thậm chí sức mạnh cá nhân được nhân lên gấp bội khi phương hướng nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân trong cộng đồng được liên kết lại, tập trung vào một hướng nhất định. Yếu tố thứ hai là, sự kích thích, tác động từ những tác nhân đến cộng đồng xã hội làm cho phương hướng nhận thức và hành động của các cá nhân và các nhóm xã hội cũng như của cộng đồng nói chung được quy tụ về một hướng điểm, tạo nên sức mạnh chung.
Bản chất của hoạt động lãnh đạo, quản lý, thực chất là quá trình khơi dậy nguồn lực sáng tạo của cộng đồng, huy động và tổ chức nguồn lực sức mạnh tinh thần và vật chất của toàn xã hội vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, quản lý xã hội tốt là giải phóng và huy động năng lượng xã hội vào mục đích phát triển, chứ không phải hạn chế hay bóp nghẹt nguồn lực hoặc tạo rào cản để mưu lợi cá nhân và nhóm. Bởi thế, vấn đề định hướng nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng xã hội - biểu hiện về mặt xã hội, về bản chất là định hướng dư luận xã hội, tức là định hướng nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng và nhân dân nhằm tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội lớn đang đặt ra. Đó là nhu cầu khách quan từ cả hai phía - phía thứ nhất, từ công tác lãnh đạo, quản lý và phía thứ hai, từ nhu cầu của công chúng, cộng đồng và nhân dân nói chung.
Từ phía lãnh đạo, quản ký kinh tế - xã hội, định hướng dư luận xã hội không phải là bắt ép cộng đồng nhận thức, suy nghĩ và hành động theo một khuôn mẫu chủ quan duy ý chí; mà là quá trình nhận thức được, bắt mạch được thực tại khách quan - tâm lý, nguyện vọng, nhu cầu và nhất là lợi ích của nhân dân, trên cơ sở ấy quy tụ lòng người, thống nhất cộng đồng lại trên cả hai bình diện nhận thức và hành động để thực hiện được mục tiêu và định hướng phát triển, đem lại lợi ích chính đáng cho cộng đồng và cho mỗi người. Bởi cơ sở quan trọng nhất để tạo nên dư luận xã hội là lợi ích - lợi ích cơ bản của đông đảo tầng lớp nhân dân.
Từ phía cộng đồng và nhân dân nói chung, định hướng dư luận xã hội cũng là nhu cầu khách quan của công chúng, dư luận xã hội và nhân dân.
Nhân dân luôn luôn có nhu cầu thống nhất nhận thức làm cơ sở cho thống nhất ý chí và sức mạnh nhằm khai thác nguồn lực vật chất và tinh thần, tập trung lý trí và cảm xúc vào việc giải quyết những vấn đề lớn, những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống; thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần.
Do đó, báo chí định hướng dư luận xã hội là thể hiện yêu cầu thống nhất giữa yêu cầu từ bên trên - của lãnh đạo quản lý và nhu cầu từ bên dưới - của quần chúng nhân dân. Bảo đảm được tính thống nhất này, báo chí sẽ là phương tiện và phương thức quan trọng nhất trong việc khơi nguồn, tập hợp và phát huy ngồn sức mạnh mềm - tài nguyên mềm của quốc gia trong quá trình phát triển bền vững đất nước. Nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của nhân dân là sức mạnh mềm; niềm tin của người dân vào chế độ xã hội, vào thể chế chính trị và đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy công quyền, là sức mạnh mềm. Sức mạnh mềm là nguồn tài nguyên không bao giờ cạn kiệt, mà ngược lại nó có thể nhân lên gấp bội - nếu biết khơi thức, nuôi dưỡng và phát huy; ngược lại, cũng có thể nó bị teo dần và suy kiệt nguồn lực quốc gia kể cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Mặt khác, sức mạnh cứng như tài nguyên không tái tạo sẽ dần bị cạn kiệt; và nếu khai thác bừa bãi vì lợi ích nhóm thì nó có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường về môi trường và lòng tin của nhân dân. Báo chí định hướng dư luận xã hội thông qua hai phương thức cơ bản nhất. Đó là thông tin và bình luận.
Báo chí thông tin nhanh, đầy đủ, phong phú và đa chiều về các sự kiện và vấn đề thời sự liên quan mật thiết đến lợi ích của đông đảo công chúng và các tầng lớp nhân dân, giúp họ nhận thức những gì đang diễn ra, trên cơ sở ấy ý thức được vai trò, vị thế và lợi ích của chính mình.
Định hướng dư luận xã hội không phải là cơ quan báo chí chỉ chọn những sự kiện, vấn đề phù hợp với quan điểm thông tin của mình mới thông
tin, bình luận, còn nếu khác hoặc trái thì im lặng làm ngơ; nếu như vậy thì thật thiếu trách nhiệm xã hội và không công bằng. Vì báo chí không phải là nghề tự thân, thậm chí không phải là nghề kiếm sống như bao nghề khác, mà nó sinh ra để phục vụ công chúng và dư luận xã hội vì sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, cần thống nhất nhận thức rằng, tất cả những sự kiện và vấn đề thời sự liên quan đến lợi ích của đông đảo công chúng và nhân dân thì báo chí cần thông tin, bình luận để thu hút họ vào tầm ảnh hưởng của mình, từ đó góp phần định hướng nhận thức, thái độ và thống nhất hành vi trong giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội.
Về bản chất, đó mới chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của báo chí trước Đảng và Nhà nước, trước công chúng và lịch sử. Đó cũng là cách làm cho báo chí gắn với công chúng, gắn với thị phần nếu không muốn bỏ rơi công chúng; chứ báo chí không phải là đồ trang sức của một số quan chức chỉ chuyên “cờ đèn, kèn trống” kê cao thành tích ảo, trong khi bao nhiêu khó khăn và bức xúc của nhân dân lại không được đề cập.
Có thể bạn quan tâm!
- Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay - 2
- Khái Niệm Nông Thôn Mới, Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Chính Sách Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi, Nâng Cao Đời Sống Cho Người Dân.
- Các Thể Loại Báo Chí Sử Dụng Tuyên Truyền Về Bất Cập Trong Xây Dựng Ntm
- Những Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Hai Cơ Quan Báo Chí.
- Báo Chí Hà Nội Về Những Bất Cập Xây Dựng Ntm Ở Thủ Đô
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Do đó, vấn đề này đặt ra trách nhiệm xã hội, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức cho nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp. Mọi trách nhiệm trên các phương diện này chỉ có thể được thực hiện khi báo chí có được đông đảo người đọc, người nghe, người xem; tức là sản phẩm báo chí hấp dẫn và thu hút công chúng, dư luận xã hội; nếu không, việc sản xuất các sản phảm báo chí chỉ là hình thức và gây lãng phí xã hội mà thôi. 4
1.3.3.Báo chí có vai trò trong định hướng thông tin
Định hướng chính trị là định hướng cơ bản nhất của báo chí cách mạng nước ta. Những thông tin trong đời sống chính trị thường được cung cấp nhanh nhất và mang tính định hướng rõ rệt nhất.
4. (Http://www.baohaiquan.vn, báo chí với vấn đề dư luận xã hội. PGS.TS Nguyễn Văn Dững-Học viện Báo chí và Truyên truyền)
Định hướng chính trị tốt sẽ củng cố và tạo dựng niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ. Trước mỗi sự kiện chính trị lớn của đất nước, nhân dân
- công chúng, đều đặc biệt quan tâm những bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, những phát ngôn, hay văn bản trả lời của cơ quan đại diện Nhà nước hay tổ chức, doanh nghiệp (như phát ngôn của Bộ Ngoại giao về những vấn đề đối ngoại, vấn đề quốc tế, phát ngôn của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương về những vấn đề do Chính phủ hay bộ, ngành, địa phương quản lý chịu trách nhiệm trước nhân dân).
Báo chí định hướng bằng phản ánh, cung cấp thông tin và bằng bình luận. Cả hai mặt này đều cần được coi trọng như nhau. Về vai trò phản ánh, cung cấp thông tin, báo chí định hướng bằng việc thông tin kịp thời, chính xác, trung thực, đầy đủ về các sự kiện, các vấn đề thời sự diễn ra hằng giờ, hằng ngày mà công chúng quan tâm, cần biết. Trong thực tiễn hoạt động báo chí, có những sự kiện phức tạp, khó thống nhất về nhận thức xã hội, nhiều báo, đài đã định hướng thông tin bằng cách cung cấp toàn bộ tư liệu liên quan tới sự kiện một cách có hệ thống, bài bản, đầy đủ và đa chiều ý kiến. Trong thông tin báo chí, nhiều khi sự kiện tự nó nói lên ý nghĩa chính trị - xã hội mà không cần bất cứ lời giải thích nào. Công chúng sẽ tự nhận thức ý nghĩa chính trị xã hội của sự kiện theo những tư liệu mà báo chí cung cấp một cách khách quan.
Tuy nhiên, không phải bao giờ cũng như vậy. Có những sự việc, vấn đề cần được giải thích, bình luận để công chúng không chỉ biết mà có thể hiểu được bản chất vấn đề. Đó là những sự kiện phức tạp, đa nghĩa, cần được tiếp cận từ nhiều phía, đa chiều và có cơ sở khoa học về nhận thức, lý luận và cơ sở thực tiễn. Nhiều bài bình luận, xã luận, chuyên luận của báo chí, có giá trị thức tỉnh nhận thức, giá trị mở đường dư luận xã hội.
Từ việc báo chí giúp công chúng biết đến hiểu là quá trình nhận thức, trên cơ sở được tiếp nhận đầy đủ, trung thực và đa chiều các nguồn tin.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp báo chí thông tin trái chiều, mâu thuẫn nhau. Nhiều sự việc bị đẩy lên quá mức, hoặc suy diễn cảm tính, làm công chúng hay dư luận xã hội mất phương hướng, không biết tin vào đâu; làm ảnh hưởng đến uy tín của báo giới, gây phương hại đến lợi ích chung của cộng đồng, của dân tộc.
Trách nhiệm xã hội của nhà báo là phải đưa thông tin trung thực, khách quan, chính xác để định hướng dư luận xã hội theo hướng vừa đúng ý Đảng, vừa hợp lòng dân. Theo đó, nhà báo định hướng thông tin thể hiện ở chỗ lựa chọn, xử lý thông tin, đưa hay không đưa tin, đưa lúc nào, ở đâu, đưa như thế nào, liều lượng, mức độ đưa tin ra sao… để không gây tác động tiêu cực, không gây hậu quả xấu tới xã hội. Nghĩa vụ công dân đòi hỏi nhà báo không chỉ phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp. Nhà báo không được lợi dụng vị thế nghề nghiệp để vi phạm pháp luật, không được tự cho mình quyền làm trái, đứng trên pháp luật.
Trong xử lý thông tin, đối với nhà báo, khó nhất là đưa thông tin như thế nào về những vấn đề “nóng” chưa có sự đồng thuận trong xã hội. Đây thường là những vấn đề mới phát sinh, chưa có tiền lệ, vấn đề phức tạp, vì vậy cuộc sống chưa có lời giải hoặc có nhiều lời giải khác nhau, chưa dễ phân định đúng, sai.
Đằng sau một quyết định hành chính, một hiện tượng kinh tế, văn hóa, xã hội gây tranh cãi, có thể ẩn chứa những lợi ích nhóm, thậm chí lợi ích cá nhân. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, không phải sự nhân danh nào - có khi rất đàng hoàng, công khai - cũng đều có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung của dân tộc, của đất nước. Thông tin trung thực, khách quan và bình luận một cách thuyết phục, là chìa khóa thành công cho báo chí trong định hướng thông tin 5
5. Http://hanoimoi.com.vn, vai trò của báo chí trong định hướng thông tin, TS. Nhà báo Trần Bá Dung
Trưởng ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam)
1.3.4. Báo chí có chức năng quản lý, giám sát, phản biện xã hội
Chức năng là tổng hợp của vai trò và tác dụng. Có thể coi là những nhiệm vụ trọng tâm nhất, cơ bản nhất mà một sự vật, hiện tượng phải đảm nhiệm để nó là chính nó chứ không phải là một thực thể nào khác [TS. Đỗ Chí Nghĩa: Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2012. tr.17].
Chức năng quản lý, giám sát xã hội là một trong những chức năng trọng yếu, làm nên vị thế của báo chí trong đời sống xã hội.
Ở nhiều nước phương tây người ta quan niệm báo chí là quyền lực thứ tư, một thứ quyền lực độc lập và đầy uy lực. Ở Việt Nam báo chí là công cụ của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Với mục tiêu thống nhất về xây dựng một đất nước giàu mạnh, dân xã hội chủ, công bằng, văn minh, báo chí không phải là một thứ quyền lực tách bạch hay đối trọng với hệ thống quyền lực đã có. Tuy nhiên, báo chsi vẫn có sức mạnh thật sự sức mạnh của phương tiện thông tin hữu hiệu và phổ biến nhất trong thời đại bùng nổ thông tin. Báo chí không làm thay chức năng của hệ thống quản lý nhà nước, quản lý xã hội chuyên trách mà là phương tiện hỗ trợ thiết yếu, tham gia hoạt động quản lý, giám sát với một vị trí không thể thay thế được nhất là trong bối cảnh hiện đại.
Chức năng quản lý, giám sát xã hội của báo chí còn thể hiện ở việc báo chí có khả năng to lớn trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đi đôi với biểu dương những điển hình tiên tiến. Lấy chống để xây, xây để chống, báo chí phanh phui những mặt trái của đời sống xã hội, đồng thời đề ra những giải pháp tháo gỡ, khắc phục.
Những nhà báo quả cảm cũng sẵn sang đối đầu với hiểm nguy khi chỉ mặt, nêu tên những kẻ thoái hóa, biến chất trong bộ máy nhà nước, kiên quyết đấu tranh làm trong sạch bộ máy đảng, bộ máy xã hội…Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, dư luận còn nhớ những tác phẩm báo chí nổi tiếng như: Về ngôi nhà
của đồng chí Tô Duy của Trần Đình Bá đăng trên báo Quân đội nhân dân nêu lên hiện tượng một nhà lãnh đạo hàm Bộ trưởng sở hữu số diện tích nhà đất vượt quá tiêu chuẩn cho phép hay loạt bài về tiêu cực của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Hà Trọng Hòa trên các báo Tuần tin tức, Tiền Phong…Công chúng cũng nhớ đến một nữ nhà báo của báo chí Công an thành phố Hồ Chí Minh đã lặn lội một mình về Đồng Tháp để phanh phui những tiêu cực của ông Giám đốc coi trời bằng nửa con mắt, vốn đầy quyền thế và không thiếu ô dù che chắn…Sự xung trận của báo chí cho thấy sức mạnh của tính công khai, sức mạnh của phương tiện truyền thông trong thời đại cả xã hội coi trọng thông tin lớn đến mức nào. [TS. Đỗ Chí Nghĩa: Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội . Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 2012. tr.23, 24]
Giám sát xã hội của báo chí là quá trình báo chí bằng mọi phương thức huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đông đảo nhân dân với tinh thần trách nhiêm chính trị cao nhất trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình thưc hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm đạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có thể. Giám sát xã hội của báo chí bao gốm các bình diện khác nhau, như theo dõi, kiểm tra phát hiện những nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi và kiểm tra để phát hiện những nơi làm trệch, làm sai để uốn nắn và đấu tranh, bảo đảm cho đường lối, chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước được thực thi đúng trong thực tế…
Ở bất kỳ chế độ xã hội nào, để duy trì quyền lực của giai cấp lãnh đạo, nhà nước đều ban hành những chủ trương chính sách pháp luật để người dân phải tuân thủ. Thực hiện chức năng của mình, báo chí không chỉ là phương tiện truyền tải, tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Báo chí còn đăng tải những thông tin phản hồi từ phía nhân dân để nhà nước kịp thời phát hiện những sai sót nhằm sửa đổi sao cho phù hợp với thực tiễn đời sống. Do đó, với chức năng giám sát, phản biện xã
hội, báo chí đã kịp thời đăng tải hàng loạt các vụ tham nhũng, cũng như các sự việc liên quan sai trái của đời sống xã hội. Chẳng hạn như: vụ tham nhũng tại PMU 18 thuộc Bộ Giao thông Vận tải, hay một loạt các bài đăng tải về xây dựng trái phép ở Mỹ Đình “con voi chui qua lỗ kim”…Trong các vụ án này, nếu không có phương tiện thông tin đại chúng đăng tải kịp thời và tham gia đấu tranh chắc chắn rằng sẽ không tạo được phản ứng tích cực từ nhân dân. Qua cách phản ánh của báo chí mà nhà nước đã có những giải pháp kịp thời sửa đổi, khắc phục những yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước, lấy lại niềm tin cho người dân…Điều này cho thấy vai trò hết sức quan trọng của báo chí đối với đời sống xã hội với chức năng phản biện, giám sát và quản lý xã hội của mình.
1.3.5. Vai trò của báo chí tuyên truyền về bất cập trong xây dựng NTM.
- Báo chí-lực lượng xung kích trên mặt trận thông tin, tư tưởng của Đảng.
Ngay sau khi có Quyết định, Nghị quyết, Chương trình của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM, các cơ quan báo chí trên cả nước và thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức một cách bài bản, có hệ thống, kịp thời tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM; kịp thời cập nhật, chuyển tải những thông tin về tiến độ thực hiện quy hoạch, đề án phát triển sản xuất, hiến đất, kinh nghiệm huy động các nguồn lực, chuyển đổi cơ cấu giống… Ngay từ ngày đầu, công tác tuyên truyền đã làm cho người dân hiểu được những lợi ích trước mắt, lâu dài và bền vững của chương trình. Đặc biệt, đã thay đổi nhận thức của người dân, từ chỗ hiểu “xây dựng nông thôn là một dự án của Nhà nước” đến nhận thức “xây dựng nông thôn bằng nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực trong dân là chủ yếu”, xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại. Cán bộ, nhân dân đã cơ bản nhận thức rằng, cốt lõi của xây dựng NTM chính là thực hiện đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống người dân, từ đó có thể thực hiện nhanh chóng và bền vững các tiêu chí nông thôn mới theo quy định.