phải tự tìm hiểu đối tác, có khi phải đến tận nơi giới thiệu, chào bán cổ phần. Cổ phần hóa không phải như “cô gái ngủ trong rừng” nhà đầu tư tự tìm đến.
Việc bán ít cổ phần của Vinamotor 1 năm trước cũng vậy. Đây không thể xem là thất bại, bởi sau khi thực hiện bán một phần vốn nhà nước, doanh nghiệp thấy được thị trường thiếu gì và đã có những điều chỉnh phù hợp. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề để 1 năm sau cho việc bán bước 2 thành công. Sở dĩ, cổ phần của nhà nước tại doanh nghiệp này được bán hết, vì hiện nay đã có một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này làm tốt hơn như Trường Hải. Nhưng nếu chưa có doanh nghiệp đứng đầu, vẫn cần có một đơn vị cung cấp ô tô như Vinamotor thì rò ràng phải cân nhắc.
Như vậy, với mục tiêu giảm tỷ lệ vốn nhà nước, bán đạt kế hoạch theo phương án đã được Chính phủ duyệt, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cổ phần hóa không chỉ là chuyển đổi thành công ty cổ phần. Đơn vị này phải tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước giảm. Đồng thời, tìm được nhà đầu tư để thay đổi được quản trị, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Còn những doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối sẽ bán hết, thu vốn về để đầu tư vào những lĩnh vực trọng yếu, nhà nước phải làm, khai thông nguồn lực cho người dân, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tiếp nhận, để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Câu 4: Qua trao đổi, một số cơ quan báo chí và phóng viên đều cho rằng “nguyên nhân dẫn đến hạn chế là do họ khó tiếp cận thông tin”, với vai trò là Phó cục trưởng của cơ quan quản lý nhà nước, soạn thảo ra đề án, xin ông cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?
Ở cơ quan nhà nước, Thủ tướng đã chỉ đạo phải có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền những cơ chế chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực tái cơ cấu...có trách nhiệm giải đáp, làm rò không chỉ cho các phóng viên mà phải giải đáp cho tất cả mọi người dân và doanh nghiệp. Do đó, không có lý do gì để hạn chế thông tin với báo chí. Chỉ có điều tiếp cận thông tin ở thời điểm nào, và nội dung là gì, thì cơ quan nhà nước phải thấy được là cung cấp được.
Nhưng nếu báo chí lấy một vấn đề cụ thể ở một doanh nghiệp và quy lên là trách nhiệm của cơ quan này, cơ quan khác là thiếu hay không đầy đủ trong kiểm tra giám sát để thất thoát... thì trước khi thông tin phải rà soát xem cơ chế chính sách do bộ, ngành đó là ở điểm nào, thời điểm nào và trách nhiệm doanh nghiệp ở đâu, phải phân tích một cách đa chiều.
Với chung tôi là cơ quan quản lý nhà nước ở bộ Tài chính thì hiện nay chúng tôi có lập kế hoạch truyên truyền hàng tháng, năm và có đầu mối tuyên truyền. Định kỳ tháng quý Bộ Tài chính tổ chức họp báo, và tại Cục Tài chính doanh nghiệp cũng có buổi tọa đàm với báo chí để thông tin đầy đủ các cơ chế chính sách tài chính về lĩnh vực mình quản lý, trả lời các câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính để thúc đẩy tái cơ cấu DNNN. Đột xuất, chúng tôi cũng có đầu mối tiếp nhận và cung cấp thông tin, có người phát ngôn. Tất nhiên, các câu hỏi, yêu cầu phải đúng chức năng nhiệm vụ mới trả lời được.
Đối với doanh nghiệp, tôi nghĩ: Cũng từ một báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhưng nếu báo chí khai thác các khía cạnh khác nhau sẽ tạo ra các cách khiểu khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta phải tôn trọng doanh nghiệp. Họ đưa ra thông tin báo chí phải chuyển tải đầy đủ, thì chúng ta mới phân tích những gì hạn chế, những cái chưa đúng, chưa chuẩn xác... để bạn đọc có điều kiện đối chiếu. Và thông tin đó khách quan, không phải là một chiều, phiến diện. Vì DN còn phải đối diện với thị trường, và các đối thủ cạnh tranh. Nếu thông tin không đúng, đủ làm hiểu sai sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyễn Phú Trọng (2011), Phát Biểu Bế Mạc Hội Nghị Lần Thứ Ba Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Kháo Xi (10/10/2011)
- Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 17
- Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 18
- Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 20
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Câu 5: Ông có đề xuất giải pháp nào để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thông tin tuyên truyền về tái cơ cấu DNNN?
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp phải có bộ phận truyền thông, am hiểu báo chí và cách thức truyền tải và trả lời báo chí để đồng cảm với phóng viên và cơ quan báo chí.
Báo chí cần đào tạo phóng viên am hiểu lĩnh vực mình phụ trách, am hiểu về tài chính để đưa tin, hiểu các tính năng kỹ thuật ngành đó để đưa tin đúng, kiểm
chứng. Để không tạo ra sự ngộ nhận. Nếu đưa tin không đúng phải tuân thủ việc cải chính.
Báo chí cần xác định rò, việc thông tin tuyên truyền là để giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn chứ không phải là để doanh nghiệp khó khăn hơn. Việc thông tin cần vào thời điểm thích hợp để doanh nghiệp còn có thời gian tập trung vào sản xuất, kinh doanh.
Với các báo: Báo Đầu Tư, Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Sài gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, đây là cụm báo đưa tin cơ bản đầy đủ, chuẩn xác có đan xen nhiều chiều. Các báo này thường có sự kết nối của tờ báo, phóng viên với cơ quan quản lý nhà nước.
Việc thông tin giữa các tờ báo lớn, báo chính trị xã hội, báo chuyên ngành và tạp chí chuyên sâu là cần thiết, đảm bảo đa dạng bạn đọc. Nhưng nhắc lại cần thông tin đầy đủ, trách chụp giật, trích dẫn không đúng.
Để làm được như vậy, cần nâng cao trình độ, năng lực của độ ngũ người làm báo. Ở vai Tổng Biên tập Tạp chí chuyên về kinh tế, lại là người có chuyên môn về kinh tế, tôi vẫn thích tuyển phóng viên được đào tạo từ các trường kinh tế, sau đó sẽ cho đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí. Như vậy tòa soạn vừa có được một phóng viên chuyên sâu vừa đỡ tốn kém hơn rất nhiều trong việc đào tạo. Tuy nhiên, tôi cũng ủng hộ nét mới trong chương trình đào tạo cử nhân báo chí của Khoa Báo chí – Truyền thông, trường ĐHKHXH&NV Hà Nội. Bởi khác với trước kia, Khoa Báo chí chỉ tuyển chọn đầu vào của khối C, khối D thì hai ba năm gần đây, Khoa đã mạnh dạn tuyển thêm khối A với mục tiêu đa dạng hóa đầu vào cho chuyên ngành báo chí. Đó là một hướng đi khá phù hợp. Tôi cho rằng, các trường đào tạo báo chí nên tăng cường số giờ học về kinh tế cho sinh viên theo hình thức môn học tự chọn (dành cho những người thích viết về kinh tế), đồng thời đẩy mạnh việc liên kết với các náp, các hội để sinh viên có những bài học ngoại khóa qua hình thức thực tập và tham gia các CLB nhà báo kinh tế. Chúng tôi sẵn sàng tham gia, hoặc cử người ở toàn soạn tham gia các chương trình này. Như vậy sẽ định hướng cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hướng đi sau này của mình.
Một trong những hướng đi đã và đang được lãnh đạo các cơ quan báo chí nói chung, báo chí kinh tế nói riêng là tích cực tham gia và cử phóng viên, biên tập viên chuyên trách tham gia các lớp đào tạo, hội nghị, hội thảo tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tài chính, tiền tệ… Gần đây, khi xây dựng các chính sách về tái cơ cấu DNNN chúng tôi thường xuyên tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp. Ở đây thực sự là một diễn đàn mở, nếu các phóng viên tham gia, ngoài việc đưa tin sẽ còn có điều kiện học hỏi được nhiều điều từ những tranh luận đó. Từ đó sẽ rò ngọn ngành. Tránh tình trạng sau khi văn bản được ban hành lại thông tin về những tranh cãi trước đó mà đã không được tiếp thu.
Phụ lục 3.3
CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO NGƯỜI LÀM BÁO
Người được phỏng vấn: Ông Hoàng Tư Giang- Phóng viên Thời báo Kinh tế Sài gòn
Báo chí với quá trình tái cơ cấu DNNN
----------***----------
Câu 1: Vấn đề thông tin tuyên truyền về chủ đề tái cơ cấu DNNN được Thời báo Kinh tế Sài Gòn rất quan tâm và đã mở chuyên mục riêng, anh (chị) có thể cho biết cụ thể hơn về việc tổ chức, phân công cho phóng viên thực hiện như thế nào?
Thời báo kinh tế Sài gòn không phân công cụ thể cho phóng viên theo dòi riêng vấn đề tái cơ cấu DNNN. Nhưng là tờ báo kinh tế, Ban Biên tập xác định đây là vấn đề kinh tế rất đáng quan tâm, nên đã mở chuyên mục cũng như khuyến khích phóng viên theo đuổi đề tài này để tăng tần suất xuất hiện tin bài đối với lĩnh vực này.
Cải cách DNNN diễn ra chậm chạp, số lượng DNNN giảm đi, nhưng số vốn nhà nước tại các DN vẫn còn lớn.
Câu 2: Theo đánh giá của anh (chị) đâu là điểm nổi bật nhất và đâu là hạn chế trong việc thông tin về tái cơ cấu DNNN trên Thời báo Kinh tế Sài gòn? Điểm nổi bật ở Thời báo Kinh tế Sài gòn trong công tác thông tin, tuyên truyền về vấn đề này là Ban Biên tập luôn xác định rò mục tiêu của việc tuyên truyền trên báo là : “Thúc đẩy cải cải cách DNNN theo hướng cổ phần hóa để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế tư nhân”. Từ đó, phóng viên rất dễ định hình để triển
khai thực hiện.
Ngoài ra, như bạn vừa đề cập ở trên, là Thời báo Kinh tế Sài gòn rất chú trọng thông tin mảng này nên lượng tin bài khá lớn. Đồng thời mở hẳn chuyên mục nên nhìn bài bản hơn, trang trọng hơn và phóng viên chú tâm hơn.
Hạn chế lớn nhất của Thời báo Kinh tế Sài gòn nói riêng và hầu hết các cơ quan báo chí khác nói chung là: Không có nhiều thông tin thực sự hấp dẫn, thu hút bạn đọc. Chẳng hạn, không có mấy tin bài về việc một số nhân vật giàu lên một
cách bất thường nhờ “lộc” từ CPH doanh nghiệp. Vì các phóng viên không tiếp cận được thông tin, không có chứng cứ để viết, mặc dù việc đó là có.
Không đưa được thông tin về một doanh nghiệp cụ thể, do bản thân doanh nghiệp đó không có nhu cầu thông tin. Ví dụ gần đây anh có phỏng vấn một ông phó ban đổi mới DNNN của Văn phòng chính phủ nói về số liệu tỉ lệ bán cho nhà đầu tư nước ngoài. Ông ý cho biết, là đưa tên một DN vào danh sách phải đẩy mạnh bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Với tỷ lệ bán nhiều thì sẽ hấp dẫn thu hút được nhà đầu tư nước ngoài vào mua. Tuy nhiên, doanh nghiệp đó cứ xin rút tên ra, vì vẫn muốn nhà nước giữ chi phối. Ngoài ra, các DN cũng không muốn tiếp xúc báo chí để thông tin.
Điều này cũng một phần vì bản thân lãnh đạo DNNN là người nhà nước nên nếu nói lỡ miệng sẽ bị liên lụy, bị cơ quan chủ quản khiển trách, kỷ luật.
Gần đây có nhiều đơn vị sự nghiệp quản lý nghĩa trang ở Hải Phòng làm tốt, nhưng dù nỗ lực chúng tôi cũng không tiếp xúc được. “Vốn nhà nước âm thầm chảy vào tay một số người, nhưng không tiếp cận được”.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế nói trên là gì? Khó khăn lớn nhất của anh (chị) trong quá trình thực hiện?
Như trên đã nói nguyên nhân chính là việc khó tiếp cận thông tin. Chẳng hạn, một sự kiện lớn về DNNN thường do Ban Đổi mới sắp xếp doanh nghiệp (thuộc Văn phòng Chính phủ) đứng ra tổ chức. Và Ban này thông thường cũng chỉ mời 3-5 báo. Còn lại các phóng viên báo khác không được vào, không có cơ hội tiếp cận thông tin thì không thể viết hay được.
Câu 4: So với các báo khác, theo anh (chị) đâu là nét khác biệt của Thời báo Kinh tế Sài Gòn trong việc thông tin tuyên truyền về chủ đề tái cơ cấu DNNN?
Thời báo Kinh tế Sài gòn là báo tuần và chuyên về lĩnh vực kinh tế, nên thông thường chuyên sâu hơn. Ngoại trừ các bài viết của phóng viên thông thường về cơ chế chính sách, đưa tin hoạt động… thì còn có đông đảo đội ngũ chuyên gia chắp bút. Chúng ta đã thấy các chuyên gia phân tích rất sâu về một số doanh
nghiệp cụ thể khi tiến hành tái cơ cấu. Chẳng hạn, chuyện lỗ lãi tại Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam.
Câu 5: Theo anh (chị) cần có giải pháp như thế nào để nâng cao hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền về chủ đề tái cơ cấu DNNN?
Đây là đề tài khó, dễ nhàm chán. Còn vấn đề thu hút, hấp dẫn thì không làm được vì không có thông tin. Hay vấn đề như: Vinatex có đất nhiều, có doanh nghiệp quan tâm nhưng không vì nghề chính mà vì mua đất. Đây là mối chằng chịt thông tin, mù mờ khó tiếp cận. Do vậy, muốn hấp dẫn, thay đổi được quá trình tuyên truyền thì phải khắc phục được tình trạng này.
Đối với Chính phủ, cần mở hơn với báo chí, tạo điều kiện để phóng viên có thông tin để thông tin đầy đủ hơn, toàn diện hơn.
Đối với phóng viên, phải yêu nghề, và yêu thích lĩnh vực mình theo đuổi, tích cực, phải tự thân vận động, kiên trì, bám trụ, tăng cường quan hệ. Ví dụ, như ở các cuộc hội thảo mà họ không cho vào phải quan hệ được với người có chức có quyền ở đó để xin vào, trường hợp không vào được thì gửi máy ghi âm. Kiểu gì cũng phải có tài liệu để viết.
Phụ lục 3.4
CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO NGƯỜI LÀM BÁO
Người được phỏng vấn: Ông Bùi Đức Hải- Phó Tổng biên tập Báo Đầu tư
Báo chí với quá trình tái cơ cấu DNNN
----------***----------
Câu 1: Thưa ông, tái cơ cấu DNNN là một trong ba vấn đề trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế, là tờ báo kinh tế, Ban Biên tập báo Đầu tư đã nhìn nhận thế nào về việc thông tin tuyên truyền chủ đề này?
Đây là một trong những chủ đề chính của báo Đầu tư với cả hai tư cách, là một trong những tờ báo kinh tế hàng đầu và với tư cách là cơ quan ngôn luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư – nhạc trưởng trong xây dựng và triển khai đề án tái cơ cấu nền kinh tế.
Riêng nội dung liên quan đến tái cơ cấu DNNN, đây là nội dung đã được thực hiện liên tục trong 20 năm qua, kể từ khi tiến hành cổ phần hóa DNNN đầu tiên được thực hiện vào những năm 93. Có thể nói, Báo Đầu tư là một trong những tờ báo tham gia vào tuyên truyền chủ đề này ngay từ những ngày đầu tiên, theo sát và nắm chắc yêu cầu của tiến trình tái cơ cấu DNNN trong từng giai đoạn của nền kinh tế.
Chính vì vậy, việc xây dựng các tuyến bài về chủ đề tài cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu DNNN, không chỉ dựa trên các vấn đề được đặt ra hiện tại, mà được thực hiện dựa trên những phân tích chuyên sâu qua từng giai đoạn, gắn với yêu cầu mới của nền kinh tế.
Đây cũng là cơ sở để các bài viết đưa ra những nội dung mới, quan điểm
mới…
Câu 2: Ông có thể chia sẻ đôi nét về việc tổ chức thực hiện thông tin về
chủ đề tái cơ cấu DNNN ở báo Đầu tư?
Ngay từ năm 2008, khi đề án tái cơ cấu nền kinh tế được khởi động, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi đó là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu,