Báo Chí Hà Nội Về Những Bất Cập Xây Dựng Ntm Ở Thủ Đô

thực hiện, đến năm 2014, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm đã đạt được 19/19 tiêu chí và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, UBND TP trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM. Có được kết quả này là cả một chặng đường nỗ lực của đảng ủy, chính quyền và chính những người dân nơi đây. Căn cứ vào Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, Ban chỉ đạo đã tiến hành đánh giá thực trạng nông thôn của xã để xây dựng Đề án xây dựng mô hình điểm nông thôn mới xã Đa Tốn. Trong 19 tiêu chí Quốc gia, lúc đầu Đa Tốn đã đạt 7 tiêu chí, cơ bản đạt 4 tiêu chí, chưa đạt 8 tiêu chí. Cùng với nhiệm vụ xây dựng Đề án, Ban chỉ đạo xã đã xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã. Từ tháng 7/2010 đến hết năm 2013, xã đã tổ chức 15 hội nghị chuyên đề về NTM, ngoài ra, các hội nghị của các ngành, đoàn thể đều có nội dung tuyên truyền về xây dựng NTM. Hàng tháng, Đảng ủy đều có nghị quyết chỉ đạo các phần việc liên quan đến xây dựng NTM. Ban chỉ đạo, Ban quản lý thường xuyên tổ chức giao ban, đánh giá kết quả xây dựng NTM, đồng thời, tìm ra những giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Các chi bộ có nghị quyết về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ đối với xây dựng NTM trên địa bàn cụm dân cư.

Ngày 2-12-2014, Đài phát phóng sự: “Đan Phượng đồng lòng trong xây dựng NTM”. Hiện nay, Ðan Phượng là huyện dẫn đầu thành phố về hoàn thành xây dựng đường giao thông xóm ngõ, giao thông thủy lợi nội đồng. Toàn huyện đã thi công xong hơn 2.000 tuyến đường giao thông ngõ, xóm và giao thông nội đồng, với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng (chỉ trong vòng hai tháng theo dự toán được duyệt). Ðây là sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng tạo, quyết liệt, sâu sát của cán bộ, sự vào cuộc trách nhiệm, nhiệt tình của đội ngũ đảng viên trong huyện đã tạo được sự tin tưởng và đồng lòng của nhân dân để cùng chung tay xây dựng NTM. Phóng sự phản ánh nhờ vào cách làm sáng tạo, huy động mọi nguồn lực xã hội hóa từ người dân đến doanh nghiệp đóng góp trong chương trình xây dựng NTM. Huyện đã có cách chỉ đạo riêng, chuyển đổi những vùng trồng rau màu

sang trồng hoa chất lượng cao, người dân góp sức người, sức của vào xây dựng NTM. Chỉ trong một thời gian ngắn huyện Đan Phượng đã trở thành huyện dẫn đầu của thành phố Hà Nội về đạt các tiêu chí NTM. Không những thế, đời sống người dân ngày một nâng cao, đường làng ngõ xóm khang trang, sạch đẹp, mở ra một diện mạo NTM trên địa bàn huyện.

Phát sóng trên chuyên mục “Nông thôn Thủ đô hội nhập và phát triển” Đài PT-TH Hà Nội ra ngày 7-10-2015 có bài: “Thanh Trì phấn đấu cán đích huyện NTM”. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, huyện Thanh Trì xác định đích đến cuối cùng là nâng cao đời sống người dân và việc xây dựng nông thôn mới phải thật sự trở thành phong trào quần chúng rộng khắp với sự vào cuộc đầy đủ, quyết liệt của các cấp, ngành, đặc biệt là nhân dân - chủ thể thụ hưởng thành quả xây dựng NTM. Trong 5 năm đã có hơn 1.700 tỷ đồng được huy động để đầu tư xây dựng NTM vận động các doanh nghiệp trên địa bàn và người dân cùng tham gia đóng góp xây dựng NTM. Huyện hỗ trợ người dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để nâng cao thu nhập. Chỉ một thời gian, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, với mức thu nhập 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,8% xuống còn dưới 1%.

Qua đây, có thể thấy, tiếng nói của báo chí đã phân tích và tuyên truyền những gương điển hình tiên tiến trong xã hội. Đồng thời, báo cũng đã thu thập và đăng kèm các ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, người dân về vấn đề xây dựng NTM. Tuyên truyền để người dân hiểu được xây dựng NTM là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

2.3. Báo chí Hà Nội về những bất cập xây dựng NTM ở Thủ đô

Ngày 4-9-2014, trong buổi tọa đàm về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy chương trình xây dựng NTM do Báo Hànộimới phối hợp với Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội. Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, Chu Phú Mỹ phát biểu: Sau gần 4 năm xây dựng NTM, nông thôn Hà Nội đã

có những thay đổi vượt bậc. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục khó khăn, 60 xã phấn đấu về đích năm 2014 và 161 xã về đích năm 2015 đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn; 50 xã đã hoàn thành NTM năm 2013 cũng còn rất nhiều việc phải làm để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Mặc dù Hà Nội là địa phương có số xã hoàn thành xây dựng NTM đứng đầu cả nước nhưng các xã đã hoàn thành xây dựng NTM đang rất trăn trở trong việc giữ vững và nâng cao tiêu chí “thu nhập bình quân đầu người”. Hiện ở các xã này, nhiều dự án chuyển đổi sản xuất được đặt ra tại Đề án xây dựng NTM vẫn còn “giậm chân tại chỗ” khiến các địa phương lúng túng, khó duy trì, nâng cao mức sống bền vững cho nhân dân. Sản xuất nông nghiệp một số nơi nhất là vùng xa trung tâm vẫn mang tính truyền thống là chính, do đó thu nhập còn thấp, không ổn định. Một số huyện có diện tích đất nông nghiệp nằm trong Quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phân khu của Thành phố nên không thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chỉ có thể sản xuất độc canh cây lúa, thậm chí có địa phương còn bỏ hoang. Số lượng mô hình, nhất là số mô hình ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao có hiệu quả chưa nhiều, chưa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn; việc tổ chức nhân ra diện rộng còn hạn chế….

Xác định được những khó khăn, vướng mắc trong xây dựng NTM, nên trong công tác tuyên truyền báo Hànộimới cũng như Đài PT-TH Hà Nội ngoài phần tuyên truyền những việc làm được, còn tập trung tuyên truyền những bất cập trong xây dựng NTM, để cùng các địa phương tháo gỡ, khó khăn vướng mắc.

2.3.1. Phản ánh những khó khăn về đất đai, dồn điền đổi thửa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đây là nhóm nội dung xuất hiện với số lượng nhiều nhất trên 2 cơ quan báo chí nghiên cứu, đất đai yếu tố trung tâm, đột phá của nông nghiệp với nhiều vấn đề có liên quan. DĐĐT được coi là cuộc cách mạng trong chính sách về đất đai của Đảng và Nhà nước, với mục tiêu biến ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, thuận lợi cho việc hình thành những vùng sản xuất, hàng hóa quy

mô lớn. Hà Nội đã chọn công tác này là bước đột phá để hình thành cánh đồng mẫu lớn, nâng cao giá trị thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, liên quan đến đất đai sẽ có nhiều vấn đề bức xúc, nhiều nơi cán bộ chưa làm tốt công tác tuyên truyền nên người dân không hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, dẫn tới kiện cáo, bỏ ruộng, thậm chí còn biểu tình. Đây không phải là tiêu chí trong xây dựng NTM, nhưng DĐĐT là một trong số những vấn đề trọng tâm của chương trình 02 Thành ủy.

Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay - 8

Báo Hànộimới số ra ngày 5-4-2013, có bài “Dồn điền đổi thửa ở Hà Nội, nơi quyết liệt, chỗ thờ ơ”, bài viết phản ánh ý kiến của các huyện trong công tác DĐĐT, nếu như huyện nào làm tốt sẽ có cơ chế chính sách riêng, đặc thù tạo mọi điều kiện cho nông dân. Tuy nhiên, cũng có huyện không quan tâm tới việc này, đưa ra một ngàn các lý do khác nhau, chẳng hạn như huyện Ba Vì không hoàn thành công tác DĐĐT theo kế hoạch, nguyên nhân chủ yếu là do vùng đất đồi gò xen lẫn với đồng bằng, nên người dân không đồng thuận khi gắp thăm. Số báo ra ngày 19-4-2014, có bài: “ Dồn điền đổi thửa ở huyện Phúc Thọ, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc”, phản ánh vướng mắc về công tác DĐĐT của huyện Phúc Thọ, thậm chí người dân còn bức xúc đến ngày đi gắp phiếu nhận đất, nông dân không đi vì cho rằng, chính quyền địa phương làm chưa minh bạch, có sự khuất tất ở trong công tác này, nhận các ô đường thuận lợi cho người nhà. Số báo ra ngày 18-6-2014 ra loạt bài về dồn điền đổi thửa: không để cái sảy nảy cái ung, bài 1: Đất vàng bỏ hoang và những hệ lụy, phản ánh về tình trạng các địa phương chưa quyết liệt trong công tác thực hiện DĐĐT, chưa đúng quy trình hướng dẫn của các sở, ban ngành. Tuy nhiên, nhiều nơi nông dân lợi dụng thực hiện DĐĐT để phá đám, gây khó khăn cho địa phương khi làm công tác này. Một số nơi tồn tại đất đai từ nhiệm kỳ trước, nhưng người dân gây sức ép với lãnh đạo hiện tại để giải uyết nhanh việc này. Chính từ việc chậm trễ trong công tác DĐĐT đã gây ra những hệ lụy khó lường, người dân bỏ rộng hoang không cấy, ảnh

hưởng tới sản xuất và không có thu nhập. Thậm chí một số nơi nông dân còn gây mất trận tự xã hội, chẳng hạn như ở xã Hòa Bình huyện Thường Tín, một phần tử xấu đã lợi dụng người dân thu tiền để đi khiếu kiện khắp nơi. Nếu như hộ nào không đóng tiền khi được chia đất sẽ bị cô lập trong mối quan hệ với hàng xóm. Thậm chí ở thôn Đống, xã Cao Viên huyện Thanh Oai, cơ bản người dân đồng tình với phương án DĐĐT của xã, nhưng có kẻ xấu, đe dọa người dân không cho họ đi gắp thăm, nên kế hoạch DĐĐT không đạt theo kế hoạch. Bài 2 ra ngày 19-4-2014: Đồng bộ các giải pháp, tập trung tuyên truyền về các đề nghị của địa phương về việc thành phố hỗ trợ kinh phí cũng như giải quyết các điểm nóng về đất đai cho các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. Để công tác DĐĐT thành công cần phải minh bạch, dân chủ trong cách làm, bàn bạc công khai với nhân dân để họ phải làm chủ thể trong mọi hoàn cảnh. Sau đó phải tuyên truyền để nông dân hiểu được lợi ích của việc DĐĐT là hoàn toàn đúng đắn, mang lại giá trị sản xuất nông nghiệp cao. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, trưởng ban Chỉ đạo chương trình 02 của Thành ủy Nguyễn Công Soái nhấn mạnh: thành phố đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ban chỉ đạo cũng đã trực tiếp xuống các huyện kiểm tra thực tế, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở. Nhưng kết quả triển khai DĐĐT ở các huyện không đồng đều. Chỉ khi DĐĐT thành công mới tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Vấn đề DĐĐT luôn là chủ đề “nóng” ở các địa phương, nên các báo đều tập trung tuyên truyền để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, trên Đài PT-TH Hà Nội. Cả chuyên mục “Nông thôn thủ đô hội nhập và phát triển” hay chuyên đề “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” đều bám sát với các hoạt động của chương trình 02. Trong khoảng gần 200 phóng sự trong 3 năm, 2013, 2014, 2015, và hơn 300 tin thì có 30% thời lượng các bài tập trung vào tuyên truyền những vấn đề trong công tác DĐĐT tại các huyện. Ngày 14-4-

2014, trong chuyên đề “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” phát trên kênh 2 có phóng sự: “Bất cập trong DĐĐT ở Gia Lâm”. DDĐT được xác định là khâu đột phá trong việc phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống, thu nhập của người nông dân. Tuy nhiên, thực tế thực hiện đang có nhiều vướng mắc, khiến một số địa phương ruộng bị hoang hóa, mùa vụ trôi qua trong khi nông dân không có thu nhập. Phóng sự dưới đây được ghi nhận tại xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội. Theo người dân phản ánh, sở dĩ có tình trạng như vậy là do chính quyền địa phương có nhiều tiêu cực trong DĐĐT khiến nông dân không có ruộng để sản xuất. Chủ trương DĐĐT được nhân dân rất đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, cách thực hiện của chính quyền nơi đây có nhiều "khuất tất” khiến người dân bất bình.

Số phát sóng ngày 18-6-2014, ở chuyên mục tin có phản ánh: Hà Nội còn hơn 3.000 ha chưa được DĐĐT. Chiều 17-6, Ban chỉ đạo Chương trình 02 thành ủy tổ chức hội nghị đánh giá và tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện DĐĐT trên địa bàn thành phố. Theo đó, từ tháng 5/2012 đến tháng 6/2014, toàn thành phố đã dồn điền đổi thửa được hơn 73.569ha đất, đạt 96,34% kế hoạch đề ra. Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã dồn điền đổi thửa đều được quy hoạch lại và đào đắp giao thông, thủy lợi theo tiêu chuẩn. Trước quy hoạch, mỗi hộ gia đình có 7 đến 15 ô, thửa thậm chí 27-39 ô, thửa như ở Sóc Sơn, Chương Mỹ. Sau khi đồn điền đổi thửa, đến nay mỗi hộ chỉ còn 1-2 ô, thửa, tạo thuận lợi cho người dân trong tổ chức sản xuất. TTuy nhiên, trên địa bàn thành phố vẫn còn 3.279,62ha chưa thực hiện xong dồn điền đổi thửa nằm rải rác trên địa bàn 49 xã thuộc 11 huyện.Trong đó, huyện Quốc Oai còn 800,16ha ở 6 xã, huyện Đông Anh còn 600,58ha ở 4 xã, huyện Ứng Hòa còn 533,9ha nằm ở 4 xã. Ngoài ra, một số địa phương đã hoàn thành cơ bản dồn điền đổi thửa nhưng vẫn còn vướng mắc, khiếu kiện vượt cấp, người dân chưa nhận ruộng, thậm chí bỏ ruộng hoang không sản xuất. Trong thời gian tới, thành phố sẽ ưu tiên kinh phí hỗ trợ trong việc DĐĐT, tạo điều kiện đẻ hoàn thành công tác.

DĐĐT không phải là 1 tiêu chí trong xây dựng NTM nhưng DĐĐT giúp tăng diện tích trên một thửa ruộng, tạo thuận lợi cho hộ canh tác, thực hiện Cơ giới hoá nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từng bước phân công lao động trong từng địa bàn, tạo việc làm, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Xác định được nhiệm vụ trọng tâm này, báo Hànộimới cũng như Đài PT-TH Hà Nội luôn đi sâu phản ánh những khó khăn ở thực tế cũng như kinh nghiệm của các địa phương trong thực hiện việc này để các địa phương học hỏi lẫn nhau và rút ra kinh nghiệm cho huyện mình, không lặp lại những sai phạm để hoàn thành các chỉ tiêu trong chương trình xây dựng NTM. Đồng thời, báo cũng đã thu thập và đưa ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý về khó khăn trong công tác DĐĐT để nhà nước thấy được những bất cập tại cơ sở, qua đó làm căn cứ điều chỉnh các chính sách cơ chế hỗ trợ cho hợp lý khi áp dụng vào thực tiễn của mỗi địa phương.

2.3.2. Phản ánh những khó khăn về nguồn vốn khi xây dựng NTM

Phát biểu trong buổi tọa đàm về xây dựng NTM, giữa Báo Hànộimới và Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy ngày 4-9-2014, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, hiện nay, khó khăn lớn nhất trong xây dựng NTM của các địa phương là nguồn vốn cho xây dựng NTM rất eo hẹp bởi việc đấu giá đất khó khăn. Ngoài nguyên nhân thị trường bất động sản đóng băng, quy trình đấu giá đất vẫn còn bộc lộ nhiều phức tạp và có những bất cập...

Vốn cho chương trình xây dựng NTM, luôn là vấn đề nan giải nhất của các địa phương, nếu như không có kinh phí thì không thể thực hiện được thành công tác tiêu chí về NTM. Để phản ánh về vấn đề thiếu vốn, báo Hànộimới có nhiều bài viết tuyên truyền về việc này, số báo ra ngày 12-7- 2013, có bài: Thị xã Sơn Tây, thiếu vốn nhiều công trình đắp chiếu, phản ánh về tình trạng một loạt các công trình đầu tư xây dựng NTM của xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây) do không có vốn, nên hầu hết các công trình đều dang

dở như công trình chợ Sơn Đông với diện tích gần 3.000m2, với số vốn 4,1 tỷ đồng và khởi công từ năm 2012 và đã thi công phần móng, nhưng đến nay phải dừng lại vì không có vốn để tiếp tục đầu tư. Công trình nhà đa năng của trường Tiểu học Sơn Đông đã xây xong phần tường nhưng cũng dừng lại vì chưa bố trí được vốn. Loạt bài về nguồn vốn xây dựng NTM, khơi thông bằng cách nào?, bài 1 ra ngày 8-7-2014, có bài: Chưa đạt chuẩn vì thiếu kinh phí, phản ánh về tình trạng 3 huyện của Hà Nội từ năm 2011 đến nă 2014 vẫn chưa có xã nào đạt chuẩn NTM, nguyên nhân chủ yếu là thiếu kinh phí. Xã Phùng Xá của huyện Mỹ Đức, xã Hồng Sơn, xã Sơn Đông (thị xã Sơn Đông), các địa phương này đều kêu khó vì khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cho chương trình xây dựng NTM chủ yếu là những tiêu chí khó đạt về cơ sở vật chất trường học, nhà văn hóa. Chẳng hạn như xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tâ), theo đề án NTM được phê duyệt, xã có 80 tỷ đồng lồng ghép, nhưng đến nay vẫn chưa được bố trí vốn, trong đó nguồn vốn của xã là 51 tỷ đồng, nhưng trông chờ vào nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng thời điểm này do bất động sản đang đi xuống, không đấu được, dẫn tới xã không có nguồn kinh phí để thực hiện các dự án theo đề án đã được phê duyệt.

Bài 2 ra ngày 9-7-2014, Liên kết doanh nghiệp và người dân, kinh phí đóng vai trò quan trọng để hoàn thành các tiêu chí NTM, do nguồn vốn đối ứng của thành phố còn hạn chế, chuyển về các địa phương chưa kịp tiến độ. Để giải quyết việc này, cần huy động nguồn vốn xã hội hóa, có sự chung tay góp sức của doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp với người dân lại với nhau chẳng hạn như Công ty xuất nhập khẩu Hà Anh (Đông Anh) cho nông dân vay vốn, trả chậm bằng phân bón, đây cũng là cách mà doanh nghiêp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân. Các địa phương cần phải tuyên truyền, huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn về hỗ trợ xây dựng NTM trong lúc kinh tế đang khó khăn là rất cần thiết. Số báo ra ngày 24-11-2014, có bài: Thiếu vốn cho xây dựng NTM: mắc ở đấu giá đất. Bài toán về vốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022