người đang bước vào kỷ nguyên của thông tin, tin học thì trình độ mạng lưới bưu chính viễn thông càng đóng vai trò quyết định trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Bưu chính viễn thông phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân tăng trưởng và phát triển. Theo báo cáo của tổ chức viễn thông châu ¸ Thái bình dương APT, qua thống kê hơn 30 nước thì cứ tăng mật độ máy điện thoại trên 100 dân lên một máy sau bẩy năm tổng thu nhập bình quân đầu người do nhân tố bưu chính viễn thông tác động có thể tăng lên 3%.
Bưu chính viễn thông cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xh hội. Có thể so sánh hệ thống mạng bưu chính viễn thông như là hệ thần kinh của đất nước. Mạng viễn thông phục vụ cho sự lhnh đạo của nhà nước, cho sự nghiệp tuyên truyền, giáo dục, thông tin, phổ biến khoa học kỹ thuật mới, giao lưu văn hoá giữa các vùng, giao lưu tình cảm của nhân dân... ë Việt Nam, bưu chính viễn thông phát triển sẽ giúp chúng ta hoà nhập với thế giới. Có thể xem sự phát triển của bưu chính viễn thông là một trong những chỉ số căn bản để đánh giá nền kinh tế xh hội và mức độ phát triển của quốc gia đó.
Xuất phát từ vai trò của ngành Bưu chính Viễn thông trong nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước ta đh xác định phải đẩy mạnh ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam để biến nó thành một ngành đóng vai trò đòn bẩy kinh tế cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế và phát triển các ngành khác. Tại thông báo số 13-TB của văn phòng Chính phủ ngày 26 tháng 1 năm 1993 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ đối với chiến lược phát triển ngành bưu điện đh nhấn mạnh: “ Ngành Bưu Điện ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy văn minh xh hội. Trong chính sách mở cửa, ngành Bưu điện là một trong những ngành mũi nhọn phải thực sự đi trước một bước... phải phấn đấu trong một thời gian không xa có một mạng lưới Bưu chính Viễn thông, kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu, phát sóng, phát thanh truyền hình, công nghiệp Bưu điện tương ứng với các nước trong khu vực, cơ sở vật chất kỹ thuật của mạng lưới, các loại hình dịch vụ
đạt được trình độ của các nước đang phát triển.”
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII cũng chỉ rõ: “Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông hiện đại, đồng bộ, thống nhất, đều khắp và đa dịch vụ, đáp
ứng tối đa nhu cầu phát triển kinh tế - xh hội, an ninh quốc phòng với chất lượng cao, giá thành hạ.”
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm lợi ích của bên Việt Nam trong thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam - 8
- Lựa Chọn Công Nghệ Phù Hợp Với Điệu Kiện Và Trình Độ Quản Lý Của Nước Ta
- Tạo Môi Trường Chính Trị An Toàn Và Các Điều Kiện Ưu Đpi Đầu Tư Thông Thoáng
- Bảo đảm lợi ích của bên Việt Nam trong thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam - 12
- Nhu Cầu Về Công Nghệ Và Quản Lý
- Các Cam Kết Quốc Tế Của Việt Nam Về Mở Cửa Thị Trường Bcvt
Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.
2.1.2. Nhiệm vụ của VNPT
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Viễn thông Việt Nam là TCT Nhà nước được thành lập theo quyết định số 249/Ttg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản xuất, lưu thông sự nghiệp về Bưu chính Viễn thông thuộc Tổng cục Bưu điện. Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT Bưu chính Viễn thông Việt Nam được phê duyệt tại nghị định số 51/CP ngày 1/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Với mục tiêu hình thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh đa ngành, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, Tổng công ty BCVT Việt Nam đh được chuyển đổi hoạt động theo mô hình tập đoàn BCVT theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 9/1/2006 và đh được phê chuẩn điều lệ tại quyết định số 265/2006/QĐ-TTg ngày 17/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ, sau đây gọi chung là VNPT.
VNPT có nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ về Bưu chính Viễn thông theo quy định, kế hoạch và chính sách phát triển của Nhà nước, bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo vốn đầu tư.
- Phát triển và quản lý khai thác mạng lưới Bưu chính Viễn thông công cộng và Quốc gia, kinh doanh các dịch vụ Bưu chính Viễn thông.
- Bảo đảm thông tin liên lạc, phục vụ công ích, quốc phòng, an ninh, ngoại giao.
- Sản xuất công nghiệp và tư vấn về Bưu chính Viễn thông.
- Khảo sát và thiết kế các công trình Bưu chính Viễn thông.
- Hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước phù hợp với Pháp luật và Chính sách của Nhà nước quy định.
- Tổ chức công việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân trong VNPT.
- Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo Pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.
VNPT chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Bưu chính Viễn thông về lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và sự quản lý các bộ ngành có liên quan khác.
Hiện nay VNPT gồm các đơn vị sự nghiệp, các công ty hạch toán phụ thuộc, các tổng công ty BC, các tổng công ty viễn thông vùng, các công ty cổ phần, 8 công ty liên doanh có vốn góp của VNPT và 61 bưu điện tỉnh thành phố. Với ưu thế là một VNPT Nhà nước, có mạng lưới rộng khắp trên phạm vi cả nước, cơ sở kỹ thuật đh được đáp ứng một phần nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh. VNPT đến thời điểm 12/2004 là nhà cung cấp chủ yếu và hầu hết các dịch vụ về Bưu chính Viễn thông trên toàn quốc.
Bộ phận quản lý viễn thông
đường trục
Cơ quan tham mưu và uỷ nhiệm
điều hành
(gồm cả BP đầu tư tài chính)
Cục bưu điện TW
Trung tâm Thông tin - QHCC
Công ty
ĐT&TSL (VDC)
Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông
Các công ty thông tin di
động
Các công ty sản xuất công nghiệp viễn thông
Các công ty liên doanh về viễn thông
Công ty PM&TT VASC
Bệnh viện Bưu điện I, II và III
Các công ty tư vấn chuyên ngành
Các công ty xây lắp thương mại Bưu điện
Tổng công ty Viễn thông I, II, III được tổ chức theo loại DN công ty TNHH 1 thành viên và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con do Tập
đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ
Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (Tổng công ty do Nhà nước quyết
định đầu tư và thành lập, là thành viên của Tập đoàn BCVTVN
Bệnh viện
Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Bưu điện I, II và III
Công ty dịch vụ tài chính
Các Công ty khác
TCTY Nhà
nước do CTY mẹ sở hữu 100% vốn
Công ty TNHH 1 tv do CTY mẹ sở hữu 100%
vèn
Đơn vị cung ứng dịch vụ do cty mẹ sở hữu 100%
vèn
Công ty CP do CTY mẹ sở hữu
> 50% vèn
Công TY TNHH cổ phần do Cty mẹ sở hữu
< 50% vèn
Công ty CP do CTY mẹ sở hữu
> 50% vèn
tổNG Công ty nHà NƯớC
nHà NƯớC GIAO VốN QUA TậP
ĐOàN
Hình 2.1 Mô hình VNPT
Mục tiêu chủ yếu nhất của VNPT trong giai đoạn tới là xây dựng được một cơ sở hạ tầng truyền thông, tin học quốc gia với mạng lưới có công nghệ hiện đại, dung lượng lớn, tốc độ cao tương đương với một quốc gia phát triển. Mạng lưới đó là sự hoà nhập đầy đủ của cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu, có khả năng cung cấp tất cả các loại hình thông tin công cộng, chuyên dùng, truyền thông, quảng bá, báo chí điện tử, Internet, thương mại điện tử... Không chỉ ở các
đô thị mà mọi người dân nhất là ở những vùng sâu, vùng xa như miền núi, hải
đảo đều được phục vụ tất cả các loại hình dịch vụ nói trên.
VNPT định hướng phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, cả về chiều rộng cũng như chiều sâu, sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực điện tử và tin học. Công nghiệp Bưu chính Viễn thông phải đáp ứng được các nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu.
Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế chuyển mạnh sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và thực hiện chính sách kinh tế mở, yêu cầu về phát triển và hiện đại hoá các phương tiện truyền thông ngày càng trở nên cấp bách. Bưu chính Viễn thông đh trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là phương tiện kỹ thuật và dịch vụ quan trọng để thực hiện xh hội hoá tin học, góp phần quan trọng hàng đầu đưa xh hội tiến đến văn minh tin học, thông tin trí tuệ khi bước sang thế kỷ 21. Vì vậy, đầu tư cho phát triển Bưu chính Viễn thông không những là một yêu cầu khách quan bức thiết trước mắt mà nó còn đảm bảo cho sự chủ động hướng tới và tiến kịp trình độ phát triển văn minh thế giới. Chính vì vậy cần phải nhanh chóng hiện đại hoá ngành Bưu chính Viễn thông thông qua việc sử dụng những trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại để thực sự biến nó thành một ngành kinh tế chủ lực đi trước một bước so với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.
Để làm được điều đó cần có lượng vốn lớn cho việc đầu tư, mua sắm và nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ mới vào thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của VNPT. Mặt khác, để tránh tụt hậu so với ngành Bưu chính Viễn thông thế giới chúng ta cần phải có những trang thiết bị và công nghệ hiện đại mà những trang thiết bị và công nghệ này bản thân trong nước không thể đáp ứng
được, phải nhập của nước ngoài vì vậy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là cần thiết.
Nhiệm vụ chủ yếu của VNPT và của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Viễn thông là tạo ra các điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ
để hoàn thành chiến lược phát triển ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong giai đoạn tới.
Đáp ứng các điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật đối với lĩnh vực Viễn thông công nghệ thông tin và truyền thông
Lĩnh vực Viễn thông chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của VNPT. Trong giai đoạn vừa qua, doanh thu từ lĩnh vực Viễn thông chiếm tới 85% tổng doanh thu toàn VNPT, riêng doanh thu từ điện thoại chiếm tỷ trọng 90% tổng doanh thu Viễn thông. Đặc biệt, trong giai đoạn tới, doanh thu từ Viễn thông có xu hướng tăng trưởng cao với tốc độ tương đối ổn định.
Nhu cầu tăng trưởng về dịch vụ Viễn thông chứng tỏ sự phát triển kinh tế xh hội, chứng tỏ nhu cầu trao đổi thông tin về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá xh hội... đang ngày càng gia tăng.
Nhiệm vụ cụ thể của VNPT là thu hút vốn đầu tư từ mọi nguồn và của các liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực Viễn thông được cụ thể hoá theo kế hoạch sau:
- Dịch vụ viễn thông
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học quốc gia tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ trong cả nước, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, Hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá. ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng : cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT)..., làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực khác.
Năm 2005, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước được kết nối bằng cáp quang băng rộng. Năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác; ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và Internet băng rộng.
Năm 2010, mật độ điện thoại bình quân đạt 15 - 18 máy/100 dân; đạt bình quân hơn 60% số hộ gia đình có máy điện thoại, thành thị bình quân 100% số hộ gia đình có máy điện thoại. Tuy nhiên đến cuối năm 2005 mật độ điện thoại đh
đạt 18 máy/100 dân. Tốc độ phát triển thuê bao luôn đạt ở mức cao. Đến tháng 10/2006 mật điện thoại đạt 28.48 máy/100 dân
Tình hình phát triển thuê bao theo năm
Tình hình tăng trưởng thuê bao theo tháng trong năm 2006 Hình 2.2 Tình hình phát triển thuê bao điện thoại
- Dịch vụ thông tin di động:
Hoàn tất việc phủ sóng trên phạm vi toàn quốc, cố gắng lấy mạng thông tin di động thay thế mạng thông tin cố định tại những vùng khó thiết lập đường dây điện thoại.
Giai đoạn 2000-2010: Dự tính nhu cầu phát triển mạnh nên phải đảm bảo
điều kiện vật chất, kỹ thuật đủ cung ứng cho 5.000.000 thuê bao sử dụng (Dự kiến năm 2001).
Tuy nhiên, dịch vụ di động phát triển mạnh và đạt hơn 2.500.000 thuê bao tính đến hết năm 2003. Tính đến cuối năm 2006 số lượng thuê bao của hai mạng Mobile phone và Vina phone đạt khoảng 10 triệu. Cùng với đó VNPT cũng phải
đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp dịch vụ khác như Sfone của Công ty cổ phần viễn thông Sài Gòn, GSM của Công ty cổ phần viễn thông quân đội, CDMA của EVN và Hà Nội Telecom. Sau hai năm hoạt động Công ty thông tin di động Viettel mobile đh đạt con số xấp xỉ 5 triệu thuê bao.
- Dịch vụ điện thoại dùng thẻ:
Giai đoạn 2000-2010: triển khai lắp đặt cát máy điện thoại dùng thẻ theo sụ phát triển của các bưu cục, các tụ điểm vui chơi, giải trí, trục đường giao thông, trường học... Phấn đấu số máy điện thoại dùng thẻ chiếm khoảng 0,1 - 0,2
% số máy điện thoại.
- Dịch vụ điện thoại thấy hình:
Giai đoạn 2000-2010: Phổ cập dịch vụ đến người tiêu dùng.
- Dịch vụ Internet:
Đến nay, mạng VNN của công ty điện toán và truyền số liệu đh mở rộng tiến tới có điểm truy nhập trực tiếp ở tất cả các tỉnh thành phố. Số lượng thuê bao tăng nhanh chóng. Giai đoạn tới sẽ phát triển và nâng cấp các tổng đài chủ, tăng dung lượng đường truyền, thành lập một trung tâm dữ liệu cho Việt Nam.
Internet được sử dụng chính thức ở Việt Nam từ ngày 19/11/1997, đến hết tháng 6 năm 2004 ước tính có khoảng 1.267.610 thuê bao, 20.249 thuê bao ADSL, với số người sử dụng là 5.111.240, tỷ lệ người dùng Internet trên 100 dân đạt 6,27%. Tổng dung lượng kênh kết nối quốc tế của Việt Nam: 1038 Mbps. Hàng năm tốc độ phát triển thuê bao và số người dùng đều có xu hướng tăng, gấp khoảng 1,5 lần so với năm trước. Đến tháng 10/2006 số lượng thuê bao
internet qui đổi đh là 3.920.000 thuê bao, số người sử dụng là 14.210.200 đạt tỷ lệ 17,1% dân số.
Tinh hình tăng trưởng thuê bao internet
Số người sử dụng internet qua các năm
Nguồn www.mpt.gov.vn
Hình 2.3 Tình hình phát triển thuê bao internet