Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Hợp Nhất


Bước 7: Lập Bảng tổng hợp các bút toán đi ều chỉnh và hoàn chỉnh Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất.

Căn cứ vào các bút toán hợp nhất trên, kế toán hợp nhất lập Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh (Bảng 08 - Phụ lục 01). Sau đó kế toán đưa vào cột điều chỉnh trên Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất tương ứng với từng chỉ tiêu. Số liệu của cột số liệu hợp nhất được xác định dựa trên số liệu tổng cộng sau khi điều chỉnh và loại trừ theo quan điểm hợp nhất.

Bước 8: Lập BCĐKT hợp nhất và BCKQHĐKD hợp nhất.

Trên BCĐKT hợp nhất, số liệu của cột số cuối năm (Ngày 31/12/2010) và trên BCKQHĐKD hợp nhất, số liệu của cột năm nay (Năm 2010) chính là số liệu hợp nhất trên Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất.

2.2.2.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

BCLCTT hợp nhất của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn được lập theo phương pháp gián tiếp.

Một số công ty con lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp, một số khác lại lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp. Do vậy, kế toán hợp nhất đã lập BCLCTT hợp nhất dựa trên cơ sở số liệu của BCĐKT hợp nhất, BCKQHĐKD hợp nhất và Bản thuyết minh BCTC hợp nhất.

Nguyên tắc lập BCLCTT hợp nhất:

Xác định chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của các chỉ tiêu trên BCĐKT hợp nhất. Mỗi chênh lệch sẽ được kế toán điều chỉnh ảnh hưởng tới các chỉ tiêu liên quan trên BCLCTT sao cho tổng mỗi điều chỉnh phải bằng không (0).

Sau đó kế toán thực hiện loại trừ các dòng tiền luân chuyển nội bộ: Điều chỉnh tăng khoản tiền thu vào bằng cách ghi số dương và điều chỉnh giảm bằng cách ghi số âm; điều chỉnh tăng khoản tiền chi ra bằng cách ghi số âm và điều chỉnh giảm bằng cách ghi số dương.


Trình tự lập BCLCTT hợp nhất tại Tổng Công ty Du l ịch Sài Gòn gồm các bước như sau:

Bước 1: Hợp cộng số liệu từ BCLCTT của khối tổng hợp và các công ty con trên bảng tính excel. Vì phương pháp lập BCLCTT của các công ty con không thống nhất nên kế toán chỉ thực hiện hợp cộng đối với các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính và các chỉ tiêu sau:

Tiền lãi vay đã trả

Thuế TNDN đã nộp

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

Bước 2: Điều chỉnh ảnh hưởng của các giao dịch không liên quan tới dòng tiền nhưng làm tăng, giảm các chỉ tiêu trên BCĐKT hợp nhất.

Với từng nghiệp vụ, kế toán điều chỉnh số dư cuối năm của các chỉ tiêu liên quan như thể trong năm không phát sinh nghiệp vụ đó.

Điều chỉnh các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Căn cứ chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của các chỉ tiêu Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, Lợi ích của CĐTS, LTTM trên BCĐKT hợp nhất, kế toán điều chỉnh lại số dư cuối năm chỉ tiêu Các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

1. Nợ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

88,868,391,165

Có Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

705,013,352

Có Lợi ích của CĐTS

87,875,355,313

Có Lợi thế thương mại

288,022,500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty du lịch Sài Gòn - thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 7

Điều chỉnh ảnh hưởng của việc phân phối các quỹ: Các quỹ gồm Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính và Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được hình thành từ lợi nhuận sau thuế. Kế toán hợp nhất điều chỉnh lại số dư cuối năm của các chỉ tiêu liên quan như thể trong năm không trích lập các quỹ đó.

2. Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

19,732,103,727

Có Quỹ đầu tư phát triển

11,397,732,107

Có Quỹ dự phòng tài chính

8,334,371,620


Điều chỉnh chênh lệch đánh giá lại tài sản: Trường hợp đơn vị đánh giá lại tài sản, kế toán điều chỉnh lại số sư cuối năm của các chỉ tiêu liên quan như thể trong năm không phát sinh việc đánh giá lại giá trị của các tài sản đó.

Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá hối đoái: Công ty LD Khách sạn Thăng Long lập BCTC năm 2010 bằng đồng đô la Mỹ (USD) và được chuyển đổi ra đồng Việt Nam (VND) theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại ngày 31/12/2010 (1 USD = 18.932 VND) để lập BCTC hợp nhất. Do vậy giá gốc của khoản đầu tư vào Công ty LD Khách sạn Thăng Long nhỏ hơn phần vốn góp của Tổng Công ty trên sổ sách kế toán của công ty con.

