Nhu Cầu Về Công Nghệ Và Quản Lý


Bảng 2.4 Tỷ lệ tương quan các nguồn vốn đầu tư nước ngoài


Nguồn vốn

FDI

ODA

Tín dụng quốc

Tỷ lệ

25%

3%

72%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Bảo đảm lợi ích của bên Việt Nam trong thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam - 13


Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư của VNPT giai đoạn 1996-2000


Nguồn vốn

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ lệ

Ngân sách

1192

6.44%

Đầu tư nước ngoài

12748

68.88%

- FDI

3000

16.21%

- ODA

490

2.65%

- TÝn dông

9258

50.02%

Tái đầu tư

4568

24.68%

Tỉng sè

18508

100%

Nguồn VNPT

Trong những năm tiếp theo giai đoạn 2000-2005 dự tính nguồn vốn FDI sẽ giảm đi đôi chút, nhưng nó vẫn chiếm khoảng gần 14.8% trong tổng lượng vốn đầu tư của VNPT, tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài dự kiến khoảng 53.41% tổng số vốn mà VNPT có thể huy động được.

Bảng 2.6 Cơ cấu vốn đầu tư dự tính của VNPT giai đoạn 2000-2005


Nguồn vốn

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ lệ

Ngân sách

160

0.51%

Đầu tư nước ngoài

16940

53.40%

- FDI

4700

14.81%

- ODA

5700

17.97%

- TÝn dông

6540

20.62%

Tái đầu tư

14620

46.09%

Tỉng sè

31720

100%

Nguồn VNPT

Thực tế huy động vốn của VNPT trong giai đoạn 2001-2005 được thể hiện như bảng 2.7


Bảng 2.7 Cơ cấu vốn đầu tư thực tế của VNPT giai đoạn 2000-2005



Nguồn vốn

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Vốn ngân sách nhà nước

1.12

0.79

0.54

0.48

7.36

Vốn vay (trong nước và ODA)

49.72

30.41

9.84

4.51

0.46

Vốn tái đầu tư

36.09

52.11

82.76

88.67

81,77

Vèn FDI

12.96

16.57

6.74

5.88

10.41

Nguồn vốn khác

0.1

0.12

0.13

0.45

0

Nguồn VNPT

Qua số liệu trên ta thấy thực tế nguồn vốn vay giảm dần theo các năm, vốn tái đầu tư tăng dần và chiếm ty trọng lớn trong cơ cấu vốn của VNPT, vốn ngân sách và FDI ổn định theo các năm. Tuy vậy vốn FDI vẫn chiếm tỷ trọng

đáng kể trong tổng đầu tư của VNPT.

Phương hướng giải quyết vốn giai đoạn 2005-2010

Trong giai đoạn 2005-2010 tỷ trọng vốn huy động nước ngoài tiếp tục có sự thay đổi đáng kể. Do có sự tăng tích luỹ, dự kiến lượng vốn huy động từ các nguồn trong nước và tái đầu tư chiếm khoảng 60-70%, từ nước ngoài chiếm khoảng 30-40% tổng số vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ có sự biến

động lớn sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO.


- Nhà nước có chính sách thương quyền về bưu chính, viễn thông đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này; có chính sách điều tiết phát triển mạng lưới tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các doanh nghiệp tự huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển mạng lưới và kinh doanh dịch vụ, đồng thời có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công ích (bao gồm dịch vụ bắt buộc và dịch vụ phổ cập) theo yêu cầu của Nhà nước.

- Về vốn trong nước: Đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả để tăng nhanh khả năng tích lũy bằng nguồn vốn nội sinh, tái đầu tư phát triển. Tăng cường thu hút vốn đầu tư của mọi thành


phần kinh tế trong nước; có giải pháp thích hợp để khuyến khích các ngành, địa phương tham gia phát triển bưu chính, viễn thông, tin học; xây dựng quỹ phổ cập dịch vụ phục vụ cho việc phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet, đặc biệt cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Về vốn ngoài nước: Tranh thủ khai thác triệt để các nguồn vốn ngoài nước; khuyến khích các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là đầu tư vào công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học, đầu tư kinh doanh dịch vụ, với các hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của ngành. Dành một phần nguồn vốn ODA để phát triển bưu chính, viễn thông, tin học nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Cùng với việc chính thức trở thành thành viên WTO từ tháng 1/2007, sẽ có một làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vào các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông của Việt Nam. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn trước mắt.

