Thực Trạng Lập Và Trình Bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn – Tnhh Một Thành Viên.

32


(iv) Các khoản lãi, lỗ phải được ghi nhận cho số cổ phần mà công ty mẹ đã mua lại của công ty con trước đó nếu giá trị hợp lý của số cổ phần đã mua này lớn hơn giá trị đã ghi sổ của công ty mẹ. Kế toán theo Lý thuyết thực thể ghi nhận như nhau cho toàn bộ cổ phiếu của công ty con do công ty mẹ nắm giữ. Các cổ phần được mua trước đó (trước ngày nắm quyền kiểm soát) được ghi nhận lại theo cùng giá trị hợp lý tại ngày mua đạt được quyền kiểm soát.

- Ảnh hưởng của Lý thuyết hợp nhất đối với kế toán lập và trình bày lợi nhuận của công ty con trên BCKQKD hợp nhất:

+ Theo Lý thuyết chủ sở hữu: Chỉ ghi nhận phần lợi nhuận thuần của công ty con tương ứng với phần sở hữu của công ty mẹ và không ghi nhận lợi nhuận thuần của cổ đông không kiểm soát trên BCKQKD hợp nhất;

+ Theo Lý thuyết công ty mẹ: Lợi nhuận thuần thuộc về cổ đông không kiểm soát không được ghi nhận trên BCKQKD hợp nhất. Theo quan điểm của lý thuyết này, đây là một khoản chi phí do đó sẽ được ghi nhận ở phần chi phí. Do đó lợi nhuận thuần của công ty con được ghi nhận toàn bộ trên BCKQKD hợp nhất;

+ Theo Lý thuyết thực thể: ghi nhận toàn bộ lợi nhuận thuần của công ty con được hợp nhất trong khoản mục lợi nhuận thuần trên BCKQKD hợp nhất và trái ngược với hai lý thuyết trên ghi nhận lợi ích cổ đông không kiểm soát trên BCKQKD hợp nhất thành một dòng riêng biệt.


1.4.2.3. Các bút toán loại trừ trong giao dịch nội bộ nhóm Công ty mẹ – Công ty con chịu ảnh hưởng của các lý thuyết hợp nhất.

- Theo lý thuyết lợi ích chủ sở hữu: Tất cả các giao dịch giữa công ty mẹ và các công ty con trong nhóm có phần giá trị thuộc sở hữu của cổ đông công ty mẹ được xem là các giao dịch nội bộ, do đó sẽ đượcloại trừ toàn bộ khi lập BCTC HN, còn phần giá trị trong các giao dịch trong nhóm thuộc sở hữu của cổ đông không kiểm soát của công ty con được xem là phần giao dịch bên ngoài nên không bị loại trừ khi lập BCTC HN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

- Theo lý thuyết công ty mẹ: tương đương lý thuyết lợi ích chủ sở hữu.

33

Lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ty du lịch Sài Gòn TNHH một thành viên - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 6


- Theo lý thuyết thực thể: theo lý thuyết này giao dịch nội bộ được hiểu là giao dịch giữa công ty mẹ và các công ty con trong cùng nhóm, toàn bộ doanh thu, chi phí, các khoản phải thu, phải trả, lợi nhuận chưa thực hiện đối với hàng tồn kho, lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện, ... phát sinh từ các giao dịch nội bộ phải được loại trừ toàn bộ khi lập BCTC HN.


1.4.2.4. Kế toán hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua

Ghi nhận giá thực hiện trong hợp nhất là giá hợp lý (giá của các khoản công ty mẹ mua quyền kiểm soát công ty con và tài sản, nợ phải trả xác định được của công ty con được mua. Tất cả đều ghi nhận theo giá hợp lý và kết quả kinh doanh của công ty con được ghi nhận vào BCTCHN tại ngày mua.


1.4.2.5. Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh trên Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất.

- Công ty liên doanh: là công ty hoạt động như mọi công ty nói chung nhưng được thành lập do hai hoặc nhiều bên trên cơ sở là hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia góp vốn liên doanh cùng thỏa thuận trên hợp đồng là có quyền cùng chi phối các chính sách tài chính và mọi hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh.

- Công ty liên kết: Là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận đầu tư là nhà đầu tư có quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và các hoạt động kinh doanh của bên nhận đầu tư, nhưng lại không kiểm soát các chính sách hoạt động đó. Các trường hợp thuộc dạng có ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận đầu tư bao gồm:

+ Nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác;

+ Nhà đầu tư nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư, nhưng có thoả thuận với bên nhận đầu tư về việc nhà đầu tư đó có ảnh hưởng đáng kể;

34


+ Nhà đầu tư nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư, nhưng có thỏa thuận về việc không nắm giữ quyền kiểm soát bên nhận đầu tư.

- Kế toán vào các công ty liên doanh liên kết: Khi các khoản đầu tư được kế toán theo phương pháp giá gốc, giá trị hợp lý trên BCTC riêng được hợp nhất trên BCTCHN thì các bút toán điều chỉnh và loại trừ được thực hiện như sau:

+ Loại trừ hoàn toàn giá trị ghi sổ của khoản đầu tư và phần sở hữu của bên đầu tư trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư, LTTM phát sinh được ghi nhận tại ngày mua;

+ Tại ngày đầu kỳ báo cáo tách lợi ích CĐTS, ghi nhận lợi ích CĐTS từ kết quả hoạt động kinh doanh (chỉ thực hiện khi hợp nhất hoàn toàn);

- Loại trừ ảnh hưởng của các giao dịch giữa hai bên, bên nhận đầu tư và bên đầu tư (bao gồm cả các công ty con của bên đầu tư);

- Loại trừ cổ tức được chia cho bên đầu tư từ lợi nhuận sau ngày mua của bên nhận đầu tư;

- Loại trừ số dư các khoản phải thu phải trả giữa hai bên.

Kế toán các khoản đầu tư được theo phương pháp giá gốc hoặc gía trị hợp lý trên BCTC riêng nhưng được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu trên BCTCHN thì các giá trị khoản đầu tư lấy từ BCĐKT riêng được điều chỉnh:

- Điều chỉnh lãi/lỗ của bên nhận đầu tư từ sau ngày đầu tư và các khoản điều chỉnh khác đã được ghi nhận trên BCĐKT từ các kỳ trước;

- Điều chỉnh ảnh hưởng của các giao dịch giữa hai bên (giao dịch từ trên xuống và giao dịch từ dưới lên);

- Trong trường hợp khoản lỗ của nhà đầu tư trong bên nhận đầu tư lớn hơn giá trị ghi sổ của khoản đầu tư trên BCTC HN thì điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư cho đến khi nó bằng không (ngoại trừ có các cam kết khác);

- Điều chỉnh các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư.;

- Các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ bên nhận đầu tư phải được điều chỉnh giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư;

35


- Điều chỉnh các khoản thay đổi trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư nhưng không phản ánh trong BCKQKD trong kỳ như chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá.

Các khoản đầu tư sau điều chỉnh, các khoản mục tương ứng có liên quan được ghi nhận trên BCĐKT HN; khoản lãi, lỗ của nhà đầu tư trong bên nhận đầu tư được trình bày thành một dòng riêng trên BCKQKD hợp nhất; kết quả thay đổi trong vốn chủ sở hữu chỉ được ghi nhận trên Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu hợp nhất.

- Kế toán các khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu trên BCTC riêng được điều chỉnh khi hợp nhất trên BCTC HN như sau:

+ Trong phần tài sản thuần của bên nhận đầu tư, loại trừ phần thay đổi thuộc về nhà đầu tư từ sau ngày mua, loại trừ cổ tức được chia từ bên nhận đầu tư, trả lại giá trị ghi sổ ban đầu của khoản đầu tư.

+ Trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư, loại trừ giá trị thuộc về nhà đầu tư và giá trị ghi sổ ban đầu của nhà đầu tư, ghi nhận LTTM (nếu có) tại ngày đầu kỳ, tách lợi ích CĐTS, sau đó ghi nhận lợi ích của CĐTS từ kết quả hoạt động kinh doanh và điều chỉnh bổ sung nếu còn thiếu các giao dịch giữa hai bên.

- Loại trừ số dư các khoản phải thu, phải trả giữa hai bên.


1.4.2.6. Chuyển đổi Báo cáo tài chính của các cơ sở ở ở nước ngoài

Khi chuyển đổi BCTC của các thực thể ở nước ngoài, thực thể báo cáo phải quy đổi tất cả những khoản mục trên BCĐKT theo tỷ giá tại thời điểm lập BCĐKT; các khoản doanh thu và chi phí trên BCKQKD của thực thể ở nước ngoài phải được quy đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh giao dịch; tất cả chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc quy đổi BCTC của các thực thể ở nước ngoài được trình bày thành một mục riêng thuộc phần vốn chủ trên BCTC. Giá trị lãi, lỗ lũy kế từ chênh lệch tỷ giá khi thanh lý khoản đầu tư vào thực thể ở nước ngoài được ghi nhận vào lãi, lỗ trong kỳ.

LTTM phát sinh khi mua khoản đầu tư và điều chỉnh giá trị hợp lý so với giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả phát sinh khi mua khoản đầu tư được kế toán như

36


tài sản và nợ phải trả của hoạt động ở nước ngoài, tức là các khoản này được quy đổi sang đồng tiền báo cáo theo tỷ giá cuối kỳ (IAS 21 (2003), đoạn 47).


Kết luận Chương 1:

-Hợp nhất kinh doanh hình thành nên mối quan hệ Công ty mẹ và Công ty con, Công ty mẹ nắm quyền chi phối và kiểm soát tài chính cũng như chiến lược hoạt động và phát triển của một hoặc nhiều công ty con trong cùng nhóm. Theo quan điểm của nhà quản lý, nhà đầu tư vốn cổ phần, chủ nợ công ty mẹ, dù dựa trên Lý thuyết hợp nhất thực thể, Lý thuyết công ty mẹ hay Lý thuyết chủ sở hữu thì Báo cáo Tài chính hợp nhất được xem là dạng báo cáo cung cấp thông tin thích hợp nhất cho nhiều đối tượng sử dụng.

- Báo cáo Tài chính hợp nhất phản ánh toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong năm tài chính của công ty mẹ và các công ty con trong cùng nhóm như một thực thể kinh tế duy nhất, không tính đến ranh giới pháp lý của các công ty riêng biệt trong nhóm. Công ty mẹ là thực thể báo cáo chịu trách nhiệm lập và trình bày Báo cáo Tài chính hợp nhất

- Báo cáo Tài chính hợp nhất là báo cáo kế toán rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều đối tượng, thực sự là công cụ cung cấp thông tin hữu ích, phục vụ tốt nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau thì đòi hỏi công ty mẹ phải lập và trình bày Báo cáo Tài chính hợp nhất một cách khoa học, khách quan, trung thực, hợp lý đồng thời tuân thủ đúng CMKT và các quy định pháp lý khác (nếu có).

37


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN – TNHH MỘT THÀNH VIÊN.‌

2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Du lịch Sài gòn – TNHH Một thành viên.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (SaigonTourist) được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1975. Đến ngày 31/03/1999 theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH Một thành viên được thành lập, bao gồm nhiều đơn vị thành viên, trong đó lấy Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh làm nòng cốt.

Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH Một thành viên được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch và khách sạn, sản xuất và chế biến thực phẩm...

Trong những năm qua, Tổng Công ty đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, và hiện đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng với đầy đủ tiện nghi. Trong lĩnh vực liên doanh, Tổng Công ty đã đầu tư vào hơn 50 công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn trong nước và 9 công ty liên doanh có vốn nước ngoài, hoạt động tại các thành phố lớn trên khắp cả nước.

Với phương châm "Thương hiệu - Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập", Tổng Công ty sẽ chú trọng vào việc tăng cường hiệu quả kinh doanh, cải tiến chất lượng dịch vụ, phát triển vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm mới mang nét đặc trưng văn hóa truyền thống, tăng cường công tác tuyên truyền - quảng bá - tiếp thị đến các thị trường mục tiêu và tiềm năng.

38


Là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như PATA, JATA, USTOA, đồng thời với mối quan hệ hợp tác với hơn 200 công ty dịch vụ lữ hành quốc tế của 30 quốc gia, Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH Một thành viên sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường mục tiêu quốc tế như: Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Triều Tiên, Pháp, Đức, Anh, Canada, Mỹ... thông qua việc quảng cáo các sản phẩm mới về lưu trú, nhà hàng, lữ hành, mua sắm, MICE, du lịch sông và tàu biển. Để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, SaigonTourist sẽ tích cực phát triển các chi nhánh ở khu vực Đông Nam Á.

Với tiềm lực vững mạnh và tầm nhìn vào tương lai của ngành du lịch Việt Nam, Tổng Công ty tiếp tục phấn đấu mở rộng thị trường và hướng du lịch Việt Nam ngang tầm với du lịch Châu Á.


2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính.

- Dịch vụ quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa;

- Lữ hành nội địa, quốc tế, vận chuyển khách du lịch;

- Vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy;

- Vận tải hàng hóa và hành khách đường thủy;

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng;

- Kinh doanh địa ốc, dịch vụ nhà đất;

- Cho thuê kho bãi, nhà, ki-ốt, quầy sạp, cửa hàng kinh doanh, căn hộ, văn phòng;

- Kinh doanh taxi;

- Mua bán phụ tùng xe ô tô các loại, xe hơi với hình thức làm đại lý cho các hãng nước ngoài;

- Sửa chữa, bảo trì ô tô, tàu du lịch;

- Sản xuất nước đá;

- Sản xuất, chế biến thực phẩm bánh kem, bánh trung thu, bánh mỳ, bánh ngọt, kẹo, thực phẩm khô các loại;

- Sản xuất nước tinh khiết;

39


- Mở trường đào tạo về chuyên ngành du lịch, dạy lái xe, dạy nghề về xuất khẩu lao động và xuất khẩu lao động;

- Thiết kế thi công, sửa chữa, trang trí nội, ngoại thất, khách sạn, nhà hàng;

- Mua bán rau quả, hải sản chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị vật tư, hàng hóa tiêu dùng, hóa chất;

- Mua bán thức ăn gia súc, tôm cá, nông sản các loại (trừ gạo), gas các loại, điện thoại, máy fax, điện thoại di động, Mobicard, các loại hoa, lá, cây cảnh, các loại gạch, ngói xây dựng, các sản phẩm dệt và may mặc, túi xách, cặp, vali bằng các loại vải, da, giả da, giày dép các loại, các sản phẩm bằng gỗ đã chế biến;

- Mua bán các mặt hàng công nghệ phẩm tiêu dùng, rượu, bia các loại (kể cả làm đại lý), chế biến bia tươi, thuốc lá điếu sản xuất trong nước;

- Mua bán hàng tiểu thủ công mỹ nghệ, vàng bạc, đá quý;

- Đại lý bảo hiểm;

- Đại lý bán vé tàu hỏa.

Xem tất cả 239 trang.

Ngày đăng: 19/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí