Bảo đảm lợi ích của bên Việt Nam trong thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam - 12


Tính đến hết ngày 26/12/2003 tất cả 64/64 tỉnh, thành phố đã hoàn thành xong chương trình đưa Internet tới các trường Đại học, Cao đẳng và THPT trên địa bàn tỉnh, thành phố (nguồn VNPT và Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tổng số trường học đã hoàn thành kết nối Internet trên cả nước như sau: - Tổng số trường THPT là 1923 / 2057 trường, đạt tỷ lệ 93,48%. - Tổng số trường ĐH và CĐ là 235 / 235 trường, đạt tỷ lệ 100%.

Mục tiêu đến năm 2010 đạt mức độ sử dụng Internet như các nước tiên tiến trong khu vực


Bảng 2.1 Tình hình sử dụng Internet các nước ASEAN đến tháng 6/2004


Tên nước

Số dân (người)

Số người sử dụng

Internet

Tỷ lệ %

Malayxia

24000000

8629000

35.95

Singapore

4225000

2100000

49.70

Bruney

362000

35000

9.66

Thái Lan

63300000

6031000

9.52

Philippin

81500000

3500000

4.29

Việt Nam

81000000

3500000

4.32

Indonexia

231340000

8000000

3.45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Bảo đảm lợi ích của bên Việt Nam trong thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam - 12

Nguồn ITU


Đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật đối với lĩnh vực Bưu chính

Trong những năm gần đây, nhu cầu về dịch vụ ngày càng tăng do đời sống vật chất tinh thần của xh hội phát triển. Các nhu cầu về dịch vụ bưu chính gia tăng không những về chất lượng, số lượng mà còn đòi hỏi sự tăng cường các loại hình dịch vụ bưu chính mới. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và thực hiện được tốt chức năng phục vụ của mình thì lĩnh vực Bưu chính cũng cần có sự đầu tư nhằm tăng số lượng bưu cục, giảm tỷ lệ lao động phục vụ trên một bưu cục, nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ bưu chính hiện có, hình thành các loại hình dịch vụ mới. Hiện nay, vốn đầu tư của ngành Bưu chính Viễn thông còn hết sức hạn chế. Mặt khác để có thể đưa các loại hình dịch vụ mới vào khai thác đòi hỏi phải có vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn. Vì vậy các


biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư nước ngoài nếu được hoàn thành tốt thì ngành mới có vốn để đầu tư mở rộng các loại hình dịch vụ, mặt khác tiếp nhận thêm được công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý.

Phát triển bưu chính Việt Nam theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Tổ chức tách bưu chính khỏi viễn thông hoạt động độc lập có hiệu quả, cung cấp dịch vụ đa dạng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Năm 2010 đạt mức độ phục vụ bình quân dưới 7000 người dân trên một

điểm phục vụ bưu chính viễn thông, bán kính phục vụ bình quân dưới 3 km. Đạt chỉ tiêu 100% số xh đồng bằng và hầu hết các xh miền núi có báo đến trong ngày.

Về chuyển phát bưu kiện: Kế hoạch đạt nhịp độ phát triển 29% cho bưu kiện trong nước và 20% cho bưu kiện quốc tế.

Về doanh số chuyển tiền từ 3000 tỷ đồng năm 2000, giữ tốc độ tăng hàng năm là 40% trong giai đoạn 2000-2010.

Đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng Bưu chính Viễn thông

Trong quá trình phát triển của mình, VNPT vừa đảm bảo được tiếp cận các công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước phát triển thông qua việc hợp tác hay liên doanh để từ đó tranh thủ đầu tư, học tập được những kinh nghiệm, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo được sự độc lập, tự chủ tránh sự can thiệp không cần thiết của phía nước ngoài để đảm bảo được tính phục vụ mà Đảng và Nhà nước đh giao cho. Chính vì vậy, ngoài những thiết bị, công nghệ phải nhập ngoại thì VNPT đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc nhiều vào phía nước ngoài bằng cách đầu tư phát triển vào công nghiệp sản xuất Bưu chính Viễn thông. Chính sách này không những giúp cho đất nước tiết kiệm được ngoại tệ do việc phải nhập thường xuyên các máy móc thiết bị mà còn giúp cho VNPT tăng thêm thu nhập do tăng cường sản xuất công nghiệp và tạo nhiều công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong VNPT.

Để làm được điều này thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất công nghiệp Bưu chính Viễn thông là yếu tố quyết định và mục tiêu của VNPT


trong những năm qua và trong những năm tới là tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo các chỉ tiêu, kế hoạch đh đặt ra.


2.1.3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhu cầu bức thiết của VNPT

Bước vào thời kỳ đổi mới, VNPT đứng trước nguy cơ tụt hậu so với thế giới, có hàng loạt khó khăn đặt ra cho VNPT phải tháo gỡ để phát triển trong đó nổi lên vấn đề vốn và công nghệ, quản lý.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 110/Ttg ngày 22 tháng 2 năm 1997 về phê duyệt qui hoạch phát triển ngành Bưu chính Viễn thông giai đoạn 1996 - 2000 đh khẳng định hướng đi tiếp tục của cơ chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong ngành Bưu điện: "Được hợp đồng hợp tác kinh doanh trong khai thác mạng lưới; được liên doanh trong sản xuất công nghiệp Bưu chính Viễn thông".

Qui định số 110/Ttg cũng chỉ rõ mục tiêu phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông tiếp tục theo hướng hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu thế phát triển của Quốc tế, thoả mhn về nhu cầu thông tin của xh hội và an ninh quốc phòng, tạo cơ sở cho xh hội hoá thông tin vào đầu thế kỷ 21, phát triển công nghiệp Bưu chính Viễn thông theo hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá sản phẩm, từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Chiến lược phát triển VNPT đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 đh cũng đh chỉ ra rằng:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học; các hình thức đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ cao, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài.

- Tăng cường tiếp thụ chuyển giao công nghệ hiện đại; từng bước tiến tới làm chủ công nghệ cả phần cứng và phần mềm, sản xuất các sản phẩm có chất lượng quốc tế. Nâng cao năng lực sản xuất thiết bị trong nước, năm 2005 đáp ứng 60% và năm 2010 đạt 80% nhu cầu sử dụng thiết bị bưu chính, viễn thông và tin học của Việt Nam. Đẩy nhanh tiến trình nâng cao hàm lượng giá trị lao động Việt Nam trong các sản phẩm: năm 2005 đạt 30 - 40%, năm 2010 đạt 60 - 70%. Tăng cường hợp tác trao đổi, tham gia thị trường phân công lao động quốc


tế, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm tại Việt Nam; đẩy mạnh thị trường xuất khẩu ra nước ngoài.

- Chú trọng ưu tiên huy động vốn và đầu tư về nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp phần mềm. Năm 2010, doanh số phần mềm phấn đấu đạt trên 30% trong doanh số công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học. Tăng nhanh tỷ trọng phần mềm trong các sản phẩm; từng bước thâm nhập thị trường khu vực và quốc tế thông qua phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất.

- Tiếp tục chủ động tham gia mọi mặt hoạt động của các tổ chức quốc tế để thu thập, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm và đóng góp thiết thực; nâng cao vị thế, uy tín và quyền lợi của Việt Nam trên trường quốc tế.

- Chủ động trong lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đa dạng hoá các hoạt động hợp tác với nước ngoài để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài (vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ...) và tạo sự cạnh tranh về bưu chính, viễn thông, Internet. Tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững tại thị trường trong nước và mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới và khu vực.

Hiện nay Việt Nam đh chính thức gia nhập WTO, sự kiện này sẽ là cùng với các các cam kết mở cửa thị trường, cho phép thành lập các liên doanh sẽ là bước đột phá trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.


2.1.3.1. Hiện trạng Viễn thông Việt Nam


Nhận thức rõ vai trò quan trọng của viễn thông đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Việt Nam đã có nỗ lực lớn trong việc phát triển mạng lưới và dịch vụ viễn thông đến mọi miền đất nước.

Hệ thống chuyển mạch điện tử bao gồm 100% các tổng đài số. Hệ thống truyền dẫn với các hệ thống vệ tinh cáp quang và viba số trải rộng ra khắp cả nước và kết nối quốc tế. Một loạt dịch vụ viễn thông và lnternet, cố định và di động đều được cung cấp theo nhu cầu khách hàng. Có thể nói, sau chiến lược tăng tốc bưu chính viễn thông, Việt Nam đã có một cơ sở hạ tầng viễn thông tương đối hiện đại.


Tính đến tháng 12/2006, Việt Nam đạt mật độ 35 máy/100 dân; mạng điện thoại nông thôn phát triển nhanh: Trên 93% số xã có điện thoại, gần 70% số xã có điểm Bưu điện Văn hoá xã, tại đây bên cạnh việc cung cấp cho khách hàng các dịch vụ bưu chính viễn thông còn cung cấp dịch vụ “văn hoá đọc” miễn phí (người dân đến đọc sách báo miễn phí).

Mạng điện thoại di động GSM đã hoà nhập mạng với hàng trăm mạng di động của gần 50 quốc gia trên thế giới. Nói khác đi, thuê bao di động của Việt Nam mang máy di động của mình có thể gọi điện thoại như ở Việt Nam tại 50 quốc gia. Đến cuối năm 2006 số thuê bao của cả 3 mạng GSM đh là khoảng 15 triệu thuê bao. Đó là chưa kể số lượng thuê bao của các mạng dùng công nghệ CDMA cũng đang phát triển nhanh chóng.

Internet tuy mới khai trương cuối năm 1997 nhưng đã có khoảng l,5 triệu người sử dụng, năm 2003 này được coi là năm đột phá về lnternet với mục tiêu lnternet về trường: Đến tất cả các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và lnternet về làng: Dần dần xuống các điểm Bưu điện Văn hoá xã.

Sự phát triển của viễn thông Việt Nam đến năm 2005 theo một lộ trình có tính đổi mới nhảy vọt về chiến lược:

l. Tăng tốc và hiện đại hoá (1990 - 2000).

2. Không độc quyền công ty và tiến đến cạnh tranh (1995 - 2003).

3. Hội nhập - Phát triển và đa dạng hoá sở hữu (2000 - 2020).

4. Đạt trình độ viễn thông của một nước công nghiệp phát triển (từ năm 2020 trở đi).

§ến năm 2005, đạt mật độ điện thoại 9 -10% (mục tiêu Đại hội Đảng IX là 7- 8%).

Số người sử dụng Internet: 4 - 5 triệu người, lnternet có ở tất cả các trường phổ thông và các điểm Bưu điện Văn hoá xã.


2.1.3.2. Nhu cầu về vốn


Nhu cầu về vốn của VNPT trong giai đoạn 2004-2020 khoảng 160 đến 180 ngàn tỷ đồng, tương đương 11-12 tỷ đô la. Trong đó giai đoạn 2004-2010


huy động khoảng 60-80 ngàn tỷ đồng. Nhu cầu về vốn này được phân bổ trên ba mảng hoạt động chính của VNPT là: Viễn thụng, Bưu chính và Cụng nghiệp. Quá trình phân bổ được tiến hành như sau:

Trong lĩnh vực Viễn thụng

Mục tiêu của VNPT đặt ra là đến năm 2010 đạt mật độ điện thoại cố định là 15-18 máy/100 dân tức là cần phải có 15-18 triệu máy. Tính đến hết năm 2003, cả nước mới có khoảng 7.2 triệu máy trên mạng lưới, do đó đến năm 2010 số máy cần phải phát triển là 7.8-10.8 triệu máy. Theo sự quy hoạch tổng thể của các chuyên gia CHLB Đức thực hiện dưới sự tài trợ của UNDP thì đầu tư trung bình cho một máy điện thoại gồm nội tỉnh, liên tỉnh, quốc tế đến năm 2005 là khoảng 5 triệu đồng (tức là hơn 54 ngàn tỷ đồng). Thêm vào đó, trong lĩnh vực Viễn thụng có hàng loạt các loại hình dịch vụ khác đang có nhu cầu mở rộng hoặc phát triển triển mới như là: Fax, điện thoại di động... Từ đó đòi hỏi lượng vốn đầu tư không dưới 60 ngàn tỷ đồng.

Trong lĩnh vực bưu chính

Căn cứ vào tốc độ phát triển bưu chính đh được thống kê và định hướng phát triển của phân ngành Bưu chính, thì lượng vốn mà VNPT cần có để đầu tư trong lĩnh vực bưu chính là khoảng 16 ngàn tỷ đồng.

Trong công nghiệp Bưu chính Viễn thụng.

Dựa vào thực trạng của sản xuất công nghiệp, cũng như mục tiêu phát triển đh được đặt ra cho lĩnh vực công nghiệp Bưu chính Viễn thụng mà vốn đầu tư cho công nghiệp cũng sẽ tăng dần theo các năm, Dự tính cần một lượng vốn

đầu tư là 5 ngàn tỷ đồng.

Bảng 2.2: Nhu cầu về vốn của VNPT giai đoạn 2000-2010


Lĩnh vực

Vốn (tỷ VND)

Tỷ lệ

Viễn thông

60.000

75%

B−u chÝnh

16.000

20%

Công nghiệp

5.000

5%

Tỉng céng

81.000


NguồnVNPT

Phương hướng giải quyết vốn đầu tư cho VNPT - giai đoạn 1990-2005


Để đạt mục tiêu của mình, VNPT cần huy động một lượng vốn rất lớn trong đó hỗ trợ từ ngân sách rất ít (chỉ khoảng 2% nhu cầu) còn chủ yếu phải huy

động từ các nguồn vốn tự có và khu vực nước ngoài. Dự kiến huy động vốn của VNPT như sau:

Nguồn vốn trong nước

Nguồn vốn trong nước để phát triển ngành Bưu chính Viễn thông được VNPT xác định khai thác từ các nguồn:

Vốn tự có của VNPT dự tính chiếm khoảng 18.5%.

Vốn huy động từ cán bộ công nhân viên trong ngành chiếm 1,5% tổng vốn đầu tư.

Vốn do ngân sách Nhà nước cấp dự kiến đạt khoảng 2% tổng nhu cầu đầu tư của VNPT.

Vốn vay Ngân hàng chiếm 8% tổng vốn đầu tư của VNPT.

Nguồn vốn nước ngoài

Nguồn vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ tới 70% tổng nhu cầu vốn đầu tư để phát triển VNPT trong giai đoạn này. Con số này nói lên vai trò quan trọng và tính cấp bách của vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.

Các nguồn vốn nước ngoài được huy động đa dạng. Đó là đầu tư trực tiếp (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), tín dụng xuất khẩu, vay các ngân hàng khu vực và quốc tế.

Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp chiếm phần lớn, tới 70% trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài, còn lại 30% là của các nguồn vốn khác.

Nguồn vốn FDI (đầu tư nước ngoài trực tiếp) đh được VNPT áp dụng với hai hình thức chủ yếu: Hợp đồng hợp tác kinh doanh và liên doanh.

Hình thức hợp đồng - hợp tác kinh doanh là phương pháp huy động vốn

đặc biệt của VNPT hiện nay. Hình thức liên doanh tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp Viễn thông. FDI dự kiến chiếm khoảng 25% tổng vốn

đầu tư nước ngoài.


Bảng 2.3 Dự kiến các nguồn vốn

Khu vùc

Các nguồn Vốn

Tỷ lệ %


Trong n−íc

Vèn tù cã cđa VNPT

Vốn huy động từ cán bộ công nhân viên của ngành Vốn ngân sách cấp

Vốn vay ngân hàng

18,5

1,5

2

8

Tỉng céng

30


Nước ngoài

Đầu tư trực tiếp: Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Liên doanh

ODA

Tín dụng xuất khẩu Vay ngân hàng quốc tế

31,5

7

2,1

22,4

7

Tỉng céng

70

Nguồn: VNPT

Nguồn vốn vay qua Nhà nước từ các nguồn viện trợ không hoàn lại của các chính phủ (ODA). Khoản này thường đi kèm các khoản vay hỗ trợ phát triển của Chính phủ các nước dành cho nước ta theo từng năm hoặc từng tài khoá. Nguồn vốn này không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 3%.

TÝn dông: Đây là nguồn vốn có xu hướng gia tăng trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào VNPT. Dự tính nguồn vốn này phải chiếm tới 72% tổng số vốn nước ngoài đầu tư vào VNPT.

Qua phân tích trên ta thấy, nguồn vốn dành cho việc phát triển công nghệ Bưu chính Viễn thông là rất lớn. Trong khi đó nguồn vốn trong nước để đáp ứng nhu cầu trên là rất nhỏ (30%), còn lại 70 % phải dựa vào việc thu hút vốn từ nước ngoài, trong đó đầu tư trực tiếp (FDI) chiếm tới 25% của tổng vốn đầu tư nước ngoài, tức là 16% của tổng vốn đầu tư - một tỷ lệ đáng kể.

Chính vì vậy vấn đề bảo đảm lợi ích của phía Việt Nam trong hoạt động FDI tại VNPT lại càng mang tính bức thiết và quan trọng hơn nữa trong giai đoạn tới.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2023