Để đạt được các yếu tố nêu trên đòi hỏi VNPT cũng như Nhà nước phải có những biện pháp thích hợp để thu hút đầy đủ và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.


2.1.3.3. Nhu cầu về công nghệ và quản lý


Ngành công nghiệp viễn thông cùng một lúc đang trải qua hai cuộc cách mạng chưa từng có, đó là cuộc cách mạng thương mại và cuộc cách mạng công nghệ. Trong khi thị trường thiết bị điện thoại và lnternet đang tăng trưởng với tốc

độ 15% mỗi năm thì các chuyên gia lại nói nhiều tới thị trường truyền thông bằng sợi cáp quang đang gia tăng một cách chóng mặt. Việc truyền thông tin bằng cáp quang và nó được xem như là cuộc cách mạng công nghiệp viễn thông mới. Bằng cách phân tích mỗi chùm sáng của sợi quang học ra làm 10, thậm chí hàng trăm màu khác nhau, các nhà công nghiệp đang gần như làm tăng vô tận khả năng truyền số liệu. Nhờ vào quang học, ngành công nghiệp viễn thông hy vọng tốc độ đổi mới của mình có thể vượt ngành công nghiệp bán dẫn, bởi tốc độ truyền thông tin do công nghiệp viễn thông tạo ra cứ 9 tháng lại tăng 2 lần, trong khi đó công nghiệp bán dẫn phải mất 18 tháng.

Công nghiệp Viễn thông Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu nhiều thập kỷ so với thế giới, chính vì vậy hợp tác liên doanh với nước ngoài nhằm đón


đầu công nghệ hiện đại của thế giới chính là tất yếu trong phát triển của ngành viễn thông Việt Nam.

Một vấn đề hết sức quan trọng đối với VNPT là hiện đại hoá mạng lưới viễn thông như thế nào để phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, khi mà các nước xung quanh và trên thế giới đh có những bước tiến xa trong lĩnh vực Điện tử

- Tin học - Viễn thông. Cần nhấn mạnh khi bắt đầu vào công cuộc đổi mới, cơ sở hạ tầng Bưu chính Viễn thông từ năm 1986 về trước hết sức lạc hậu về công nghệ, nghèo nàn về chủng loại thiết bị, chất lượng dịch vụ thấp kém, lại thiếu vốn

đầu tư; trong khi nhu cầu hiện đại hoá, đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật đòi hỏi phải đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Để đạt được mong muốn hiện đại hoá này, con đường mà VNPT phải lựa chọn tất yếu phải là tăng cường hợp tác với bên ngoài trên nguyên tắc "các bên cùng có lợi". Hợp tác quốc tế phải gắn với phát triển kỹ thuật, hiện đại hoá mạng lưới Bưu chính Viễn thông. Con đường phát triển đi thẳng vào kỹ thuật hiện đại phải đi đôi với việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài.

Ngay trong những năm gần đây và cả trong tương lai, khi mà VNPT đh có những bước nhảy vọt trong việc hiện đại hoá mạng lưới Bưu chính Viễn thông của chính mình, thì những đòi hỏi cập nhật với các công nghệ phát triển nhanh chóng của thế giới vẫn đặt ra cho VNPT những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Chính sách đặt ra của VNPT vẫn là: "Đi nhanh, đi thẳng vào hiện đại, cập nhật trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới". Mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài càng phải được đẩy mạnh.

Thời gian tới VNPT cần ưu tiên các đối tác nước ngoài hoặc cổ đông chiến lược với cam kết về việc hỗ trợ trong việc mở cửa các thị trường truyền thống của họ và khai phá các thị trường mới. Từ định hướng đó, trong thời gian tới sẽ tập trung phát triển vào hợp tác xây dựng và mạng viễn thông nội địa, phát triển các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng lưới và từng bước hoàn thiện phát triển công nghiệp sản xuất, tăng cường khả năng tiếp cận theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá các tiêu chí có liên quan đến ngành Bưu chính Viễn thông như ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phục vụ cho hoạt động của VNPT.


2.1.4. Một số đặc điểm của VNPT tác động đến hoạt động FDI


Đặc điểm về tính chất hoạt động của VNPT: là đơn vị chiếm giữ thị phần lớn nhất trong ngành Bưu chính Viễn thông ở Việt Nam.

