Đối Với Nội Dung Trình Bày Trên Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất



phối

Ghi nhận lợi ích của Tổng Công ty trong cổ phiếu quỹ của công ty LK, LD (ghi bút toán âm)

Nợ Góp vốn liên doanh

Nợ Đầu tư vào công ty liên kết Có Cổ phiếu quỹ

Không điều chỉnh

Loại trừ lãi năm 2010 được tạm chia trong năm 2010 từ các công ty LK, LD

Nợ Doanh thu hoạt động tài chính: 145,596,105,862

Có Góp vốn liên doanh: 111,360,982,000

Có Đầu tư vào công ty LK: 34,235,123,862

Ghi nhận khoản lãi năm 2010 được tạm chia trong năm 2010 từ các công ty LK, LD

Nợ Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh: 145,596,105,862

Có Góp vốn liên doanh: 111,360,982,000

Có Đầu tư vào công ty LK:

34,235,123,862

Ghi nhận bất lợi thương mại

Nợ Đầu tư vào công ty LK: 318,480,000 Có Thu nhập khác: 318,480,000

Ghi nhận bất lợi thương mại

Nợ Đầu tư vào công ty LK: 318,480,000 Có Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh: : 318,480,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty du lịch Sài Gòn - thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 10


3.2.3. Đối với nội dung trình bày trên báo cáo tài chính hợp nhất

Bộ Tài chính chưa quy định cụ thể các thông tin bắt buộc khai báo trên BCLCTT hợp nhất và Bản thuyết minh BCTC hợp nhất. Để hoàn thiện nội dung của 2 báo cáo này thì đơn vị cần xem xét một số giải pháp sau:

Bổ sung chỉ tiêu Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho các cổ đông thiểu số - Mã số 37 trong Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính trên BCLCTT hợp nhất:

Xét trên phương diện tập đoàn, cổ tức đã trả cho các CĐTS phản ánh dòng tiền ra thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Vì vậy, trên BCLCTT hợp nhất, kế toán cần bổ sung chỉ tiêu Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho các cổ đông thiểu số - Mã số 37 trong Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi ra để trả cổ tức cho các CĐTS trong kỳ báo cáo.

Sắp xếp lại nội dung trên Bản thuyết minh BCTC hợp nhất thành các phần:

I. Đặc điểm hoạt động của tập đoàn

II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

III. Chuẩn mực và chế độ áp dụng

Chế độ kế toán áp dụng

Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán

IV. Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu

V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCĐKT hợp nhất

VI. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCKQHĐKD hợp nhất

VII. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCLCTT hợp nhất

VIII. Những thông tin khác

Bổ sung thông tin về các công ty con và công ty liên kết, liên doanh:

Bổ sung vào phần I - “Đặc điểm hoạt động của tập đoàn” thông tin về ngành nghề kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, liên doanh, chẳng hạn:

Danh sách các công ty con quan trọng được hợp nhất:

Tên công ty:


Địa chỉ:

Ngành nghề kinh doanh:

Tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ:

Quyền biểu quyết của công ty mẹ:

Ngoài ra, trong danh sách các công ty liên kết, liên doanh, đơn vị phải trình bày cả thông tin về các công ty liên kết, liên doanh mà các công ty con đầu tư.

Bổ sung thông tin về kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu:

Khi đọc thuyết minh số liệu về khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, người sử dụng BCTC không thể biết đơn vị đã xác định giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu bằng cách nào, số liệu được lấy từ đâu… Vì vậy, Bản thuyết minh BCTC hợp nhất cần bổ sung vào phần V - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCĐKT hợp nhất nội dung Bảng 04 - Bảng xác định giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu (Phụ lục 03).

Bổ sung thuyết minh chỉ tiêu Lợi thế thương mại trong phần V - Thông tin bổ

sung cho các khoản mục trình bày trong BCĐKT hợp nhất.

Thuyết minh số liệu và các giải trình khác trên Bản thuyết minh BCTC hợp nhất:

Đối với từng khoản mục được thuyết minh, đơn vị cần thuyết minh số liệu và các giải trình khác. Từ đó, Bản thuyết minh BCTC hợp nhất có thể phát huy được vai trò thực sự của nó là phân tích chi tiết các số liệu đã trình bày trong BCĐKT hợp nhất, BCKQHĐKD hợp nhất và BCLCTT hợp nhất.


3.2.4. Đối với trình tự và phương pháp cụ thể để lập báo cáo tài chính hợp nhất

3.2.4.1. Bảng cân đối kế toán hợp nhất và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

Trình tự và phương pháp hợp nhất BCĐKT và BCKQHĐKD của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của công ty con bị thanh lý phải được đưa vào BCKQHĐKD hợp nhất cho đến ngày thanh lý, là ngày Tổng Công ty thực sự chấm dứt quyền kiểm soát đối với công ty con. Ngoài ra, một số bút toán hợp nhất cần được chỉnh sửa, cụ thể là:

Trường hợp đơn vị đạt được quyền kiểm soát hoạt động của bên nhận đầu tư thông qua hình thức đầu tư bổ sung:

Khi đơn vị đạt được quyền kiểm soát bên nhận đầu tư thông qua hình thức mua cổ phiếu nhiều lần riêng rẽ trong một thời kỳ nào đó thì kế toán hợp nhất cần thực hiện các bước sau:

Xác định giá trị ban đầu của LTTM:

LTTM phải được xác định cho từng lần mua cổ phiếu.

Ghi nhận phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận của công ty liên kết và các khoản điều chỉnh khác từ sau ngày mua đến ngày tăng khoản đầu tư:

Trên BCTC hợp nhất, kế toán vẫn ghi nhận phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận của bên nhận đầu tư và các khoản điều chỉnh khác kể từ ngày nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận đầu tư cho đến ngày nhà đầu tư có quyền kiểm soát hoạt động của bên nhận đầu tư.

Điều chỉnh giá gốc của khoản đầu tư vào công ty con:

Điều chỉnh tăng, hoặc giảm giá gốc của khoản đầu tư vào công ty con tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận của công ty liên kết và các khoản điều chỉnh khác đã được ghi nhận.



Loại trừ khoản đầu tư vào công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con và ghi nhận LTTM (nếu có):

LTTM phát sinh khi mua thêm cổ phiếu để chuyển khoản đầu tư tài chính dài hạn khác thành khoản đầu tư vào công ty liên kết được phân bổ dần để ghi giảm phần lãi, lỗ trong công ty liên kết trên BCTC hợp nhất. Do vậy, khi nhà đầu tư đầu tư bổ sung vào công ty liên kết, chuyển khoản đầu tư vào công ty liên kết thành khoản đầu tư vào công ty con thì khoản LTTM này được ghi nhận theo giá trị còn lại.

LTTM phát sinh khi mua cổ phiếu để nắm giữ trong dài hạn (nhưng không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận đầu tư) và LTTM phát sinh khi mua thêm cổ phiếu để có quyền kiểm soát bên nhận đầu tư được ghi nhận theo giá gốc.

Ví dụ trường hợp đầu tư bổ sung vào Công ty CP Du lịch Đak Lak: Số liệu trên BCĐKT ngày 31/03/2010 của Công ty CP Du lịch Đak Lak, mục vốn chủ sở hữu như sau:

Chỉ tiêu

Số cuối kỳ

Số đầu năm

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

93,074,150,000

83,805,640,000

Quỹ đầu tư phát triển

85,317,000

85,317,000

Quỹ dự phòng tài chính

406,143,423

406,143,423

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

2,350,819,464

1,425,286,863

Tổng cộng

95,916,429,887

85,722,387,286

Ngày 01/04/2010, Công ty CP Du lịch Đak Lak phát hành thêm 926,851 cổ phiếu. Tổng Công ty mua 799,617 cổ phiếu với giá 7,996,170,000 đ và phần sở hữu của Tổng Công ty trong Công ty CP Du lịch Đak Lak tăng từ 43.16% lên 50.81%, tức là tăng 7.65%.

Xác định LTTM phát sinh khi Tổng Công ty mua thêm cổ phiếu của Công ty CP Du lịch Đak Lak:


Giá mua

7,996,170,000

Phần sở hữu của Tổng Công ty trong vốn chủ sở hữu

của Công ty CP Du lịch Đak Lak

8,213,604,412

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

7,996,170,000

Quỹ đầu tư phát triển

6,526,751

Quỹ dự phòng tài chính

31,069,972

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

179,837,689

LTTM hoặc bất lợi thương mại

(217,434,412)

LTTM phát sinh khi Tổng Công ty mua cổ phiếu của Công ty CP Du lịch Đak Lak khi công ty này phát hành cổ phiếu lần đầu năm 2005: 338,850,000 đ. Tính đến ngày 31/03/2010, khoản LTTM này đã phân bổ 288,022,500 đ, giá trị còn lại là 50,827,500 đ.

Ghi nhận phần sở hữu của Tổng Công ty trong lợi nhuận của Công ty CP Du lịch Đak Lak và các khoản điều chỉnh khác từ sau ngày mua đến ngày 31/03/2010:

Nợ Đầu tư vào công ty liên kết 399,459,871

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 16,942,500 Có Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh 382,517,371

Điều chỉnh giá gốc của khoản đầu tư vào công ty con:

Nợ Đầu tư vào công ty con 399,459,871

Có Đầu tư vào công ty liên kết 399,459,871

Loại trừ khoản đầu tư vào công ty con và phần vốn của Tổng Công ty trong vốn chủ sở hữu của công ty con và ghi nhận LTTM:

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở h ữu

47,294,010,000


Nợ Quỹ đầu tư phát triển

6,526,751

Nợ Quỹ dự phòng tài chính

31,069,972

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

867,320,060

Nợ Lợi thế thương mại

50,827,500

Có Đầu tư vào công ty con


48,032,319,871

Có Thu nhập khác


217,434,412


Đối với bút toán loại trừ cổ tức được chia từ công ty con:

Hiện nay, do Tổng Công ty không thu thập được thông tin về số cổ tức chia cho các CĐTS, nên khi ghi nhận bút toán loại trừ, kế toán đã bỏ qua số cổ tức của CĐTS trong kỳ. Để chỉ tiêu Lợi ích của CĐTS - Mã số 439 trên BCĐKT hợp nhất phản ánh chính xác lợi ích của CĐTS trong tài sản thuần của công ty con, kế toán hợp nhất cần thực hiện loại trừ cổ tức được chia từ công ty con như sau:

Cách làm hiện tại của đơn vị

Đề xuất của tác giả

Loại trừ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua

Nợ Doanh thu hoạt động tài chính

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Loại trừ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua

Nợ Doanh thu hoạt động tài chính Nợ Lợi ích của CĐTS

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối

3.2.4.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

Với thực trạng lập BCLCTT hợp nhất hiện nay tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, khối lượng điều chỉnh khá nhiều và phức tạp, lại cho kết quả không chính xác. Nguyên nhân chính là do khối tổng hợp và các công ty con không đồng nhất trong phương pháp lập BCLCTT riêng. Trong khi khối tổng hợp và đa số các công ty con lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp thì Công ty CP Khách sạn Sài Gòn - Hạ Long, Công ty CP Khách sạn Sài Gòn - Ninh Chữ và Công ty CP Sài Gòn Sông Cầu đang lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp.

Để cải thiện chất lượng thông tin trên BCLCTT hợp nhất, tác giả đề nghị Tổng Công ty cần yêu cầu 03 công ty con trên lập thêm 01 bảng BCLCTT theo phương pháp gián tiếp hoặc chuyển hẳn sang lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp và gửi về văn phòng Tổng Công ty. Sau đó, kế toán hợp nhất sẽ hợp cộng từng chỉ tiêu tương đương trên BCLCTT của khối tổng hợp và của các công ty con rồi tiến hành điều chỉnh ảnh hưởng của các giao dịch nội bộ. Trình tự lập BCLCTT hợp nhất gồm các bước sau:


Bước 1: Hợp cộng các chỉ tiêu trong BCLCTT (lập theo phương pháp gián tiếp) của khối tổng hợp và các công ty con.

Căn cứ vào các BCLCTT riêng của khối tổng hợp và các công ty con, kế toán hợp nhất tiến hành cộng toàn bộ các chỉ tiêu tương đương trên các báo cáo này để được số liệu tổng cộng.

Bước 2: Điều chỉnh ảnh hưởng do việc loại trừ các giao dịch nội bộ trong tập đoàn.

Khi lập BCTC hợp nhất, kế toán phải loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ. Xét trên khía cạnh tổng thể, việc loại trừ các giao dịch nội bộ không làm ảnh hưởng đến kết quả lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, vì dòng tiền vào của đơn vị này lại chính là dòng tiền ra của đơn vị kia, nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến từng chỉ tiêu cụ thể trên BCLCTT hợp nhất. Vì vậy cần điều chỉnh ảnh hưởng của việc loại trừ các giao dịch này đến các chỉ tiêu trên BCLCTT.

Đối với mỗi giao dịch nội bộ, kế toán cần xác định việc loại trừ giao dịch đó ảnh hưởng như thế nào đến:

Dòng tiền lưu chuyển nội bộ.

Lợi nhuận trước thuế.

Các khoản mục chi phí, lãi, lỗ không phải bằng tiền, như: Khấu hao TSCĐ, dự phòng; lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện…

Các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính, như: Lãi, lỗ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia, chi phí đi vay…

Hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh.

Các bút toán điều chỉnh được ghi nhận theo nguyên tắc: Điều chỉnh tăng được ghi bình thường, điều chỉnh giảm được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) vào các chỉ tiêu tương ứng; tổng số điều chỉnh tăng và số điều chỉnh giảm trong một bút toán phải bằng không (0).

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí