rộng rãi thành tựu hoa học công nghệ trong đó có công nghệ khí sinh học bioga để giữ gìn vệ sinh môi trường, công nghệ xử lý nước sạch,... nhằm góp phần vào việc giải quyết vấn đề chất thải, nước sinh hoạt, tiết kiệm năng lượng, chống gây ô nhiễm và giảm thiểu các tại hại của môi trường, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và phạm nhân.