không để cho phạm nhân có điều kiện thuận lợi để pham
nhân lơi
dung
trốn, vi pham
nôi
quy .
3.3.2. Nội dung xã hội hóa giáo dục, cải tạo phạm nhân
Trước hết, để xã hội hóa công tác giáo dục cải tạo phạm nhân cần tuyên
truyền, vân
đôn
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền Được Tạm Đình Chỉ Chấp Hành Án Phạt Tù, Giảm Thời Hạn Chấp Hành Án Phạt Tù, Và Đặc Xá Của Phạm Nhân
- Đổi Mới Cơ Chế Pháp Lý Để Giải Quyết Các Khiếu Nại, Tố Cáo Của Phạm Nhân
- Xã Hội Hóa Công Tác Giáo Dục Cải Tạo Phạm Nhân Nhằm Tăng Cường Bảo Vệ Các Quyền Con Người Của Phạm Nhân
- Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
g huy đôn
g moi
nguồn lưc
xã hôi
tham gia công tác giáo dục ,
cải tạo phạm nhân. Hoạt động này được lực lượng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp sử dụng chủ yếu thông qua việc giúp Bộ Công An tham mưu cho Chính phủ cũng như các cấp Đảng ủy và chính quyền địa phương đề ra nội dung hình thức đẩy mạnh các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ động tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân đề cao cảnh giác và tham gia các hoạt động bảo vệ trại giam. Xây dựng các mô hình quản lý giam giữ phạm nhân có hiệu quả và xây dựng các lực lượng nòng cốt trong phạm nhân. Các trại giam phải tranh thủ sự đồng tình giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, quân đội, Công an và nhân dân khu vực xung quanh, phát hiện các đối tượng bên ngoài có liên hệ với phạm nhân và ngược lại, truy nã phạm nhân trốn khỏi trại giam, phối hợp với quần chúng nhân dân giải quyết các các vụ bạo loạn gây rối do phạm nhân gây ra. Tranh thủ sự ủng hộ của thân nhân phạm nhân trong động viên giáo dục các phạm nhân chậm tiến bộ; phải biết lựa chọn các phạm nhân tiến bộ đưa vào Ban tự quản phạm nhân để giúp cán bộ trại giam quản lý các phạm nhân khác.
Để phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân và chính quyền địa phương nơi trại giam đóng quân, ban giám thị trại giam cần thực hiện tốt những công việc tuyên truyền sâu rộng để quần chúng nhân dân sinh sống gần khu vực trại giam nắm được tính chất nguy hiểm của phạm nhân phạm tội để họ nâng cao ý thực cảnh giác, tố giác và thông báo kịp thời với ban giám thị trại giam. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xây dựng các phương án tổ chức truy bắt phạm nhân bỏ trốn, kế hoạch thông tin,
báo cáo khi phát hiện phạm nhân vi phạm, nhất là phạm nhân có quan hệ trái phép với dân cư xung quanh trại giam.
Hơn nữa, chủ động xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp với các đơn vị địa phương như Công an huyện, Huyện đội, chính quyền xã,... thường xuyên trao đổi tình hình, học hỏi kinh nghiệm công tác, sẵn sang chi viện và giúp đỡ nhau khi có yêu cầu. Ban giám thị các trại giam cần thường xuyên củng cố và xây dựng mối quan hệ với nhân dân và chính quyền địa phương thông qua các hoạt động như giao lưu, hoạt động từ thiện,...
Bên cạnh đó, cần tăng cường phối hợp giữa trại giam với gia đình phạm nhân trong việc thu thập thông tin, động viên giáo dục phạm nhân yên tâm chấp hành án phạt tù. Để tăng cường hơn nữa ảnh hưởng của gia đình tới việc cải tạo của phạm nhân. Trại giam nên vận động khuyến khích gia đình tích cực phối hợp với trại giam động viên khuyến khích phạm nhân tích cực cải tạo, sớm nhận được sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, trại giam nên sử dụng vai trò của gia đình phạm nhân trong việc giải tỏa những vướng mắc về tư tưởng, tâm lý của phạm nhân, làm cho họ yên tâm cải tạo, từ đó chấp hành nghiêm túc trong thời gian phạt tù.
Hai là, phối hợp với các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp hoạt động hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng, vừa làm cho họ yên tâm cải tạo ở trại giam, vừa tạo ra cho họ khả năng sống lương thiện khi trở về cộng đồng. Tuy nhiên dạy nghề cho phạm nhân và bảo đảm việc làm cho người mãn hạn tù là vấn đề mang tính nhân đạo sâu sắc, nhưng cũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Việc dạy nghề cho phạm nhân vừa phải đảm bảo những yêu cầu của công tác dạy nghề nói chung trong xã hội, vừa phải đảm bảo các yêu cầu nghiệp vụ trong công tác quản lý, giam giữ, giáo dục người đang chấp hành án phạt tù.
Hiện nay, việc dạy nghề cho phạm nhân ở trại giam còn đơn giản, chưa
bám sát vào nhu cầu nguồn lực của xã hội do cơ sở vật chất cho hoạt động dạy nghề còn thiếu thốn, nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế. Do đó, công tác phối hợp với cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp dạy nghề phải được ưu tiên chú trọng. Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các ngành nghề dạy cho phạm nhân. Không chỉ dạy cho họ những nghề như sửa chữa ô tô, xe máy, đồ điện tử gia dụng, xây dựng, may mặc,... mà mở rộng thêm các nghề dịch vụ, tin học, quản lý kinh doanh,... Chuyển từ việc dạy các nghề nông nghiệp, thủ công sang các nghề sản xuất công nghiệp, chế biến nông sản,... tạo khả năng sau khi mãn hạn tù họ có thể tìm kiếm được việc làm tại các nhà máy. Cho phép một phạm nhân có thể học nhiều nghề.
Tăng cường các hình thức tư vấn, đào tạo nghề nghiệp cho phạm nhân từ các chuyên gia, các nhà kinh doanh, các nhà quản lý. Cần khảo sát thực tế nhu cầu việc làm của phạm nhân và yêu cầu thực tế việc làm xã hội để tổ chức những hoạt động dạy nghề phù hợp tại trại. Quá trình dạy nghề không chỉ là dạy cho họ có kỹ năng lao động mà còn cần dạy cho họ khả năng tìm việc, khả năng thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế.
Ban giám thị trại giam cần liên hệ, kêu gọi sự tình nguyện giúp đỡ từ các chuyên gia có tay nghề, các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm,... giúp đỡ cho phạm nhân tìm kiếm việc làm khi mãn hạn tù. Liên kết với các cơ sở dạy nghề, mời chuyên gia có tay nghề trong các lĩnh vực khác nhau tham gia dạy nghề cho phạm nhân, đồng thời khi họ mãn hạn tù đảm bảo đầu ra cho họ có công việc ổn định ở chính các cơ sở dạy nghề đó.
Ba là, liên kết với các doanh nghiệp, cá nhân nhằm thu hút vốn đầu tư xây dựng nhà máy, công xưởng định hướng nghề nghiệp và tạo việc làm cho phạm nhân. Để giúp các phạm nhân và những người sau khi hết hạn tù trở về với cộng đồng có việc làm, thì cần có cơ chế chính sách đối với các trung tâm dạy nghề và phạm nhân học nghề. Trong đó, Nhà nước cần dành phần
ngân sách nhất định đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề gắn với sản xuất trong các trại giam. Trong các trại giam, cần xây dựng chương trình dạy nghề và việc làm cho phạm nhân trên cơ sở phân loại phạm nhân theo khả năng, trình độ, năng khiếu; kết hợp việc dạy nghề với tổ chức sản xuất hàng hóa để tiếp cận kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, trại giam cần có chính sách thu hút các cá nhân, tổ chức, cơ sở dạy nghề trên địa bàn, hỗ trợ đầu tư vốn, cơ sở vật chất cho công tác hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân trong trại, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho phạm nhân học nghề, đồng thời dạy nghề cho phạm nhân, ngoài những nghề thủ công, đơn giản, là những công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Đây là biện pháp hữu hiệu và lâu dài đảm bảo công tác dạy nghề đạt kết quả cao.
Ngoài ra, một trong những việc làm nhằm xã hội hóa công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân đó là mở rộng các hình thức thay thế giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân tại các trại giam cố định như tù tại gia.
Hiện nay các hình thức thay thế giam giữ người phạm tội cũng phổ biến ở các nước trên thế giới, hình thức tù tại gia điển hình là Trung Quốc. Những phạm nhân phạm tội không nghiêm trọng có sự bảo lãnh của người thân và gia đình, sau khi tòa tuyên án và bản án có hiệu lực pháp luật, gia đình có thể bảo lãnh phạm nhân về gia đình sinh sống cùng. Trong quá trình thực hiện hình thức giam giữ này, cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo sự duy trì giám sát của mình
Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, gia đình phạm nhân trong quản lý, giáo dục, giám sát đối với phạm nhân được tiến hành giáo dục, cải tạo tại gia. Bởi phạm nhân được tiến hành giáo dục, cải tạo tại gia là những người thụ án nhưng không phải cách ly khỏi xã hội mà họ được chung sống với gia đình như những người khác
Đồng thời, phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp xã cũng cần được đẩy mạnh nhằm huy động thêm lực lượng, sức mạnh của nhiều tổ chức tham gia. Cụ thể để công tác giám sát, giáo dục các đối tượng tù tại gia đạt được hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, UBND các xã, thị trấn cần tăng cường chỉ đạo công an cấp xã tăng cường giáo dục để nâng cao hiểu biết pháp luật cho số đối tượng cải tạo tại gia để họ tự giác nhận thức và chấp hành đúng; kịp thời xử lý những biểu hiện chấp hành không nghiêm hoặc có nguy cơ tái phạm.
Tăng cường phối hợp với các đoàn thể trong giáo dục, cải tạo phạm nhân là việc làm hết sức quan trọng. Chính quyền, Đảng ủy địa phương cần chỉ đạo, vận động các tổ chức, đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh,... làm tốt công tác tiếp nhận, giúp đỡ người phạm tội chấp hành án tù tại gia, giúp họ hòa nhập cộng đồng, ngăn ngừa phạm tội mới. Đồng thời, tuyên truyền tới người dân địa phương có không phân biệt đối xử, kì thị đối với người phạm tội, bởi lẽ dư luận xã hội, né tránh tiếp xúc, quan hệ, giúp đỡ người chấp hành án phạt tù tại gia gây áp lực tâm lí, mặc cảm tự ti trong họ, làm hạn chế hiệu quả của công tác giáo dục cải tạo. Đồng thời theo dòi quá trình phạm nhân tham gia các hoạt động xã hội, quan hệ với cộng đồng, lao động sản xuất,... từ đó đánh giá quá trình phạm nhân cải tạo, hòa nhập xã hội và có các biện pháp thích hợp.
Đối với phạm nhân chấp hành án phạt tù tại gia, thì vai trò của gia đình đối với quá trình cải tạo của họ có vai trò vô cùng quan trọng. Trên thực tế, việc cải tạo thành công hay không phụ thuộc vào việc duy trì, và cải thiện mối quan hệ của người phạm tội với người thân và những thành viên khác trong cộng đồng. Sự hỗ trợ của gia đình là một trong những sức mạnh giúp người phạm tội yên tâm chấp hành án và xóa bỏ mặc cảm hòa nhập cộng đồng. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình phạm nhân trong việc theo dòi diễn biến tâm
lý, biển hiện, hành động của phạm nhân từ đó có biện pháp thích hợp đảm bảo phạm nhân cải tạo đạt hiệu quả. Đồng thời, thường xuyên gặp gỡ gia đình phạm nhân, trao đổi, tư vấn, và hỗ trợ lên kế hoạch giúp đỡ người phạm tội chấp hành án, xóa bỏ những mặc cảm tự ti để hòa nhập cộng đồng.
Xã hội hóa giáo dục, cải tạo phạm nhân là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và là vấn đề mang tính xã hội sâu sắc, vừa mang tính cấp bách, lâu dài. Đảm bảo công tác giáo dục cải tạo người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng có ý nghĩa sâu sắc, hiệu quả thiết thực cho hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước, sự ổn định chính trị của toàn xã hội. Do đó, thực hiện tốt việc xã hội hóa giáo dục cải tạo phạm nhân góp phần ổn định đất nước, hướng tới các mục tiêu kinh tế, xã hội, đưa đất nước phát triển hơn nữa trong tương lai. Trong hệ thống các giải pháp tái hòa nhập cộng đồng cho người sau khi chấp hành xong hình phạt tù thì nhận thức của xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Cần phải có sự thay đổi trong nhận thức và quan niệm của xã hội rằng quan tâm, giúp đỡ người đã chấp hành xong hình phạt tù và ổn định cuộc sống cho họ chính là biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho cộng đồng và cho bản thân mỗi người [42, tr.104].
Xã hội hóa giáo dục, cải tạo phạm nhân làm cho hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân với quy mô, đa dạng loại hình giáo dục, cải tạo đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ quyền con người của phạm nhân. Đồng thời, Phát huy vai trò của gia đình phạm nhân giúp cho phạm nhân yên tâm cải tạo tốt
Huy động được mọi lực lượng xã hội, cơ quan, tổ chức và mọi người dân tham gia vào công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân đồng thời đóng góp công sức, trí tuệ và vật chất cùng cơ quan thi hành án hình sự tạo điều kiện cho phạm nhân tái hòa nhập xã hội thành công. Từ đó, huy động được nguồn thu từ ngân sách nhà nước và các tổ chức, cơ quan cá nhân phục vụ cho công tác giáo dục cải tạo phạm nhân hiệu quả và đảm bảo quyền con người.
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa trại giam với Công an, chính quyền, các tổ chức xã hội của địa phương trong việc quản lý, giúp đỡ phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng sau khi mãn hạn tù
Xã hội hóa giáo dục, cải tạo phạm nhân cũng chính là nhằm bảo đảm thực hiện quyền của phạm nhân trong giai đoạn chấp hành án phạt tù và sau khi mãn hạn tù. Hoàn thành nghĩa vụ tham gia các điều ước quốc tế về nhân quyền. Tạo lòng tin của nhân dân vào các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và cơ quan thi hành án hình sự nói riêng.
KẾT LUẬN
Tóm lại, nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học: “Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam” cho phép rút ra các kết luận chung như sau:
Một là: Vận hành các cơ sở giam giữ phải theo nguyên tắc nhân quyền, tức là hoạt động trong khuôn khổ của luật nhân quyền quốc tế và tuân theo luật pháp quốc gia. Vận hành cơ sở giam giữ theo pháp luật có lợi cho phạm nhân và cả các nhân viên làm việc ở đây bởi họ được làm việc trong môi trường an ninh, chuyên môn của mình và cảm thấy được tôn trọng như bất kỳ công chức nhà nước nào. Bất cứ mô hình cơ sở giam giữ nào được đẩy mạnh phát triển cũng cần phải xuất phát từ các văn kiện nhân quyền quốc tế chứ không phải từ một nền văn hóa cá biệt. Cần loại bỏ bạo lực và tham nhũng trong các cơ sở giam giữ [54].
Hai là: Đối với một quốc gia có nguồn lực hạn chế từ chính phủ thì việc cải cách trước hết phải tập trung vào: a) thay đổi thái độ để có quan hệ tình người giữa cán bộ và phạm nhân; b) thay đổi quản lý để giảm nạn quan liêu và phân quyền, kiểm soát để giải phóng cho những giám thị cơ sở giam giữ ở địa phương tìm kiếm nguồn lực và sử dụng tốt nhất những gì họ có; c) tăng cường những hoạt động của phạm nhân trong việc sản xuất ra sản phẩm và tạo ra nguồn thu có giá trị, cải thiện việc duy trì cơ sở vật chất của nhà tù và tăng thời gian ở ngoài phòng giam chật chội; d) huy động sự tham gia của các nhóm xã hội dân sự vào các lĩnh vực nhằm giúp tù nhân và có thêm nguồn lực hữu ích.
Ba là: Giải quyết vấn đề quá đông trong các cơ sở giam giữ: a)xây thêm các cơ sở giam giữ và giảm số lượng phạm nhân là hai giải pháp dài hạn; b)ngắn hạn có thể bằng đặc xá, đại xá, tha tù trước thời hạn một số phạm nhân đủ điều kiện mà đặc biệt là những người bị bệnh tâm thần; c)sử dụng tốt hơn và hiệu quả hơn diện tích hiện có bằng cách xem lại mức độ an ninh, phân loại tù nhân theo mức độ an ninh.