Bảng 2.8 Các DN tham gia thị trường BCVT Việt Nam năm 2003

Đơn vị: tỷ VNĐ


Tên DN

Doanh thu

Nép NS

Lĩnh vực KD

Ghi chó


VNPT


24.997


4. 144

Tất cả các

lĩnh vực BCVT



Công ty Viettel


1.003


136

BC, VT; VoIP; GSM;

Internet


Công ty cổ phần dịch vụ BCVT Sài Gòn


700


27

BC; VoIP; CDMA;

Internet



Công ty thông tin Viễn thông Điện lực


218


26

VT; CDMA,VoIP,

Internet

Đh cung cấp DV di động nội vùng và

CDMA 2006

Công ty FPT

120


VoIP, Internet


Công ty Netnam

135


VT và Internet


Công ty OCI

6


VT và Internet


Công ty đầu tư và

phát triển công nghệ truyền hình


530


75


Truyền hình

Hướng tới hội tụ truyền hình

- Internet - VT


Công ty cổ phần VT Hà Nôị




Internet, VoIP, CDMA

Đh cung cấp dịch vụ CDMA cuối

năm 2006

Nguồn Bộ BCVT

Trước năm 1995, VNPT là đơn vị duy nhất tiêu thụ các sản phẩm của công nghiệp bưu chính viễn thông, và cũng là đơn vị duy nhất cung cấp các sản


phẩm dịch vụ trong lĩnh vực này trên thị trường Việt Nam. Vị trí độc quyền trên thị trường buộc các đối tác làm ăn với VNPT phải có sự cạnh tranh với nhau. Mặt khác thị trường viễn thông ở Việt Nam hiện nay là thị trường có tiềm năng rất lớn. Chính vì vậy VNPT đh tạo cho mình một vị thế nhất định trong quan hệ kinh tế đối ngoại.

Vì là đơn vị chủ đạo trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, VNPT có cơ hội lựa chọn cho mình các đối tác có thực lực về tài chính cũng như công nghệ để liên doanh. Đồng thời nhờ ưu thế của mình VNPT cũng có thể buộc các đối tác của mình trong các liên doanh phải theo những điều kiện nhất định về hàm lượng công nghệ chuyển giao, qui mô của liên doanh, tỷ lệ vốn góp, phương thức điều hành liên doanh...

Đến nay tuy đh có một số công ty không thuộc VNPT tham gia thị trường viễn thông như Công ty dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn, Công ty viễn thông quân đội, Công ty Viễn thông điện lực... nhưng VNPT với lợi thế của mình vẫn là nhà cung cấp các sản phẩm dịch vụ viễn thông lớn nhất trên thị trường Việt Nam.

Đặc điểm về công nghệ Bưu chính Viễn thông: là ngành ứng dụng công nghệ cao, hao mòn vô hình lớn

Thiết bị viễn thông ngày nay được ứng dụng công nghệ cao nhất của lĩnh vực điện tử - tin học - viễn thông, một lĩnh vực đang có tốc độ phát triển nhanh, và được kết nối thành một mạng thống nhất trên lhnh thổ quốc gia hay trên toàn cầu. Hệ thống được giám sát và điều hành chặt chẽ bằng các hệ thống máy tính hiện đại.

Công nghệ viễn thông đang phát triển và đổi mới với tốc độ chóng mặt, dẫn đến thiết bị rất nhanh lạc hậu về mặt công nghệ. Điều này đòi hỏi các nhà khai thác dịch vụ phải thực hiện khấu hao nhanh để có vốn thường xuyên đổi mới công nghệ, thay thế thiết bị cũ đh lạc hậu bằng thế hệ thiết bị mới hiện đại hơn nhằm không ngừng tăng thêm dịch vụ mới cho khách hàng. Các thiết bị này phải nhập khẩu từ các nước công nghiệp tiên tiến.

Nền tảng vật chất - kỹ thuật của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam

được chú trọng đầu tư một cách tương đối đồng bộ trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mục tiêu tiến kịp trình độ phát triển Bưu chính Viễn


thông trong khu vực và trên toàn thế giới là khó được đáp ứng nếu không có những kế hoạch đầu tư nối tiếp.

Trong thời đại bùng nổ thông tin trên toàn cầu như hiện nay thì hiện tượng lạc hậu về công nghệ đang dần trở nên nhanh chóng và phổ biến trong các ngành ứng dụng công nghệ cao mà ngành Bưu chính Viễn thông là tiêu biểu. Đây là một nguyên nhân lý giải cho việc luôn luôn tiến hành đầu tư cho ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam - một ngành kinh tế làm cơ sở cho các ngành khác phát triển và tương đối trẻ tại Việt Nam - đất nước mới bước vào thời kỳ mở của hội nhập với nền kinh tế khu vực.

Với tốc độ phát triển khoa học công nghệ, chỉ trong một thời gian ngắn các nhà đầu tư phải bỏ ra các khoản tiền lớn để nắm bắt và đầu tư đổi mới công nghệ. Với số lượng vốn lớn như vậy thì bản thân VNPT trong nước không thể đáp ứng

được. Vì vậy cần phải liên kết với các hhng Viễn thông lớn trên thế giới mới có thể giải quyết được vấn đề trên.

Qua phân tích ta thấy được nhu cầu vốn đầu tư cho mạng lưới là rất lớn, trong khi khấu hao vô hình lớn, với khả năng hiện nay của VNPT thì không thể

đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Ngành Bưu chính - Viễn thông lại là ngành có lợi nhuận cao nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy nhờ đặc điểm này mà ngành có thể thiết lập được mối quan hệ hợp tác với các hhng Viễn thông quốc tế từ đó có thể cải tạo hiện đại hoá mạng Viễn thông.

Đặc điểm về đầu tư: Đầu tư vào lĩnh vực Bưu chính Viễn thông đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn và liên tục, trình độ công nghệ cao

Đầu tư vào ngành Bưu chính Viễn thông là đề cập đến các khoản đầu tư vào công nghệ, thiết bị, nhân lực như hệ thống tổng đài viễn thông quốc gia, viễn thông khu vực, viễn thông quốc tế và nội hạt cùng hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phụ trợ khác, đào tạo cán bộ... Ngoài ra hệ thống thông tin di động, nhắn tin, điện thoại thấy hình, Internet tại Việt Nam gần như mới bắt đầu xây dựng cơ cấu nên nhu cầu về vốn để phát triển phổ cập là rất lớn. Hệ thống bưu chính và xây dựng công nghiệp Viễn thông Việt Nam còn đang trong giai đoạn cải tổ, từng bước tận dụng sự hỗ trợ từ mọi nguồn để có thể thực hiện kế hoạch.


Bảng 2.9 Nhu cầu về vốn của VNPT


Vốn đầu tư

Đơn vị

tÝnh

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

Vốn đầu tư thêm

Tỷ đồng

4350

4650

4850

5650

6250

7450

8716

10285

hàng năm










Ngoại tệ

Triệu USD

280

302

340

378

423

470

522

580

Nội tệ

Tỷ đồng

1065

689

712

735

747

869

989


Nguồn: VNPT

Đảng và Chính phủ đánh giá cao vai trò của VNPT Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước song nguồn vốn được cấp từ ngân sách Nhà nước cho kế hoạch phát triển VNPT chỉ hỗ trợ một phần rất nhỏ trong tổng số nhu cầu đầu tư của VNPT (khoảng 0,7 - 1%).

Căn cứ vào kế hoạch phát triển của VNPT, số vốn cần thiết trong giai

đoạn 1995-2000 là trên 30.000 tỷ đồng trong đó chủ yếu là bằng ngoại tệ. VNPT

đh huy động vốn đầu tư nước ngoài khoảng 70% và trong nước 30%. VNPT cũng dự kiến huy động khoảng 120 - 150 triệu USD từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) để phát triển hệ thống Bưu chính Viễn thông tại các vùng nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo và phóng vệ tinh. Ngoài ra, đh thu hút khoảng 1,2 - 1,5 tỷ USD theo hình thức hợp đồng - hợp tác - kinh doanh (BCC), đồng thời khuyến khích, kêu gọi hình thành các liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, công nghiệp Bưu chính Viễn thông.

Muốn phát triển BCVT theo mục tiêu và định hướng đh đề ra VNPT đảm bảo ba yếu tố sau: Vèn; Kỹ thuật, công nghệ; Kinh nghiệm quản lý khai thác.

Nước ta là nước có nền kinh tế đang phát triển, bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh, sau giải phóng lại áp dụng mô hình quản lý tập trung quan liêu bao cấp trong thời gian dài nên tích luỹ của nền kinh tế không lớn cả về quy mô và tỷ lệ. Trong giai đoạn đầu, nếu với nguồn tích luỹ trong nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế nói chung và ngành Bưu chính Viễn thông nói riêng là không thể được. Do vậy, để thực hiện chiến lược phát triển ngành trong tương lai, đạt được mục tiêu đh đề ra, VNPT cần phải có kế hoạch, chiến lược thu

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 03/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí