Những Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Hai Cơ Quan Báo Chí.

đổi hoàn toàn diện mạo vùng nông thôn, nâng cao đời sống người dân, rút dần khoảng cách giữa nông thôn và đô thị, để người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.

Báo chí với chức năng và vai trò của mình trong việc định hướng dư luận, giám sát, phản biện xã hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bất cập trong xây dựng NTM. Để chương trình xây dựng NTM thành công như hiện nay ngoài các vấn đề về chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước phải có sự đóng góp tích cực của công tác tuyên truyền, các cơ quan thông tin báo chí là lực lượng xunh kích, đi đầu trong việc này. Và được thể hiện rõ trong các bài trên ấn phẩm báo chí từ Trung ương xuống địa phương, phản ánh đa chiều, sâu rộng về cách làm xây dựng NTM ở mỗi địa phương, tạo ra không khí phấn khởi trong nhân dân cũng như những tiêu chí còn bất cập để các cơ quan biết và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

Chương 2

THỰC TRẠNG BÁO CHÍ HÀ NỘI VỀ NHỮNG BẤT CẬP XÂY DỰNG NTM Ở THỦ ĐÔ

2.1. Khái quát về báo Hànộimới, Đài PT-TH Hà Nội

2.1.1. Báo Hànộimới

Đối với báo Hànộimới: Báo Hànộimới là cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô; xuấy bản số đầu tiên ngày 24 tháng 10 năm 1957. Sau khi hợp nhất với Báo Hà Tây từ ngày 1-8-2008, tổng số cán bộ, phóng viên, nhân viên của Báo Hànộimới khoảng 200 người; 80% cán bộ, phóng viên có trình độ đại học chuyên ngành báo chí. Hiện nay, báo Hà nội mới đang phát hành rộng rãi 4 ấn phẩm:

Ấn phẩm báo Hànộimới hàng ngày xuất bản, khổ 42/58, phát hành từ thứ 2 đến chủ nhật với số lượng 30.000 bản/ngày

Ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần, 16 trang, khổ 29x42, phát hành 4 kỳ/tháng với số lượng 12.000 bản/kỳ

Ấn phẩm Hànộimới Cuối tháng, 60 trang, khổ 20x28, phát hành 2 kỳ/tháng với số lượng 12.000 bản/kỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Hànộimới điện tử (HNMO; địa chỉ: www.hanoimoi.com.vn) ra đời từ năm 2004 hiện là một trong những Website có lượng bạn độc truy cập khá lớn và ngày càng tăng.

Thưc

Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay - 7

hiên

chủ trương và kế hoac̣ h của Thành uỷ và Thành phố Hà Nội,

Báo Hànộimới đã tổ chứ c tốt viêc

tuyên truyền trên báo về nôi

dung kết quả

tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khoá X ) và Chương trình 02-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên các ấn phẩm Báo Hà nội mới, gồm Hà nội

mới hằng ngày, Hànộimới điện tử, Hànộimới cuối tuần và Hà Nội ngày nay.

Từ khi có chương trình xây dựng NTM của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, báo Hànộimới đã tập trung tuyên truyền sâu đậm về những

thuận lợi và khó khăn của chương trình xây dựng NTM. Trong một tuần, Báo Hànộimới xây dựng 3 trang tuyên truyền, chủ đề xoay quanh các vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và kinh tế - xã hội ngoại thành Hà Nội nói chung; tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt ở khu vực nông thôn... Ngoài các trang tuyên tuyền theo chuyên đề , theo sự kiện trên tất cả các số báo , Báo Hànộimới phối hợp chăṭ chẽ với Ban Chỉ đạo chương trình 02-CTr/TU về “Phát tr iển

nông nghiêp

, xây dưn

g nông thôn mới , từ ng bước nâng cao đời sống nông

dân” trưc

tiếp với thường trực Ban chỉ đao

là Sở NN &PTNT Hà Nội , Chi

cục Phát triển nông thôn Hà Nội mở các buổi tọa đàm tháo gỡ khó khăn trong xây dựng NTM.

Trong năm 2013, 2014 và năm 2015, tính trung bình , mỗi năm trên

trang chuyên đề nôi

dung xây dựng NTM Hà Nôi

của Hànôị mới thời sự hằng

ngày, các phóng viên của Báo Hànộimới đã thưc

hiên

khoảng 300 bài viết ,

350 tin và hàng trăm bức ảnh về chủ đề nộ i dung tuyên truyền Chương trình 02-CTr/TU của Thành uỷ . Nội dung các bài viết tập trung tuyên truyền hiệu quả về chương trình xây dựng nông thôn mới, đề xuất, phản ánh những vướng mắc về cơ chế, chính sách với cấp trên để sửa đổi, bổ sung phù hợp...

2.1.2. Đài PT-TH Hà Nội

Chương trình truyền thanh đầu tiên của Đài phát đi từ trạm truyền thanh Thủy Tạ - Hà Nội, vào ngày 14/10/1954 đã đặt nền móng cho sự phát triển của Đài phát thanh - truyền hình Hà Nội hôm nay. Và ngày 14/10 được lấy làm ngày truyền thống: Ngày thành lập Đài.

Tháng 10/1977, đúng dịp kỉ niệm lần thứ 23 Ngày Giải phóng Thủ đô và Ngày thành lập Đài, chương trình của Đài Hà Nội bắt đầu được phát trên sóng AM 570 KHz (qua Đài Phát sóng quốc gia Mễ Trì). Từ đây, tiếng nói của Đài Hà Nội không chỉ có ở Hà Nội, mà đã được phủ sóng phát thanh tới các tỉnh ở miền Bắc và một phần miền Trung nước ta.

14 giờ ngày 1/1/1979, trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên ra mắt khán giả Thủ đô với hình hiệu mới, nhạc hiệu là bài hát “Người Hà Nội” quen thuộc. Xuất hiện trên màn ảnh nhỏ là phát thanh viên Kim Tiến hiện hình trang trọng: “Chương trình truyền hình Hà Nội xin kính chào các bạn!”. Chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên ra mắt khán giả Thủ đô đã mang tới niềm hứng khởi, niềm tin vào sự khởi đầu và phát triển của Truyền hình Hà Nội.

Ngày 25/8/1989, UBND Thành phố ra quyết định đổi tên Đài Phát thanh Hà Nội thành Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, chính thức ghi nhận Đài là tờ báo nói và báo hình của thành phố.

Trong suốt chặng đường hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Đài Phát thanh -Truyền hình Hà Nội luôn khẳng định thương hiệu của mình trong hệ thống truyền thông của đất nước, trở thành một kênh thông tin quan trọng của Đảng, Nhà nước và một món ăn tinh thần vô cùng quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước.

Đến nay, Đài PT-TH Hà Nội đã phát triển trở thành một tổ hợp truyền thông lớn của Thủ đô và cả nước, bao gồm: các kênh truyền hình, các kênh phát thanh, hệ thống truyền hình cáp, báo điện tử, tạp chí truyền hình. Vùng phủ sóng của Đài đã được mở rộng khắp khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Trung du.

Ngoài tuyên truyền những vấn đề nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của thành phố, từ khi có chương trình xây dựng NTM của thành phố, Đài PT-TH Hà Nội cũng đã tập trung tuyên truyền vấn đề này trên các chương trình mở chuyên mục “nông nghiệp và nông thôn” và ra chuyên đề “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” với thời lượng 20 phút/chuyên đề, phát sóng vào 12h50 phút ngày chủ nhật hàng tuần, phát trên kênh 2. Ngoài các tin, phóng sự phát sóng ở chương trình “nông nghiệp và nông thôn”, “kinh tế ngoại thành” chỉ tính riêng chuyên đề “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” mỗi năm, Đài PT-TH Hà Nội đã phát khoảng 30 chuyên đề và trên 100 tin viết về NTM ở các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Để có kết quả này, trong quá trình triển khai, Báo Hànộimới, Đài PT- TH Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ, thông suốt với các thành viên BCĐ Chương trình 02 từ TP đến các huyện, thị xã và các xã; Sở NN&PTNT và các huyện, thị xã. Từ đó, nhiều thông tin báo chí có tính phản ánh, bình luận, phân tích vấn đề, là kênh thông tin giúp BCĐ của thành phố tham khảo, nắm bắt vấn đề

phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành làm tốt công tác phong trà o Xây dưng

NTM taị các xã điểm thêm hiêu quả.

2.1.2. Những điểm giống và khác nhau giữa hai cơ quan báo chí.

* Điểm giống nhau:

Đây là 2 cơ quan báo chí của Thành ủy và UBND thành phố nên cùng chung một mục đích tuyên truyền về những kết quả, thuận lợi khó khăn trong chương trình xây dựng NTM của Thủ đô. Đây là 2 cơ quan báo chí có số lượng độc giả lớn trên địa bàn Thủ đô. Cả nội dung và hình thức 2 cơ quan báo đều cải tiến theo hướng báo chí hiện đại, dung lượng chữ mỗi tác phẩm ngày càng giảm để thuận lợi cho độc giả.

Cả 2 cơ quan báo đều thực hiện nghiệm vụ tuyên truyền đưa nghị quyết của Đang,r chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và có đối tượng bạn độc rộng rãi trên địa bàn Thủ đô và một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Báo hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính nhưng luồn giữ đúng định hướng tuyên truyền và được cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý báo chí đánh giá là những tờ báo bám sát nhiệm vụ, vai trò của mình và luôn giữ đúng lập trường trong cách tuyên truyền, không để sai sót quá lớn trong các bài báo đăng.

*Điểm khác nhau:

Mỗi cơ quan báo chí đều có cách thể hiện khác nhau, thời điểm từ năm 2010 đến năm 2013, báo Hànộimới ra chuyên trang 1 tháng 4 trang, trong đó bao gồm 1 bài chính, 2 bài phụ và 5-6 tin. Tuy nhiên, từ năm 2013 do kinh phí hạn chế, thành phố chỉ hỗ trợ cho bên báo HNM mới 2 tháng/1 tháng. Báo HNM cũng đã đổi mới cách làm, ngoài bài chính, 2 bài phụ đã có thêm chuyên mục về những địa phương làm tốt.

Đối với Đài PT-TH Hà Nội đây là thể loại báo hình, nên có cách thể hiện hoàn toàn khác so với báo viết, ngoài sử dụng ngôn ngữ, các tin, phóng sự trên đài còn kèm theo lời bình, hình ảnh, tiếng động. Từ năm 2013 đến nay Đài PT-TH Hà Nội ra mắt thêm chuyên đề tuyên truyền riêng về NTM của Hà Nội là “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” Nội dung tuyên truyền của Đài cũng thay đổi dần để làm cho các bản tin cũng như phóng sự trở nên phong phú và đỡ nhàm chán hơn, trong đó ngoài bài phóng sự chính có 2-3 tin đi kèm trong chuyên đề khi phát tới độc giả.

2.2. Báo chí Hà Nội về những thành tựu bước đầu xây dựng NTM ở Thủ đô

Xác định nhiệm vụ quan trọng của chương trình xây dựng NTM, Thành ủy Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của NTM. Điều này được khẳng định qua một loạt các tác phẩm đăng trên hệ thống báo chí Hà Nội.

Tuyên truyền về kết quả đạt được trong xây dựng NTM là một trong những nội dung chính, phản ánh xuyết suốt của 2 cơ quan báo là Hànộimới và Đài PT-TH Hà Nội, được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau với trục trung tâm là thành tựu của chương trình xây dựng NTM. Từ những cách làm hay, những chính sách đúng đắn của Thành ủy khi áp dụng vào thực tế, cách tuyên truyền của mỗi địa phương khác nhau để trở thành một phong trào sâu rộng trong toàn thành phố. Qua hàng loạt các tác phẩm, báo Hànộimới, Đài PT-TH Hà Nội đã truyền tải cho người đọc một bức tranh sinh động về công cuộc xây dựng NTM của Thủ đô, từ nhiều địa phương đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, đường làng ngõ xóm trật trội đến đời sống của họ không ngừng được nâng cao nhờ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi đến người dân tự nguyện hiến đất, đập tường để mở rộng các tuyến đường.

Tuyên truyền về thành tựu xây dựng NTM, báo Hànộimới đã phản ánh khá toàn diện theo cả bề rộng và chiều sâu như: bài Din mạo mới đang hình thành (đăng ngày 18-1-2013) hoặc bài Khi nhà nước và nhân dân

cùng làm (đăng ngày 18-1-2013), bước đầu phản ánh những kết quả bước đầu của Chương trình xây dựng NTM, tạo ra một bức tranh tổng thể về khu vực nông thôn. Đồng thời khẳng định, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với chương trình xây dựng NTM có nhiều khởi sắc và hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với lòng dân.

Ngày 22-7-2013, Đài PT-TH Hà Nội có phóng sự: Mỹ Đức tích cực xây dựng NTM. Sau 2 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về "phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới", huyện Mỹ Đức đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Trong năm 2013, huyện Mỹ Đức tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để tạo sự thống nhất trong hành động và sự đồng thuận trong xã hội. Huyện đã chỉ đạo mở 160 lớp học cho đội ngũ, cán bộ đảng viên với

46.565 lượt người tham dự; mở 2 hội nghị báo cáo cho 268 báo cáo viên cơ sở, phát hành 1.500 cuốn tài liệu tìm hiểu về xây dựng NTM do Ban Tuyên giáo Thành ủy biên soạn; phát hành 600 chương trình với 1839 tin bài trên hệ thống Đài truyền thanh huyện, Đài PT-TH Hà Nội phát 21 phóng sự về phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Tính đến hết tháng 6 năm 2013, cả 21/21 xã trong huyện đã phê duyệt xong quy hoạch, 100% số xã đã được phê duyệt Đề án. Hiện trên địa bàn huyện có 2/21 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí, 3/21 xã đạt và cơ bản đạt 10 đến 13 tiêu chí.

Về vấn đề tuyên truyền những địa phương làm tốt trong chương trình xây dựng NTM, báo Hànộimới cũng đã có nhiều bài viết để động viên, khích lệ tinh thần cho các huyện, thị xã. Bài kinh nghiệm làm đường siêu rẻ ở Đan Phượng (ngày đăng 31-5-2013). Bài viết đã tập trung nêu lên những cách làm hay của huyện Đan Phượng, từ việc huy động sức dân, từ việc hỗ trợ của thành phố về vật liệu, xây dựng, người dân hô hào nhau mỗi nhà đóng góp sức, người của vào thực hiện xây dựng đường làng ngõ, xóm. Ngoài phần đóng góp theo khẩu của mỗi gia đình, những gia đình nào khá giả sẽ đóng góp thêm, hộ nào

không có tiền, đóng góp bằng ngày công lao động. Toàn bộ người dân đứng lên làm chủ đầu tư xây dựng con đường của mình, nên đường không chỉ to đẹp mà còn khang trang và mất rất ít tiền so với các công trình khác. Nhờ vào phong trào huy động sức dân, nên Đan Phượng đã trở thành huyện đầu tiên của thành phố về xây dựng NTM. bài Mê Linh thành công nhờ vào sức dân (ngày đăng 19- 7-2013), bài viết tập trung nêu lên những cách làm của huyện Mê Linh, trong đó chính quyền địa phương dựa vào sức dân là chính từ việc bàn bạc, công khai, dân chủ mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM. Người dân được làm chủ, nên họ rất tích cực với việc xây dựng, kiến thiết hạ tầng nông thôn. bài huyện Thường Tín huy động mọi nguồn lực cho NTM (đăng ngày 3-1-2014), chương trình xây dựng NTM ngoài phần hỗ trợ của nhà nước thì vốn phần lớn là huy động sức dân và xã hội hóa. Do đó, huyện Thường Tín đã có nhiều cách làm trong việc huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp vì trên địa bàn huyện có nhiều làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên dựa vào lợi thế này, huyện đã tuyên truyền, vận động nhân dân và doanh nghiệp cùng chung tay xây dựng NTM.

Đài PT-TH Hà Nội, ngày 10-5-2014, phát sóng trên chuyên đề “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” có bài: “Đông Anh phát huy sức mạnh trong xây dựng NTM”. Từ năm 2010 đến nay, Đông Anh đã đầu tư gần 400 dự án với tổng kinh phí trên 1.000 tỷ đồng phục vụ nâng cấp hạ tầng giao thông. Chủ tịch UBND xã Cổ Loa Nguyễn Quốc Trung cho biết, sau khi phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM” được phát động, xã đã tích cực vận động bà con hiến đất, đóng góp ngày công lao động, ủng hộ vật chất để làm đường giao thông. Toàn xã có 118 hộ gia đình hiến trên 978m2 đất thổ cư và 3.240m2 đất nông nghiệp, đóng góp 17.198 ngày công và ủng hộ trên 7 tỷ đồng phục vụ công tác xây dựng NTM…

Ngày 6-11-2014, Đài PT-TH Hà Nội có phóng sự: “Kinh nghiệm xây dựng NTM tại Đa Tốn-Gia Lâm”. Phóng sự phản ánh về việc sau 4 năm

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí