Các Thể Loại Báo Chí Sử Dụng Tuyên Truyền Về Bất Cập Trong Xây Dựng Ntm

Thông qua các cơ quan báo, đài, bản tin mà cơ quan nhà nước có thể nắm rõ hơn về tình hình xây dựng NTM ở các địa phương. Chẳng hạn như tại Hà Nội, thông qua các buổi giao bán báo chí, thành phố đã chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố tăng cường thời lượng phát hình, phát thanh tuyên truyền về kinh tế nông nghiệp, nông thôn, mở nhiều bài viết chuyên trang, chuyên mục như: “xây dựng NTM Hà Nội” của Báo Hànộimới; trên Đài PT-TH Hà Nội: “Kinh tế ngoại thành”, “Thông tin nông nghiệp” “Nông thôn thủ đô hội nhập và phát triển” “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển”. Báo Kinh tế&Đô thị đã đăng hàng ngàn tin, bài tuyên truyền trên trang “Nông nghiệp - Nông thôn”; Báo Tuổi trẻ Thủ đô từ năm 2009 đã mở chuyên trang “Tam nông”, mỗi tuần một trang... tuyên truyền, nêu gương những cá nhân, tập thể trong thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn Hà Nội thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Thành ủy, UBND Thành phố... Đặc biệt, luôn coi trọng tuyên truyền các giải pháp của Trung ương, thành phố về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đề cập những vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, gương xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, đề nghị với các cơ quan báo chí Trung ương đồng hành cùng các ngành, địa phương tuyên truyền tháo gỡ những vướng mắc của thành phố trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn, góp phần tạo chuyển biến về nhận thức của người dân, tạo nên diện mạo đời sống mới của người dân khu vực ngoại thành.

Nhìn chung, báo chí đã phản ánh được không khí chung tay xây dựng nông thôn, cung cấp cho độc giả một cái nhìn sinh động, toàn cảnh trên nhiều lĩnh vực, tại nhiều địa phương; phản ánh được không khí phấn khởi, vào cuộc với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, rộng rãi, thể hiện được quyết tâm của Đảng, nhà nước trong thực hiện một chương trình của Quốc gia, góp phần tạo nên những chuyển biến sâu sắc về nhận thức, khơi dậy tiềm năng, nỗ lực vượt qua khó khăn; cổ vũ mạnh mẽ các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội chung sức, đồng lòng trong công tác xây dựng NTM.

Để phát huy tốt hơn nữa công cụ tuyên truyền của Đảng, các cơ quan báo chí cần có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ với các Sở, ngành, địa phương. Đặc biệt, tiếp tục khai thác lợi thế của mình để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con nhân dân và các cấp, các ngành, kêu gọi con em đang công tác ở các vùng miền của đất nước và nước ngoài hướng về quê hương góp sức xây dựng nông thôn mới, bảo đảm đạt các mục tiêu "Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường" như Nghị quyết của Đảng đã đề ra (Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn). Dù ở hình thức tuyên truyền nào, nhưng các thông tin đều chứng tỏ báo chí luôn là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tuyên truyền về xây dựng NTM.

-Báo chí tuyên truyền Nghị quyết của Đảng, chính sách nhà nước về xây dựng NTM.

TS. Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương đã nêu: “Để truyền bá các quan điểm, tư tưởng của Nghị quyết, Đảng ta có nhiều kênh, mỗi kênh có vị trí quan trọng không thể thay thế được. Với báo chí vừa có thể truyền bá nhanh, truyền bá sâu, truyền bá đến từng đối tượng cụ thể”. [tr.39]

Phát huy lợi thế và sức mạnh của nền báo chí, thời gian qua báo chí đã thực sự là lực lượng không thể thiếu trong vấn đề tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về chương trình xây dựng NTM vào cuộc sống. Điều này thể hiện rất rõ thông qua việc bất cứ một nghị quyết, chính sách, chỉ thị nào của Đảng và Nhà nước ra đời đều được báo chí phản ánh kịp thời, chính xác rộng rãi tới người dân. Do đó, từ khi triển khai chương

trình xây dựng NTM đã trở thành một phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân, để họ cùng đóng góp sức người, sức của vào cùng với chính quyền các cấp. Không những thế mỗi địa phương có những cách tuyên truyền khác nhau trên phương tiện báo chí để những Nghị quyết của Đảng trở nên gần gũi với người dân, làm cho họ hiểu hơn về ý nghĩa của các chính sách này.

