Chính Sách Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi, Nâng Cao Đời Sống Cho Người Dân.

tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; chính trị, xã hội được giữ vững ổn định. Đặc biệt công tác DĐĐT là một việc lớn, khó khăn phức tạp, nhưng đã thành công.

Sau DĐĐT nhiều cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao đã hình thành ở hầu hết các huyện có quy hoạch sản xuất lúa. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao ra đời, như: Mô hình hoa ở một số xã thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh; mô hình cây ăn quả ở một số xã thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh; mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở Sơn Tây, Ba Vì, Ứng Hòa, Chương

Mỹ, Thanh Oai, Đan Phượng, Quốc Oai với giá trị 0,5-1,5 tỷ/ha/năm, thậm chí đạt gần 2 tỷ/ha/năm 3

1.2.3. Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao đời sống cho người dân.

Thực hiện Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND về khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020, trong thời gian qua, thành phố đã phê duyệt và giao cho Sở NN&PTNT thực hiện 3 chương trình và 4 đề án phát triển nông nghiệp. Đến nay các chương trình, đề án đã và đang mang lại hiệu quả to lớn cho người dân, bước đầu hình thành những vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích canh tác đạt 231 triệu đồng/ha, tăng gấp 2-3 lần so với năm 2008; giá trị ngành nông nghiệp tăng bình quân 2,4% năm.

Khu vực nông thôn được chú trọng đầu tư, các chương trình của Thành ủy về phát triển kinh tế - xã hội ngoại thành được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Thành phố đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ


3. Báo cáo sơ kết 5 năm của Ban chỉ đạo Chương trình 02 Thành ủy Hà Nội về xây dựng NTM

phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhiều dự án đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho nông dân được triển khai thực hiện.

Do tích cực trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vât nuôi, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, cùng với chính sách hỗ trợ của Trung ương và thành phố, đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Ngoài Quyết định 16, Nghị quyết 04 về hỗ trợ người dân trong sản xuất nông nghiệp, vừa qua thành phố đã ban hành Nghị quyết 03 hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao. Đây thực sự là “cánh cửa” mở ra cho những hộ nông dân muốn làm giàu từ nông nghiệp, thực hiện mục đích cuối cùng của chương trình xây dựng NTM là nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân. Sau hơn 5 năm, đến nay, số hộ nghèo toàn thành phố còn 34.409 hộ,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

giảm 81.648 hộ so với năm 2011 (116.057 hộ), tỷ lệ hộ nghèo còn 1,91%, giảm 5,61% so với năm 2011. Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 14 triệu đồng năm 2011 lên 31 triệu đồng năm 2015. Nông thôn không còn nhà dột nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang...Đến năm 2015 toàn thành phố có 201/386 xã đạt chuẩn NTM.

1.3.Vai trò của báo chí tuyên truyền về xây dựng NTM

Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay - 4

1.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí.

C.Mác cũng như Ph.Ăngghen đều xem trọng vai trò của báo chí, các bài báo của hai ông đều đòi hỏi và đấu tranh cho quyền sống của những người nghèo khổ, chống áp bức chuyên chế, chống quan niệm thực dụng với các hoạt động tinh thần trong xã hội, chạy đua theo lợi nhuận và phải góp phần nói lên nguyện vọng của nhân dân. Báo chí là chuyện thời sự, thời sự của năm tháng, của ngày giờ nên quan trọng nhất là tờ báo hàng

ngày. Báo hàng ngày là diện mạo chính của báo chí. Nó đối diện với thời cuộc, xem xét, đánh giá và phản ánh kịp thời dòng thời sự trên báo.

Báo hàng ngày là tờ báo chính trị, xã hội, quan tâm trước hết đến những vấn đề chính trị của đất nước, của thời sự quốc tế trong phạm vi một ngày, nửa ngày hoặc ít hơn nữa. Báo hàng ngày có tính tổng hợp đòi hỏi lực lượng dự trữ cao, ngân hàng thông tin báo chí, đội ngũ phóng viên, phương tiện kỹ thuật cao để hàng nghề và bộ óc tỉnh táo để đọc những sự kiện diễn ra hàng ngày C.Mác Ph.Ăngghen với báo chí. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2010. tr.38

Kế thừa vai trò to lớn về báo chí của C.Mác và Ph.Ăngghen, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấy vai trò của báo chí trong đời sống xã hội nói chung và trong đấu tranh cách mạng nói riêng. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Người đã học viết từng dòng tin, từng bài báo in trên các tờ bảo của Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản Pháp, đã sáng lập tờ Le Paria và làm luôn chủ bút kiêm một loạt các công việc của toà soạn. Sau này, Người còn sáng lập ra nhiều tờ báo cách mạng trong các thời kỳ cách mạng Việt Nam. Người là lãnh tụ cách mạng, là người sáng lập ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, đồng thời là một nhà báo mẫu mực. Người viết báo, viết văn để làm cách mạng, để đấu tranh tố cáo, lên án đánh đuổi thực dân, phong kiến, để tập hợp, để đoàn kết và tổ chức quần chúng nhân dân đứng lên giành độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Sách này chỉ ước ao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”[Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t2, tr.262]

Trong hệ thống các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cơ sở để đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí được thể hiện một cách hết sức giản dị mà sâu sắc, dễ hiểu mà thâm thuý. Suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiều hoạt động, nhiều công việc, nhưng Người đặc biệt quan tâm lãnh đạo lĩnh vực báo chí để báo chí

phát huy được vai trò to lớn của mình, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ sở để đánh giá vai trò của báo chí vẫn là mục tiêu, hiệu quả, nội dung, hình thức có phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp của Đảng, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân hay không? Phục vụ như thế nào và hiệu quả đến đâu? Đảng ta “là đạo đức, là văn minh” [Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, t.6, tr.312].

Trong nhiều bài viết, bài nói của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở báo chí phải đấu tranh phê bình, tự phê bình công khai trên báo chí phải đấu tranh phê bình, tự phê bình công khai trên báo chí nhằm giúp cán bộ và nhân dân không ngừng tiến bộ. Người coi “tự phê bình và phê bình” là một phương thuốc chữa bệnh hết sức quan trọng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì báo chí mang chức năng đấu tranh tự phê bình, phê bình sâu sắc. Có như vậy, báo chí mới phát huy được vai trò cũng như chức năng của mình trong việc định hướng thông tin, dư luận xã hội và mang tính giám sát, phản biện xã hội sâu sắc.

Báo chí không ngoài mục đích phục vụ nhân dân vì vậy Người đã từng nói: “Báo chí của ta thì phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hoà bình thế giới” [Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2000. t.9, tr.414]. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: báo chí của ta phải viết cho ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân lao động, không nên viết dài dòng, khó hiểu “tràng giang, đại hải”, “dây cà ra dây muống” [Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2000. t.6, tr.78; t.10, tr.614, 615]…Có nghĩa là, để phát huy được vai trò, hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ của mình thì việc trả lời các câu hỏi “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?” [Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2000. t.10, tr.614, 615].

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò của to lớn của báo chí đối với xã hội. Quan niệm của Người về vai trò của báo chí trong xã hội rất rõ ràng. Giai đoạn 1920-1930, Người đã sử dụng báo chí như một loại công cụ sắc bén để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyên truyền cách mạng, thức tỉnh dân chúng. Đông đảo quần chúng nhờ đó dần dần hiểu rõ được nguyên nhân mất nước, chịu cảnh nô lệ khốn khổ. Qua báo chí cách mạng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tập hợp những người yêu nước nhiệt thành, huấn luyện họ và tổ chức, đoàn kết với đông đảo quần chúng yêu nước, tạo nên sức mạng to lớn của những người yêu nước xung quanh giai cấp công nhân và những người lãnh đạo. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - năm 1930, báo chí cách mạng tuy bị kẻ thù đàn áp, cấm đoán nhưng vẫn vừa bí mật, vừa công khai phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng ngày một sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng, thức tỉnh, giác ngộ họ, dẫn dắt họ đứng lên làm cách mạng. Muôn người như một dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử, lập ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, báo chí tiếp tục phát huy truyền thống của mình, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, kêu gọi, động viên và tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt và chống giặc ngoại xâm. Nhờ báo chí của cách mạng, quần chúng nhân dân hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, của Chính phủ và Hồ Chủ tịch, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái đoàn kết, thi đua kháng chiến kiến quốc, chống mọi âm mưu thâm độc của kẻ địch.

Đối với bạn bè năm châu, báo chí đã giúp cho nhân dân thế giới hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta, đứng về phía nhân dân ta, ủng hộ nhân

dân ta đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Theo quan điểm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thì “Báo chí cộng sản chủ nghĩa có nhiệm vụ làm cho các chiến sĩ của chúng ta hiểu rõ vấn đề thuộc địa, làm thức tỉnh sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng lao động ở các nước thuộc địa, tranh thủ học tham gia sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản” [Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2000. t.1, tr.278].

Khi viết truyền đơn cổ động mua báo Người cùng khổ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của tờ báo: “Tờ báo này là tờ báo của bạn, giúp bạn thoát khỏi cảnh nô lệ và sẽ phát hành rộng rãi trong tất cả các thuộc địa, nhằm dắt dẫn mọi người bị bóc lột thuộc mọi màu da đoàn kết lại dưới lá cờ đỏ búa liềm để trong một phong trào cách mạng quốc tế rộng lớn quét sạch mọi kẻ bóc lột mà chúng ta là những người cùng khổ” [Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2000. t.1, tr.461].

Trong đấu tranh cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng cuộc sống hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì báo chí có vai trò vô cùng to lớn, là công cụ của Đảng, của Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí với tính chất xã hội rộng rãi, sâu sắc của mình được sử dụng để tuyên truyền, cổ động, để đoàn kết cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đồng tâm hiệp lực vì sự nghiệp chung. Chính báo chí đã góp phần quan trọng trong việc làm cho xã hội chúng ta đoàn kết, nhất trí, thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh vật chất to lớn trong kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Báo chí của ta có một địa vị quan trọng trong dư luận thế giới. Địch rất chú ý, bạn rất quan tâm đến báo chí ta. Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết” [Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2000. t.10, tr.615].

Phát huy và kế thừa những tư tưởng đúng đắn về vai trò báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nâng

cao vai trò quản lý của báo chí. Báo chí hiện đại phát triển trong tình hình cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng trên thế giới ngày càng tinh vi, phức tạp. Các thế lực chính trị trên thế giới ngày càng sử dụng báo chí, truyền thông, nhất là mạng xã hội như một công cụ thể hiện quyền lưc và ảnh hưởng chính trị không thể thiếu được. Báo chí, truyền thông hiện đại phát triển trong những điều kiện hết sức thuận lợi nhưng cũng lắm nguy cơ, thách thức. Vì vậy, ở hoàn cảnh nào báo chí cũng có vai trò to lớn trong việc định hướng thông tin dư luận.

Báo chí có chức năng, vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội. Đó là các chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng khái sang - giải trí, chức năng tổ chức - quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức năng kinh tế - dịch vụ.

Vai trò của báo chí không chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những sự kiện thời sự trong đời sống (khác với việc phản ánh của văn học là qua hình tượng nghệ thuật được hư cấu), mà còn ở việc định hướng thông tin tới công chúng. Điều này, ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt nhận thức đối với người làm báo, khi mà thông tin trên mạng xã hội ngày càng bùng nổ khó kiểm soát, cạnh tranh khốc liệt với thông tin chính thống trên báo chí. Định hướng thông tin là nhu cầu khách quan.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn các nhà báo: “Làm báo là làm chính trị. Chính trị phải đúng”. Báo chí là chủ thể phản ánh đời sống xã hội, khơi nguồn, tạo ra dư luận xã hội và do đó, có vai trò không thể thay thế trong định hướng dư luận xã hội. Đó là sự tập trung nỗ lực nhận thức xã hội vào việc nhận thức một vấn đề hoặc thực hiện một hoạt động xã hội nào đó.

Báo chí định hướng thông tin là định hướng dư luận xã hội bằng thông tin và định hướng việc tiếp nhận thông tin cho công chúng. Đây là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội của người làm báo. Hằng ngày, công

chúng tiếp nhận khối lượng thông tin tràn ngập từ nhiều nguồn và có cả thông tin không được kiểm chứng. Mặt khác cũng có những bộ phận công chúng “đói thông tin”, cần được cung cấp thông tin một cách có định hướng.

Định hướng thông tin là nhu cầu khách quan từ các cấp lãnh đạo, quản lý xã hội và cả từ phía công chúng. Đối với các cấp lãnh đạo, quản lý xã hội, định hướng thông tin là quá trình cung cấp thông tin, giải thích, bình luận, hướng dẫn nhận thức của công chúng, thống nhất nhận thức nhằm đi đến thống nhất hành động chung của cộng đồng. Đối với công chúng, mỗi khi có thông tin không rõ ràng hoặc ý kiến trái chiều trong dư luận, công chúng càng cần được biết định hướng theo quan điểm của Đảng, để thống nhất nhận thức làm cơ sở cho thống nhất ý chí và hành động.

1.3.2. Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội

Có thể nói, một trong những vai trò quan trọng cơ bản, hàng đầu của báo chí là định hướng dư luận xã hội. Tất nhiên, vai trò này cần đặt trong tổng thể các vai trò thông tin - phản ánh, điều hòa dư luận xã hội.

Định hướng là hoạt động có ý thức của con người trong nhận thức, thái độ và hành vi; và muốn nhận thức, thái độ và hành vi của mình đạt được hiệu quả, nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của mỗi con người và cộng đồng cần sự định hướng tập trung - tập trung nỗ lực nhận thức và nguồn lực vào việc nhận thức hoặc thực hiện một việc, hoạt động hay vấn đề nào đó. Trên phạm vi cộng đồng và xã hội, muốn tập trung nguồn sức mạnh - cả về nguồn lực tinh thần và vật chất, vào việc giải quyết vấn đề gì đó, cần phải có định hướng huy động, tổ chức nguồn lực - cả về tinh thần và vật chất, thì mới đạt được hiệu quả cao.

Trên bình diện cộng đồng xã hội, việc xác định phương hướng nhận thức và hành động cần có ít nhất hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là bản thân điều kiện và năng lực nhận thức của cộng đồng - về nhu cầu cần hướng tới, về khả năng có thể đạt được và các điều kiện bảo đảm thực hiện thành công,... Mặt khác, khả năng tự định hướng của cá nhân chỉ có thể được bảo đảm, hoặc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022