Bản Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất


Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải thu.

20. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

28,505,919,721

Tăng, giảm các khoản phải thu (MS 9)

(28,505,919,721)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty du lịch Sài Gòn - thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 8

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của thặng dư vốn cổ phần được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải trả.

21. Thặng dư vốn cổ phần

33,458,582

Tăng, giảm các khoản phải trả (MS 11)

(33,458,582)

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của vốn khác của chủ sở hữu được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải trả.

22. Vốn khác của chủ sở hữu

1,688,248,195

Tăng, giảm các khoản phải trả (MS 11)

(1,688,248,195)

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của cổ phiếu quỹ được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải trả.

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của chênh lệch tỷ giá hối đoái (tức là phần chênh lệch do đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản mục tiền tệ gốc ngoại tệ nhưng không được hạch toán vào kết quả kinh doanh trong năm) cộng với phần chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại đã được hạch toán vào kết quả kinh doanh trong năm, trừ đi phần chênh lệch do đánh giá lại số dư cuối năm của tiền và các khoản tương đương tiền được coi là phần chênh lệch do đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn và được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải thu.

Dựa trên Bản thuyết minh BCTC hợp nhất, kế toán xác định được lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 1,748,036,182 đ và căn cứ số liệu hợp nhất các BCLCTT riêng, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 1,188,589,782 đ. Phần chênh lệch còn lại được ghi vào Tăng, giảm các khoản phải thu.


23. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

3,017,937,754

Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện (MS 4)

(1,748,036,182)

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại

tệ (MS 61)


1,188,589,782

Tăng, giảm các khoản phải thu (MS 9)

(2,458,491,354)

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, sau khi loại trừ phần lãi phát sinh trong năm nhưng chưa được phân phối thì phần chênh lệch còn lại (nếu có) được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải trả.

Lợi nhuận kế toán trước thuế 1,120,950,358,327 đ trừ cho số tiền chi nộp thuế TNDN 269,667,229,599 đ và tiền chi trả cổ tức cho chủ sở hữu 22,617,479,243 đ chính là lợi nhuận trong năm chưa phân phối.

24. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

(795,658,109,251)

Lợi nhuận trước thuế (MS 1)

1,120,950,358,327

Thuế TNDN đã nộp (MS 14)

(269,667,229,599)

Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (MS 36)

(22,617,479,243)

Tăng, giảm các khoản phải trả (MS 11)

(33,007,540,234)

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại đơn vị chủ yếu được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước cấp. Do đó, chênh lệch số dư cuối năm nhỏ hơn số dư đầu năm của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được ghi tăng Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh.

25. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

1,215,267,155

Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (MS 16)

(1,215,267,155)

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của nguồn kinh phí và quỹ khác: Nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án do ngân sách nhà nước cấp cho Tổng Công ty. Do đó, chênh lệch số dư cuối năm lớn hơn số dư đầu năm của nguồn kinh phí và quỹ khác được ghi tăng Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh.


26. Nguồn kinh phí và quỹ khác

(299,049,703)

Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (MS 15)

299,049,703

Các chỉ tiêu chênh lệch đánh giá lại tài sản, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, lợi ích của CĐTS và LTTM không phát sinh chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm nên không điều chỉnh các ảnh hưởng liên quan.

Bước 5: Loại trừ các dòng tiền lưu chuyển nội bộ.

Loại trừ khoản chi góp vốn vào công ty con và nhận vốn góp của công ty mẹ


27. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (MS 25)

43,172,510,000

Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ

sở hữu (MS 31)


(43,172,510,000)

Loại trừ cổ tức nhận được từ các công ty con

Đối chiếu số liệu trên Bảng 07 - Bảng theo dõi tình hình nhận cổ tức (Phụ lục

01) và số liệu hợp nhất các BCLCTT về số cổ tức đã nhận từ các công ty con, kế toán loại trừ dòng tiền lưu chuyển nội bộ:

28. Tiền thu lãi vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (MS 27)

(4,539,632,800)

Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (MS 36)

4,539,632,800

Bước 6: Lập Bảng tính lưu chuyển tiền tệ.

Kế toán hợp nhất lập Bảng tính lưu chuyển tiền tệ. Mỗi bút toán điều chỉnh ở bước 4 được ghi vào 01 ô với cột tương ứng với chỉ tiêu trên BCĐKT và dòng tương ứng với chỉ tiêu trên BCLCTT.


Bảng 2.2: Bảng tính lưu chuyển tiền tệ


Các chỉ tiêu trên BCĐKT


Các chỉ tiêu trên BCLCTT


Mã số

Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn

Các khoản đầu tư tài chính dài

hạn



Điều chỉnh


Tổng cộng

Số đầu năm






x

Số cuối năm






x

Điều chỉnh






-

Chênh lệch






x

Lợi nhuận trước thuế

01






Khấu hao TSCĐ

02












Cổ tức, lợi nhuận đã trả

cho chủ sở hữu

36






Ảnh hưởng thay đổi tỷ giá

hối đoái quy đổi ngoại tệ

61






Tổng cộng

x




-

x

Dòng điều chỉnh ghi nhận ảnh hưởng của các bút toán ở bước 2 đến số dư cuối năm của các chỉ tiêu tương ứng trên BCĐKT. Trường hợp điều chỉnh giảm, kế toán ghi bằng số âm. Tổng cột điều chỉnh phải bằng không (0).

Dòng chênh lệch ghi nhận chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của các chỉ tiêu trên BCĐKT hợp nhất: Các chỉ tiêu thuộc phần tài sản có số dư cuối năm lớn hơn số dư đầu năm, ghi số dương; ngược lại ghi số âm; các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn có số dư cuối năm lớn hơn số dư đầu năm, ghi số âm; ngược lại ghi số dương.

Dòng tổng cộng ghi nhận tổng ảnh hưởng của các điều chỉnh ở bước 4 đến các chỉ tiêu trên BCĐKT. Số liệu của dòng tổng cộng đúng bằng chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của mỗi chỉ tiêu.

Cột điều chỉnh ghi nhận ảnh hưởng của các bút toán ở bước 5 đến các chỉ tiêu tương ứng trên BCLCTT. Tổng dòng điều chỉnh phải bằng không (0).


Cột tổng cộng ghi nhận tổng ảnh hưởng của các điều chỉnh ở bước 4 và bước 5 đến các chỉ tiêu trên BCLCTT. Số liệu của cột tổng cộng là số liệu của các chỉ tiêu trên BCLCTT hợp nhất.

Bước 7: Lập BCLCTT hợp nhất dựa vào số liệu của cột tổng cộng trên Bảng tính lưu chuyển tiền tệ.

2.2.2.3. Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất

Theo trình tự thực hiện hợp nhất BCTC tại đơn vị, kế toán hợp nhất tiến hành lập Bản thuyết minh BCTC hợp nhất trước khi lập BCLCTT hợp nhất.

Số liệu trên Bản thuyết minh BCTC hợp nhất được xác định bằng cách cộng tương ứng từng khoản mục trên Bản thuyết minh BCTC riêng của khối tổng hợp và của các công ty con, sau đó tiến hành điều chỉnh theo các bút toán hợp nhất đã trình bày ở mục 2.2.2.1.

2.3. Nhận xét

2.3.1. Thành tựu và thuận lợi

Khối tổng hợp và các công ty con đều đang áp dụng chế độ kế toán ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính để hạch toán và lập BCTC riêng. Điều này tạo nên sự thống nhất cao về cơ sở lập BCTC tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn.

Tất cả các công ty đều đã được trang bị phần mềm kế toán.

Kế toán hợp nhất đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn liên quan để thực hiện việc lập BCTC hợp nhất.

Dựa vào đặc thù riêng của Tổng Công ty, kế toán hợp nhất đã xây dựng được những bảng biểu thu thập thông tin hợp nhất phù hợp.

Kế toán đã tiến hành điều chỉnh khoản đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu trên BCTC hợp nhất.

Khi lập BCĐKT hợp nhất, BCKQHĐKD hợp nhất và BCLCTT hợp nhất, kế toán đã loại trừ các giao dịch nội bộ.



Mặc dù chất lượng chưa cao nhưng đến nay Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đã lập được BCTC hợp nhất cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2007, 31/12/2008, 31/12/2009, 31/12/2010 và 31/12/2011 .

2.3.2. Hạn chế và khó khăn

Bên cạnh những thành tựu và thuận lợi trên đây, việc lập BCTC hợp nhất của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn gặp một số hạn chế và khó khăn sau:

Về mức độ sẵn có của dữ liệu phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất:

Hiện nay, Tổng Công ty đã thiết kế được hệ thống các bảng biểu thu thập thông tin hợp nhất. Tuy nhiên, các thông tin được thu thập trong các bảng biểu đôi lúc không đầy đủ. Bởi chỉ khi tiến hành hợp nhất BCTC, kế toán hợp nhất tại Tổng Công ty mới yêu cầu các kế toán tại các công ty con cung cấp thông tin.

Thời hạn nộp BCTC của các công ty con, công ty liên kết, liên doanh cho văn phòng Tổng Công ty đã được quy định. Tuy nhiên, một số thành viên còn chậm trễ nên ảnh hưởng đến tiến độ lập BCTC hợp nhất.

Về kế toán các khoản đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu: Mục đích của việc chuyển đổi khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu nhằm thể hiện được sự biến động của giá trị khoản đầu tư bắt đầu từ ngày đầu tư đến thời điểm lập báo cáo của năm hiện tại, giúp cho nhà đầu tư đánh giá được khả năng sinh lời của khoản đầu tư này.

Kế toán hợp nhất tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đã thực hiện điều chỉnh giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh như sau:

+ Ghi nhận lợi ích của Tổng Công ty trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết, liên doanh từ sau ngày đầu tư và các khoản điều chỉnh khác lũy kế đến cuối kỳ kế toán trước;

+ Ghi nhận lợi ích của Tổng Công ty trong những thay đổi của vốn chủ sở hữu của công ty liên kết, liên doanh nhưng chưa được phản ánh vào kết quả kinh doanh


trong kỳ, gồm: lợi ích của Tổng Công ty trong cổ phiếu quỹ, chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối đoái của công ty liên kết, liên doanh;

+ Ghi nhận lợi ích của Tổng Công ty trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết, liên doanh trong kỳ;

+ Loại trừ cổ tức, lợi nhuận được chia từ các công ty liên kết, liên doanh trong kỳ;

+ Phân bổ LTTM.

Tuy nhiên, kế toán đã ghi nhận các bút toán điều chỉnh vào các chỉ tiêu không phù hợp. Hơn nữa, khi chuyển khoản đầu tư vào công ty con thành khoản đầu tư vào công ty liên kết, Tổng Công ty không thu thập BCTC vào thời điểm giảm khoản đầu tư nên đã sử dụng BCTC năm để kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Do vậy, số liệu của chỉ tiêu Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh - Mã số 252 trên BCĐKT hợp nhất và chỉ tiêu Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh - Mã số 45 trên BCKQHĐKD hợp nhất không phản ánh đúng phần lãi hoặc lỗ của Tổng Công ty trong công ty liên kết, liên doanh và các khoản điều chỉnh khác.

Về phạm vi hợp nhất kết quả kinh doanh của các công ty con: BCKQHĐKD hợp nhất không bao gồm kết quả kinh doanh từ đầu năm 2010 cho đến ngày giảm khoản đầu tư vào 2 công ty con: Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ và Công ty CP Du lịch Dịch vụ Thương mại Phú Thọ. Do đó, đơn vị đã trình bày kết quả kinh doanh hợp nhất thiếu chính xác.

Về phương pháp lập BCLCTT hợp nhất: Tổng Công ty lập BCLCTT hợp nhất theo phương pháp gián tiếp, trong khi có một số công ty con lập BCLCTT riêng theo phương pháp trực tiếp. Do vậy, kế toán hợp nhất gặp khó khăn khi lập BCLCTT hợp nhất vì khối lượng điều chỉnh khá lớn và phức tạp. Đặc biệt việc điều chỉnh ảnh hưởng do chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của các chỉ tiêu trên BCĐKT hợp nhất đến các chỉ tiêu trên BCLCTT không có cơ sở lý luận vững chắc và làm số liệu của nhiều chỉ tiêu tiền thu, tiền chi sai lệch so với số liệu hợp nhất từ các BCLCTT riêng.


Về nội dung Bản thuyết minh BCTC hợp nhất: Theo cách trình bày hiện nay thì Bản thuyết minh BCTC hợp nhất không thuyết minh số liệu và các giải trình khác đối với các khoản mục. Vì vậy, Bản thuyết minh BCTC hợp nhất chưa thực sự phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã trình bày trên BCĐKT hợp nhất, BCKQHĐKD hợp nhất và BCLCTT hợp nhất.

Về các bút toán hợp nhất:

+ Xác định giá trị ban đầu của LTTM: Giá trị ban đầu của LTTM được xác định là phần chênh lệch giữa giá mua khoản đầu tư và số vốn góp ghi sổ tại bên nhận đầu tư. Theo đó, đơn vị ghi nhận LTTM là khoản thanh toán cho những lợi ích kinh tế trong tương lai từ những tài sản thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện: (i) không đủ tiêu chuẩn ghi nhận, (ii) không xác định được một cách riêng biệt, và

(iii) được tài trợ từ nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu. Điều này dẫn tới thực trạng là những tài sản được biếu tặng, được tài trợ từ các quỹ, từ lợi nhuận không được tính đến khi xác định LTTM. Do vậy BCTC hợp nhất đã không phản ánh đúng quy mô tài sản và nguồn vốn của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn.

+ Bút toán tách lợi ích của CĐTS trên BCKQHĐKD được ghi đơn, nghĩa là không tuân thủ nguyên tắc cân đối trong kế toán, tức là tổng phát sinh Nợ phải bằng tổng phát sinh Có trong một bút toán.

+ Loại trừ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua: Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn không theo dõi được số cổ tức các công ty con chia cho các CĐTS nên bút toán loại trừ cổ tức được chia không chính xác.

+ Loại trừ dòng tiền luân chuyển nội bộ: Khi lập BCLCTT hợp nhất, kế toán đã loại trừ dòng tiền luân chuyển nội bộ, song vẫn chưa đầy đủ và chính xác. Chẳng hạn kế toán đã loại trừ cả số tiền nhận vốn góp của các CĐTS đã dẫn đến việc khai thiếu luồng tiền vào của Tổng Công ty.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/06/2023