Mỗi một cơ quan báo chí cũng có những cách tuyên truyền khác nhau về xây dựng NTM. Chẳng hạn như: báo Hànộimới, Đài PT-TH Hà Nội, kinh tế đô thị...ra các chuyên trang về xây dựng NTM. Đài PT-TH Hà Nội, cũng làm các bản tin thời sự, phóng sự, chuyên đề về NTM ở các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. Khi có Nghị quyết nào mới ra đời, báo chí đều tuyên truyền và qua đó lấy ý kiến đóng góp vào Nghị quyết đó, qua đó phản ánh với lãnh đạo cấp trên để chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế.

Chính sách của Nhà nước phổ biến đến các tỉnh, thành phố đều có một mục đích chung là mang lại lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, do đặc thù mỗi địa phương sẽ có cách làm khác nhau để phù hợp, khi làm sẽ có những vấn đề phát sinh, nên phải cập nhập và trình các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, báo chí luôn là người tiên phong ở lĩnh vực này, giúp các cơ quan chuyên môn của địa phương phản ánh chân thực nhất về các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho người dân hiểu hơn và lãnh đạo cũng thấy rõ những bất cập nếu có khi phát sinh trong quá trình thực hiện nhằm sửa đổi sao cho phù hợp.

Báo chí tuyên truyền đường lối kinh tế, xóa đói giảm nghèo, những kinh nghiệm hay, những điển hình tiên tiến, nhân rộng các mô hình làm cho các chủ thể kinh tế, các thành phần kinh tế không ngừng phát triển. Báo chí cũng tham gia đấu tranh tích cực với các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội, đấu tranh tích cực, có hiệu quả. Vì vậy, dựa vào chức năng cũng như vai trò của mình, thời gian qua báo chí đã phản ánh các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình xây dựng NTM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Nhiều tin, bài, ảnh trên hệ thống báo chí Thủ đô đã phản ánh sinh động thành công trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn, việc thực hiện DĐĐT ở một số địa phương, hay các mô hình nông dân vượt khó làm giàu, góp phần xây dựng NTM. Đồng thời, các tin, bài khác cũng đã phản ánh sinh động phong trào tình nguyện hiến đất, cây trồng, công trình dân sinh để xây dựng NTM của người dân trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, có nhiều bài viết phản ánh, nêu rõ hiệu quả của việc thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, hay vấn đề khôi phục các làng nghề truyền thống để xây dựng NTM. Nhiều bài viết tập trung làm rõ sự nỗ lực của một số địa phương tiên phong, vượt qua khó khăn để phấn đấu về đích trong xây dựng NTM.

Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay - 6

Ngoài phản ánh không khí thi đua sôi nổi, những tín hiệu tích cực, những mô hình hay, bài học kinh nghiệm, báo chí Thủ đô cũng đã có nhiều bài viết chỉ rõ những khó khăn, hạn chế, tồn tại cần giải quyết trong xây dựng NTM tại các địa phương, từ đó nêu hướng giải quyết đối với các vấn đề. Chẳng hạn như những vướng mắc trong quá trình thực hiện một số tiêu chí cần đến nguồn vốn đầu tư lớn tại một số địa phương, hay một số xã chưa tích cực vào cuộc để xây dựng NTM. Nhận thức của một số cán bộ, người dân chưa hiểu đúng về chương trình xây dựng NTM, nên chưa tích cực tham gia…

Công tác tuyên truyền của báo chí thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn thành phố về chương trình xây dựng NTM. Trên cơ sở đó làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư nhà nước, khơi dậy sự tích cực chủ động, sáng tạo của cộng đồng dân cư, tạo động lực to lớn biến chương trình thành một phong trào ngày càng lan rộng. Điều đó thể hiện ở sự đồng tình, tích cực đóng góp công sức, tiền của, trí tuệ và tham gia thực hiện các nội dung xây dựng NTM của nhân dân.

Báo chí cũng đã kịp thời cập nhật, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM. Biểu dương kịp thời các địa phương triển khai thực hiện xây dựng NTM đảm bảo tính công khai, dân chủ, minh bạch và phát huy được vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng thôn, xóm, thực hiện đầy đủ phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”. Thông qua công tác tuyên truyền, những mô hình hiệu quả, những cách làm hay, các gương điển hình trong xây dựng NTM có điều kiện lan tỏa để các địa phương có thể áp dụng. Đồng thời, những bất cập trong triển khai cũng được chỉ rõ để các đơn vị, địa phương khác rút kinh nghiệm.

1.4. Các thể loại báo chí sử dụng tuyên truyền về bất cập trong xây dựng NTM

Theo từ điển Tiếng việt giải thích: Thể loại là hình thức sáng tác văn học, nghệ thuật, phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng nguôn ngữ…

Theo từ điển Bác khoa toàn thư Việt Nam thì thể loại báo chí là những tác phẩm báo chí có chung tính chất và các dấu hiệu đặc trưng về nội dung và hình thức thể hiện cơ bản, được phân chia dựa trên phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn từ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung, mang tính chính trị-tư tưởng nhất định.

“Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và tương đối ổn định các bài báo, được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung sự kiện, vấn đề, con người mang tính tư tương, thẩm mỹ và ý đồ nhất định của người thể hiện...” [PGS.TS Đinh Văn Hường: Các thể loại báo chí thông tấn. Nxb Giáo Dục Việt Nam. Hà Nội 2011. t.5, tr.8]

Tin:

Là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận, có mức độ một cách ngắn ngọn, chính

xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống, có ý nghĩa chính trị-xã hội nhất định. [PGS.TS Đinh Văn Hường: Các thể loại báo chí thông tấn. Nxb Giáo Dục Việt Nam. Hà Nội 2011. t.8, tr.17].

Bất cứ một tác phẩm báo chí nào, dù ngắn hay dài, đơn giản hay phức tạp đều có mục đích trả lời đúng, kịp thời những câu hỏi có liên quan đến sự kiện, sự việc, vấn đề, con người, tình huống, hoàn cảnh mà người viết muốn truyền đạt và người tiếp nhận (công chúng) muốn biết. Đó là câu hỏi “W” của tiếng anh. Có thể hình thành các câu hỏi trên bằng công thức 5W hoặc 5W+H

Bài phản ánh

Bài phản ánh có chức năng phản ánh cuộc sống hiện thực đời sống của xã hội, nhằm đánh động dư luận xã hội về vấn đề cần phản ánh; nó có thể biểu dương cuộc sống hiện thực của xã hội nhưng đồng thời nó cũng có thể phê phán một vấn đề nào đó của hiện thực xã hội.

Bài phản ánh thường đi sâu vào một vấn đề, có quan điểm của người viết nhằm dẫn dắt người đọc vào hiện thực. Về nội dung của bài phản ánh đảm bảo được yêu cầu về tính thời sự và yêu cầu về tính xác thực của những thông tin mà nó phản ánh. Đó là những sự việc, sự kiện, con người, hoàn cảnh, tình huống... vừa mới xảy ra, đang xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra; đồng thời phải phản ánh những sự thật một cách chính xác, có địa điểm, nhân chứng và thời gian, không gian cụ thể.

Về hình thức một bài phản ánh phài ngắn gọn, kết cấu gắn liền với sự thật, xuất phát từ sự thật, ngôn ngữ linh hoạt, sinh động, gắn với đời sống.

Dạng bài phản ánh trên báo có nhiều hình hài, nhiều dáng vẽ khác nhau. trong thực tế, chúng ta thường gặp các dạng bài phản ánh sau: bài phản ánh về sự kiện, sự việc; bài phản ánh quang cảnh, hiện trạng; bài phản ánh về tình huống, vấn đề; bài phản ánh người thật, việc thật…

Phóng sự:

Trong bách khoa toàn thư: Phóng sự một thể loại của ký, là trung gian giữa văn học và báo chí. Phóng sự khác với thông tấn ở chỗ nó không chỉ đưa

tin mà còn có nhiệm vụ dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, phán xét. Do đó, phóng sự nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật, nhưng nội dung tự sự thường không dựa vào một cốt truyện hoàn chỉnh.

Phóng sự là thể loại báo chí thông tin nhanh chóng trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình về một sự kiện nào đó mà phóng viên đã chứng kiến, can dự vào”. [G.V.Cudonhetxop, X.L. Xvich, A.La. Iuropxki: Báo chí truyền hình. Nxb Thông tin. Hà Nội 2004. tr.59].

Đặc trưng nổi bật của phóng sự là vừa có tính thông tin tin tức lại vừa có đặc điểm văn học, là tác phẩm dung hòa giữa tính thông tin thời sự và tính văn học, tin tức và văn học đều nằm ở trung gian.

Tính thời sự chỉ phóng sự có chức năng phản ánh nhanh chóng và kịp thời cuộc sống hiện thực, có tính hiệu quả trong thời gian có hạn và tính chính luận. Tác giả phóng sự thường là người tự mình đến hiện trường, trực tiếp quan sát lấy tin, sau khi nắm được tài liệu rồi mới sáng tác, sáu yếu tố của phóng sự đều phải đầy đủ là: thời gian, địa điểm, sự kiện, nhân vật, nguyên nhân, kết quả …. Những yếu tố này không những phong phú không khí thời đại mà còn nóng hổi cảm giác hiện trường khiến cho phóng sự, trong khi đạt được tính hiện thực cũng đạt được tính chân thực.

Phóng sự còn biểu hiện quan niệm thời gian rất mãnh liệt. Những vấn đề như con người mới, sự kiện mới, hiện tượng mới, các tầng vấn đề mới trong cuộc sống xã hội, nếu nung đúc thành tiểu thuyết, văn học kịch thì phải mất một khoảng thời gian tương đối dài, duy chỉ phóng sự mới có thể làm được nhanh chóng kịp thời.

Tính chính luận là chỉ phóng sự có khuynh hướng chính trị tương đối rõ ràng, có sắc thái tình cảm, có sự phán đoán giá trị xã hội với những yêu ghét phân minh.

Tính chân thực là đặc trưng nổi bật nhất của phóng sự. Tính chân thực của phóng sự là chỉ những nhân vật, sự kiện, hiện tượng, vấn đề do tác phẩm viết

ra đều có thực, chân thực; tác giả nghiêm khắc dựa theo bản thân sự thật cuộc sống để viết ra, không hư cấu, không giả thiết, không bịa đặt. Nếu như thiếu sự chân thực của hiện thực, phóng sự sẽ không còn là phóng sự nữa. Sinh mệnh của phóng sự nằm ở tính chân thực.

Phỏng vấn:

“Phỏng vấn báo chí là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm người về vấn đề mà xã hội quan tâm, có ý nghĩa chính trị, xã hội nhất định, được đăng, được phát trên các phương tiện thông tin đại chúng” [PGS.TS Đinh Văn Hường: Các thể loại báo chí thông tấn. Nxb Giáo Dục Việt Nam. Hà Nội 2011. t.21, tr.44].

Phỏng vấn là một cuộc hỏi-đáp giữa người này với người khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp về một vấn đề, sự kiện nào đó mà xã hội quan tâm. Một trong những điểm khó nhất khi làm phỏng vấn là đặt câu hỏi

Thông tin trong bài phỏng vấn để cung cấp cho công chúng không phải do nhà báo cung cấp mà do đối tác người được phỏng vấn cung cấp, nhà báo đóng vai trò gợi mở, dẫn dắt, môi giới trung gian giữa tòa soạn và người được phỏng vấn với công chúng.

Phỏng vấn không chỉ là phương pháp thu thập thông tin mà còn trở thành cuộc khảo sát tri thức, chính kiến, thái độ, quan điểm, tình cảm…của hai bên nhà báo và đối tác.

Tiểu kết chương 1.

Thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất nước và từng bước nâng cao đời sống cho người dân, với Nghị quyết 26 về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến những chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành để áp dụng xuống cơ sở nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Điểm nổi bật nhất của phát triển nông nghiệp, chính là từ khi có Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đây thực sự là bước ngoặt lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022