Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 20

chắp bút, Báo Đầu tư đã bắt đầu triển khai các chuỗi bài liên quan đến các nội dung được thảo luận.

Có thể điểm đến những vấn đề được đặt ra trong các bài viết hiệu quả đầu tư công, hoạt động doanh nghiệ nhà nước, hệ thống ngân hàng, môi trường kinh doanh, sức khỏe doanh nghiệp tư nhân, vai trò của khu vực doanh nghiệp FDI…

Cũng phải nói thêm, đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có những dấu hiệu chịu tác động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như những vấn đề từ nội tại nền kinh tế sau giai đoạn phát triển nóng.

Chính bởi vậy, các nội dung liên quan để tái cơ cấu nền kinh tế thực chất chính là các vấn đề nổi cộm của nền kinh tế hiện tại.

Là tờ báo kinh tế, đời sống kinh tế Việt Nam chính là đối tượng mà báo Đầu tư quan tâm phản ánh. Song hành với đó, với lợi thế là cơ quan ngôn luận của Bộ KH&ĐT, được tiếp cận sớm với các nội dung của Đề án tái cơ cấu ngay từ những bản dự thảo đầu tiên, nên báo Đầu tư đã xây dựng diễn đàn để thu hút các ý kiến tham gia của cộng đồng, đặc biệt là giới nghiên cứu kinh tế, các nhà đầu tư tham gia vào dự thảo đề án. Khá nhiều quan điểm mới được các chuyên gia đặt ra trong các ý kiến thảo luận trên báo Đầu tư.

Cho đến khi Đề án được phê duyệt vào năm 2013, Báo Đầu tư đã không chỉ có các tuyến bài viết, chuyên mục dành riêng mà còn tổ chức các hội thảo, tọa đàm xung quanh các vấn đề còn tranh luận của dự thảo Đề án tái cơ cấu nền kinh tế.

Từ đó đến giờ, sau 3 năm thực hiện Đề án, báo Đầu tư vẫn coi đây là một tuyến đề tài quan trọng, có sự chỉ đạo trực tiếp của BBT.

Câu 3: Theo ông, đâu là điểm khác biệt giữa báo Đầu tư và các báo khác trong việc triển khai thông tin tuyên truyền về vấn đề này?

Như đã trao đổi, báo Đầu tư thực hiện truyền thông về nội dung này không chỉ với vị trí là một tờ báo kinh tế mà còn là cơ quan ngôn luận của Bộ KH-ĐT, đơn vi chắp bút cho Đề án này.

Chính vì vậy, các vấn đề được đặt ra trên báo Đầu tư không dừng lại ở mức phản ánh, thông tin các vấn đề đang đươc bàn thảo, mà còn chủ động tham gia vào

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

quá trình phản biện, góp ý vào Đề án thông qua các chuyên mục chuyên biệt, các buổi hội thảo, tọa đàm…

Câu 4: Xin ông chia sẻ nhận định của mình về những ưu điểm, và những điểm chưa thực sự hài lòng về công tác thông tin tuyên truyền về đề án tái cơ cấu DNNN trên báo chí nói chung và báo Đầu tư nói riêng?

Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 20

Ưu điểm là bám sát tình hình triển khai tái cơ cấu DNNN, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến hoàn thiện hệ thống chính sách, các quan điểm chỉ đạo trong thực hiện tái cơ cấu, các phương án cổ phần hóa …

Điểm chưa thực sự hài lòng là dường như những tồn tại trong hoạt động này được đưa đậm nét hơn những điều làm được. Có một phần lý do là tồn tại còn quá lớn và cần phải được cải thiện nhanh, mà tiếng nói từ truyền thông có sức nặng đáng kể, nhưng những bài học thành công có lẽ cũng cần phải được đề cập một cách đầy đủ. Trong quá trình các DN đang vào giai đoạn rốt ráo thực hiện các phương án tái cấu, bài học thành công cũng cần như bài học thất bại.

Đây là điều mà báo Đầu tư và nhiều báo khác chưa thực sự coi trọng.


Câu 5: Đâu là những khó khăn trong quá trình thực hiện?

Thứ nhất, đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến cả quan điểm, tư duy từ các cấp lãnh đạo. Trong 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu DNNN, có không ít nội dung có sự thay đổi mạnh mẽ, như liên quan đến thoái vốn trong DNNN, cách thức tiến hành CPH…

Thứ hai, các DNNN trong giai đoạn này phần lớn là các DN quy mô lớn, nên có những phức tạp trong thực hiện tái cơ cấu. Việc tiếp cận thông tin không dễ.

Thứ ba, năng lực của phóng viên trên các lĩnh vực chưa đồng đều, chưa phối hợp tốt…

Câu 6: Đâu là giải pháp để việc thông tin tuyên truyền trên báo chí nói chung và báo Đầu tư nói riêng ngày càng hiệu quả hơn?

Báo chí đang có nhiều thuận lợi hơn trong việc truyền thông về vấn đè này.

Có nhiều lý do để nói như vậy.

Thứ nhất, các quy định mới về tái cơ cấu DNNN buộc các DNNN phải công khai thông tin về lộ trình CPH, thoái vốn…

Thứ hai, Chính phủ đã xác định trách nhiệm rò ràng của người đứng đầu trong thực hiện CPH. Các bộ, ngành địa phương đều được yêu cầu thông tin về việc thực hiện công việc này.

Thứ ba, sau 3 năm tuyền truyền về vấn đề này, báo chí đã có kinh nghiệm hơn trong thực hiện các đề tài liên quan đến CPH DNNN.

Để tận dụng cơ hội này, báo chí cần hỗ trợ cả về đào tạo, tài chính…

Đặc biệt, truyền thông về yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định về công khai cần được thực hiện quyết liệt.

Phụ lục 3.5

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO NGƯỜI LÀM BÁO

Người được phỏng vấn: Ths Tạ Thị Thu Hằng- Phóng viên Tạp chí Tài chính doanh nghiệp

Báo chí với quá trình tái cơ cấu DNNN

----------***----------

Câu 1: Chị có thể cho biết việc tổ chức, phân công phóng viên thực hiện tin, bài về chủ đề tái cơ cấu DNNN ở Tạp chí?

Hiện đơn vị chúng tôi đã bố trí một nhóm phóng viên gồm 3 người chuyên thực hiện các tin, bài về vấn đề này. Trong đó 1 phóng viên phụ trách cập nhật các cơ chế, chính sách mới về tái cơ cấu DNNN, 1 phóng viên theo dòi mảng nợ của DNNN, 1 phóng viên kiêm trưởng nhóm chịu trách nhiệm tuyên truyền về quá trình tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhóm phóng viên này chủ động xây dựng đề cương chi tiết cho cả năm và mỗi số báo, đảm bảo các thông tin tái cơ cấu DNNN được cập nhật thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, trong 12 số báo/năm có ít nhất 03 số thực hiện chuyên đề sâu về vấn đề này.


Câu 2: Điểm khác biệt thông tin về tái cơ cấu DNNN trên Tạp chí Tài chính doanh nghiệp và các báo khác?

Với đặc trưng là cơ quan ngôn luận của Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính – đơn vị chủ trì soạn thảo, ban hành nhiều cơ chế, chính sách quan trọng về tái cơ cấu DNNN, các thông tin về vấn đề này trên Tạp chí có sự khác biệt lớn so với các báo khác. Điều này thể hiện rò ở 3 khía cạnh do nhóm phóng viên được phân công thực hiện. Cụ thể:

Thứ nhất, cùng với việc đăng tải các cơ chế, chính sách liên quan đến tái cơ cấu DNNN, Tạp chí còn thu thập ý kiến phân tích, đánh giá của các Bộ, ngành, đơn vị liên quan và các chuyên gia đối với các cơ chế, chính sách đã được ban hành hoặc đang trong thời gian dự thảo. Các thông tin này giúp độc giả hiểu rò hơn về những kết quả, hạn chế của chính sách, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tại doanh nghiệp.

Thứ hai, hành lang pháp lý cùng các vấn đề liên quan đến hoạt động mua, bán xử lý nợ DNNN được phân tích sâu, có hệ thống. Hàng tháng Tạp chí có từ 1- 2 bài viết chuyên sâu về thị trường mua bán nợ và các vướng mắc của đơn vị trụ cột chính đảm được nhiệm vụ xử lý nợ gắn với tái cơ cấu DNNN là Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Qua đó, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp, các chuyên gia được xem như gợi ý một số giải pháp tháo khó khăn trong lĩnh vực này.

Thứ ba, kịp thời thông tin các đề án và quá trình tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, góp phần thể hiện quyết tâm tái cơ cấu của các đơn vị này. Trong đó, thông tin cụ thể các nội dung tái cơ cấu doanh nghiệp đã làm được, những nhiệm vụ trong thời gian tới, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và giải pháp để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu.

Tuy nhiên, do đặc thù là tạp chí khoa học, 1 số/tháng nên tính thời sự của thông tin chưa cao. Cùng với đó các thông tin hầu như chỉ mang tinh chất một chiều, phản ánh quan điểm của các nhà hoạch định chính sách, chưa có những bài viết sâu phản ánh thực tế tái cơ cấu tại doanh nghiệp. Ngoài ra, hình thức trình bày còn theo khuôn mẫu, chưa thực sự bắt mắt.


Câu 3: Khó khăn lớn nhất của phóng viên tạp chí trong quá trình thực hiện?

Hiện tôi được giao nhiệm vụ theo dòi mảng nợ DNNN trong quá trình tái cơ cấu, khó khăn lớn nhất là tiếp cận với doanh nghiệp. Kể từ khi triển khai Quyết định 929/2012/QĐ-TTg, việc công bố thông tin về các khoản nợ của DNNN đã được cải thiện. Tuy nhiên, để có được báo cáo cơ cấu nợ của doanh nghiệp cụ thể nào đó là vô cùng khó khăn.

Mặt khác, mặc dù số lượng các doanh nghiệp đã được DATC xử lý nợ tái cơ cấu tương đối lớn, nhưng việc tiếp xúc để làm rò quá trình đơn vị này tham gia xử lý nợ cũng rất hạn chế.

Câu 4: Theo chị tần suất thông tin về chủ đề này trên Tạp chí chuyên ngành hiện nay là nhiều hay ít? Cần có sự điều chỉnh thế nào để nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin về chủ đề này?

Tôi cho rằng tần suất thông tin về chủ đề này trên Tạp chí chưa thực sự nhiều nhưng tương đối ổn định. Trung bình mỗi số báo có khoảng 2 – 3 tin, bài phản ánh sự “vận động” của các DNNN trong quá trình tái cơ cấu.

Với lượng thông tin như vậy, tuy độc giả không thể cập nhật được những tin tức “nóng” nhất trên Tạp chí nhưng có thể nhận diện được các điểm nhấn quan trọng của quá trình tái cơ cấu DNNN. Qua đó phân tích, đánh giá quá trình tái cơ cấu DNNN đã làm được gì? đang diễn ra như thế nào?

Để nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề này trên Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, theo tôi nhóm phóng viên đã được phân công cần có sự chọn lọc thông tin. Nghĩa là phải xác định được đối tượng người đọc là ai, họ cần những thông tin như thế nào. Trên cơ sở đó định hướng tin, bài, phân công công việc cụ thể cho phóng viên, đảm bảo thông tin được đăng tải có dẫn chứng sinh động và sát với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh báo in cần phát triển báo điện tử và nhiều công cụ truyền thông trên internet khác để cập nhật thường xuyên các sự vụ về hoạt động tái cơ cấu DNNN. Đây được xem là xu hướng phát triển tất yếu. Mặt khác, người làm nhiệm vụ thiết kế cũng cần có kiến thức về mỹ thuật để có thể thu hút được nhiều độc giả đối với các tin, bài về vấn đề này.

Phụ lục 3.6

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO NGƯỜI LÀM BÁO

Người được phỏng vấn: Lê Thanh- Phóng viên báo Tuổi trẻ

Báo chí với quá trình tái cơ cấu DNNN

----------***----------


Câu 1: Thống kê cho thấy, lượng tin bài về chủ đề tái cơ cấu DNNN trên tuổi trẻ không nhiều, chị có thể cho biết, việc tổ chức thực hiện thông tin tuyên truyền trên báo Tuổi trẻ về vấn đề này?

Trên Tuổi trẻ, tin bài về chủ đề tái cơ cấu DNNN không có những tuyến bài dài về chủ đề này. Tuổi trẻ thường đưa thông tin thời sự như CPH của Vinatex, Vietnam Airline… hay kế hoạch IPO BIDV, Tổng công ty thép… Thông tin về hạn chế khi triển khai quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước mà các Tập đoàn tổng công ty thực hiện chậm hoặc chưa đúng với chỉ đạo của Chính phủ.

Tái cơ cấu DNNN là chủ trương lớn, tuy nhiên, đây là vấn đề khá vĩ mô, bạn đọc ở Tuổi trẻ không quan tâm nhiều so với những thông tin về thị trường. Đấy là một trong những lý do chính mà Tuổi trẻ khó làm đậm chủ đề tái cơ cấu DNNN.


Câu 2: Ban Biên tập báo Tuổi trẻ có phân công cụ thể phóng viên theo dòi riêng mảng này không?

Tuổi trẻ không phân công phóng viên theo dòi riêng cho mảng này. Mỗi phóng viên phụ trách thông tin của ngành, địa phương sẽ theo dòi và đưa thông tin về lĩnh vực mà mình phụ trách. Như phóng viên theo Bộ Giao thông Vận tải sẽ nắm thông tin tái cơ cấu DNNN ngành giao thông; Phóng viên theo Bộ Xây dựng, Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cũng vậy.

Câu 3: Một trong những tiêu chí của Tuổi trẻ là hạn chế tối đa thông tin vĩ mô, phải chăng đây là khó khăn cho phóng viên trong quá trình thực hiện chủ đề này?

Như trao đổi ở trên, thông tin về tái cơ cấu DNNN là khá vĩ mô, thường là chủ trương, chính sách của cơ quan quản lý chứ ít có những thông tin cụ thể về một đơn vị nào. Thông thường chỉ nhà đầu tư quan tâm đến thông tin này khi DN thực hiện IPO. Do vậy, bạn đọc Tuổi trẻ cũng rất kén với những thông tin vĩ mô trong lĩnh vực kinh tế.


Câu 4: Chị có thể đánh giá đôi nét sự khác biệt thông tin về tái cơ cấu DNNN trên Tuổi trẻ và các báo khác?

Với thông tin chỉ đạo định hướng thì Tuổi trẻ đưa rất ngắn, chỉ là mang tính chất thông tin. Còn đối với những bài có vấn đề, Tuổi trẻ thông thường tập trung mổ xẻ, phân tích, phản biện để xoáy những mặt hạn chế, tồn tại chưa làm được và tìm giải pháp.


Câu 5: Theo chị tuần suất thông tin về chủ đề này ở trên báo chính trị - xã hội như Tuổi trẻ hiện nay là nhiều hay ít? Cần có sự điều chỉnh thế nào?

Vấn đề cốt yếu nhất là thông tin mà tờ báo đem đến cái mới, hấp dẫn bạn đọc. Nếu có những vụ việc cụ thể như tập đoàn A định giá trị doanh nghiệp thiếu hàng ngàn tỷ đồng… trong quá trình cổ phần hóa thì vẫn hút được bạn đọc.


Câu 6: Đánh giá của anh (chị) về chất lượng thông tin tái cơ cấu DNNN trên báo Tuổi trẻ nói riêng và các tờ báo khác nói chung? Giải pháp nào để nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin chủ trương quan trọng này?

Nhiều thông tin tái cơ cấu DNNN trên báo chí nói chung thường chỉ phán ảnh, thông báo hoặc cao hơn một chút là phản biện của các chuyên gia chứ chưa có ý kiến, phản hồi của các cơ quan chức năng. Để nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin về chủ trương quan trọng này thì phía các bộ quản lý ngành, các địa phương phải tích cực chủ động thông tin về quá trình thực tái cơ cấu DNNN do mình phụ trách. Ngay cả Bộ Tài chính, thông tin cần công khai, kịp thời cho báo chí về mặt làm được, chưa làm được trong quá trình triển khai tái cơ cấu DNNN. Đặc biệt, công khai những đơn vị có sai sót, chậm trễ trong quá trình thực hiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022