Khi lập BCLCTT hợp nhất, kế toán phải điều chỉnh giảm số dư cuối năm chỉ tiêu vốn đầu tư của chủ sở hữu.

3. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu

11,853,000,000

Có Chênh lệch tỷ giá hối đoái

11,853,000,000

Bước 3: Sau khi điều chỉnh số dư cuối năm của một số chỉ tiêu, kế toán xác định chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của các chỉ tiêu trên BCĐKT hợp nhất.

Bước 4: Điều chỉnh ảnh hưởng do chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của các chỉ tiêu trên BCĐKT hợp nhất đến các chỉ tiêu trên BCLCTT hợp nhất.

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của các khoản đầu tư tài chính (ngắn hạn và dài hạn) và dự phòng giảm giá đầu tư tài chính được coi là có mối quan hệ với dòng tiền cho vay và đầu tư góp vốn.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn liên quan đến dòng tiền chi cho vay và thu hồi cho vay: Từ số liệu hợp nhất các BCLCTT riêng, Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 139,433,354,330 đ. Phần chênh lệch còn lại được ghi tăng chỉ tiêu Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác.


4. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

213,177,444,413

Các khoản dự phòng (MS 3)

1,381,842,000

Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị

khác (MS 24)


139,433,354,330

Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

(MS 23)


(353,992,640,743)

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn liên quan đến dòng tiền đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác: Từ số liệu hợp nhất các BCLCTT riêng, Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 1,263,408,638,750 đ, Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành bằng không (0) và Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 43,172,510,000 đ. Phần chênh lệch còn lại được ghi vào chỉ tiêu Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

5. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

380,556,924,181

Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (MS 25)

(1,263,408,638,750)

Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở

hữu (MS 31)


43,172,510,000

Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (MS 26)

839,679,204,569

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của các khoản phải thu (ngắn hạn và dài hạn) và khoản dự phòng phải thu khó đòi, sau khi loại trừ các khoản phải thu và đã thu phát sinh trong năm liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được coi là các khoản phải thu liên quan đến hoạt động kinh doanh và được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải thu.

Dựa trên Bản thuyết minh BCTC hợp nhất, kế toán xác định tổng lãi tiền gửi, tiền cho vay; lãi đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu; cổ tức, lợi nhuận được chia; lãi do chuyển nhượng vốn; chênh lệch giữa thu nhập và chi phí thanh lý TSCĐ. Đây là khoản phải thu liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính và do đó được ghi nhận vào chỉ tiêu Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư. Khoản phải thu này sau khi loại trừ


cho phần tiền đã thu, gồm Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 363,166,343,553 đ và Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 1,923,740,684 đ, thì phần còn lại được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải thu.

6. Các khoản phải thu

63,534,735,992

Các khoản dự phòng (MS 3)

515,078,178

Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (MS 5)

(66,216,389,355)

Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản

dài hạn khác (MS 22)


1,923,740,684

Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (MS

27)


363,166,343,553

Tăng, giảm các khoản phải thu (MS 9)

(362,923,509,052)

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của HTK cùng với khoản dự phòng giảm giá HTK được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm HTK trên BCLCTT hợp nhất.

7. Hàng tồn kho

(3,239,499,613)

Tăng, giảm hàng tồn kho (MS 10)

3,239,499,613

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của TSCĐ và nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán trong năm được coi là có mối quan hệ với dòng tiền chi mua sắm TSCĐ. Và phần chênh lệch còn lại (nếu có) được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải trả.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình: Dựa trên Bản thuyết minh BCTC hợp nhất, toán xác định được nguyên giá TSCĐ hữu hình thanh lý, nhượng bán trong kỳ 48,733,621,541 đ. Cùng với số liệu hợp nhất các BCLCTT riêng, Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 320,831,223,265 đ. Phần chênh lệch còn lại được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải trả.


8. Nguyên giá TSCĐ hữu hình

205,337,958,092

Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (MS 5)

48,733,621,541

Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài

hạn khác (MS 21)


(320,831,223,265)

Tăng, giảm các khoản phải trả (MS 11)

66,759,643,632

Nguyên giá TSCĐ vô hình: Dựa trên Bản thuyết minh BCTC hợp nhất, toán xác định được nguyên giá TSCĐ vô hình thanh lý, nhượng bán trong kỳ bằng không (0). Do đó, khoản chênh lệch này được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải trả.

9. Nguyên giá TSCĐ vô hình

1,697,546,229

Tăng, giảm các khoản phải trả (MS 11)

(1,697,546,229)

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Khoản chênh lệch số dư cuối năm và đầu năm của chỉ tiêu này được ghi tăng Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác.

10. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

78,229,260,775

Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản

dài hạn khác (MS 21)


(78,229,260,775)

Nguyên giá bất động sản đầu tư: Dựa trên Bản thuyết minh BCTC hợp nhất, kế toán xác định được nguyên giá bất động sản đầu tư giảm trong năm bằng không (0) nên toàn bộ khoản chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của nguyên giá bất động sản đầu tư được ghi tăng Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác.

11. Nguyên giá bất động sản đầu tư

277,348,507

Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản

dài hạn khác (MS 21)


(277,348,507)

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của hao mòn lũy kế của TSCĐ và hao mòn lũy kế của TSCĐ thanh lý, nhượng bán trong năm sau khi loại trừ ảnh hưởng


từ số khấu hao TSCĐ đã trích và tính vào chi phí trong năm thì phần chênh lệch còn lại (nếu có) được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải trả.

Hao mòn lũy kế của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính: Dựa trên Bản thuyết minh BCTC hợp nhất, kế toán xác định được hao mòn lũy kế của TSCĐ thanh lý, nhượng bán trong kỳ 48,429,989,923 đ và khấu hao TSCĐ trích trong năm 128,413,174,050 đ. Phần chênh lệch còn lại được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải trả.

12. Hao mòn lũy kế của TSCĐ

(96,476,768,365)

Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (MS 5)

(48,429,989,923)

Khấu hao TSCĐ (MS 2)

128,413,174,050

Tăng, giảm các khoản phải trả (MS 11)

16,493,584,238

Hao mòn lũy kế của bất động sản đầu tư: Dựa trên Bản thuyết minh BCTC hợp nhất, kế toán xác định được hao mòn lũy kế của bất động sản đầu tư giảm trong năm bằng không (0) và khấu hao bất động sản đầu tư trong năm 3,488,947,363 đ nên toàn bộ khoản chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của hao mòn lũy kế của bất động sản đầu tư được ghi vào chỉ tiêu Khấu hao TSCĐ.

13. Hao mòn lũy kế của bất động sản đầu tư

(3,488,947,363)

Khấu hao TSCĐ (MS 2)

3,488,947,363

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của chi phí trả trước (ngắn hạn và dài hạn) được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm chi phí trả trước.

14. Chi phí trả trước

3,943,087,743

Tăng, giảm chi phí trả trước (MS 12)

(3,943,087,743)

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của tài sản khác (không bao gồm chi phí trả trước) được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các tài sản khác.

15. Tài sản ngắn hạn khác

(484,957,028)

Tăng, giảm các tài sản khác

484,957,028


16. Tài sản dài hạn khác

(16,967,178,678)

Tăng, giảm tài sản khác

16,967,178,678

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của vay và nợ được coi là có mối quan hệ với dòng tiền vay nhận được và tiền chi trả nợ gốc vay.

Vay ngắn hạn: Nợ gốc vay ngắn hạn trong năm giảm 1,131,000,000 đ, khoản chênh lệch này được ghi tăng Tiền chi trả nợ gốc vay.

17. Vay ngắn hạn

1,131,000,000

Tiền chi trả nợ gốc vay (MS 34)

(1,131,000,000)

Vay và nợ dài hạn: Dựa trên số liệu hợp nhất các BCLCTT riêng, kế toán xác định được Tiền chi trả nợ gốc vay là 8,578,934,288 đ. Phần chênh lệch còn lại được ghi tăng Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được.

18. Vay và nợ dài hạn

(19,568,536,865)

Tiền chi trả nợ gốc vay (MS 34)

(8,578,934,288)

Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được (MS 33)

28,147,471,153

Chênh lệch số dư cuối năm và số dư đầu năm của nợ phải trả (không bao gồm nợ vay), sau khi loại trừ khoản phải trả và đã trả về chi phí lãi vay phát sinh trong năm được coi là các khoản phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh và được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải trả.

Dựa trên Bản thuyết minh BCTC hợp nhất, kế toán xác định được chi phí lãi vay phát sinh trong năm 2010 là 1,795,298,349 đ và dựa trên số liệu hợp nhất các BCLCTT riêng, tiền lãi vay đã trả 594,648,349 đ. Phần chênh lệch còn lại được ghi vào chỉ tiêu Tăng, giảm các khoản phải trả.

19. Nợ phải trả

112,922,489,485

Chi phí lãi vay (MS 6)

1,795,298,349

Tiền lãi vay đã trả (MS 13)

(594,648,349)

Tăng, giảm các khoản phải trả (MS 11)

(114,123,139,485)

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí