Đối Với Vấn Đề Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin


3.2.5. Đối với vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin

Hiện nay, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn lập BCTC hợp nhất một cách bán thủ công trên bảng tính excel nên luôn chậm trễ về mặt thời gian và đặc biệt là chất lượng báo cáo không cao. BCTC hợp nhất của đơn vị chỉ mang tính đối phó, chưa phát huy được mục đích vốn có của nó.

Khối lượng giao dịch nội bộ phát sinh không nhiều, nhưng danh sách các khoản đầu tư tài chính dài hạn thì khá dài. Trong tương lai, khi quy mô hoạt động của đơn vị ngày càng mở rộng, số lượng các công ty con và công ty liên kết, liên doanh ngày càng nhiều, đồng thời mức độ phức tạp của các bút toán hợp nhất ngày càng tăng thì việc trang bị phần mềm kế toán tích hợp chức năng hỗ trợ công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất là cần thiết. Khi đó thời gian hoàn thành BCTC hợp nhất có thể rút ngắn, đồng thời số liệu trên báo cáo sẽ chính xác hơn.

3.3. Kiến nghị

Để hoàn thiện việc lập BCTC hợp nhất tại các tập đoàn kinh tế nói chung và tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn nói riêng thì đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ từ phía nhà nước và từ phía các đơn vị. Do vậy, tôi xin đề xuất một số ý kiến cụ thể có liên quan đến vấn đề hợp nhất BCTC như sau:

3.3.1. Đối với đơn vị

Nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo công ty về tầm quan trọng của BCTC hợp nhất: Ban lãnh đạo công ty chưa thực sự quan tâm đến sự cần thiết của việc lập BCTC hợp nhất, cũng như chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của hệ thống BCTC hợp nhất trong việc hỗ trợ cho công tác quản lý và điều hành, dẫn đến các báo cáo hợp nhất chỉ mang tính chất hình thức.

Để hệ thống BCTC hợp nhất thực sự phát huy được vai trò của nó, Ban lãnh đạo Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn cần nâng cao nhận thức về vấn đề này.

Yêu cầu kiểm toán BCTC đối với toàn bộ các công ty con: Hiện nay tại đơn vị, khi thực hiện hợp nhất BCTC, một số BCTC riêng của các công ty con được sử dụng


để hợp nhất chưa được kiểm toán, số liệu kế toán trên các báo cáo này chưa đảm bảo được độ tin cậy, tính trung thực và hợp lý. Do vậy để có thể lập được một hệ thống BCTC hợp nhất có chất lượng, bắt buộc phải thực hiện kiểm toán BCTC riêng của từng đơn vị thành viên nhằm tăng cường chất lượng thông tin đầu vào trong quy trình hợp nhất BCTC.

Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về kế toán hợp nhất BCTC cho đội ngũ nhân viên kế toán: Đơn vị cần phối hợp với các trường đại học, viện, học viện để tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho bộ phận kế toán ở văn phòng Tổng Công ty và các công ty con. Ngoài ra, đơn vị nên tham gia các hội thảo chuyên đề về BCTC hợp nhất để trao đổi về những vướng mắc thực tế phát sinh, đồng thời tiếp thu các quan điểm hợp nhất theo quy định quốc tế.

3.3.2. Đối với cơ quan nhà nước

Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Quốc hội trong việc sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo ra một môi trường pháp lý hoàn chỉnh về cơ chế tổ chức hoạt động và quy chế tài chính đối với các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước và các công ty nhà nước đã chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH MTV.

Hiện nay, phương pháp và thủ tục lập BCLCTT hợp nhất và Bản thuyết minh BCTC hợp nhất là vấn đề đang bỏ ngõ. Vì vậy, Bộ Tài chính cần ban hành thông tư hướng dẫn đầy đủ các phương pháp và thủ tục hợp nhất BCĐKT hợp nhất, BCKQHĐKD hợp nhất, BCLCTT hợp nhất và Bản thuyết minh BCTC hợp nhất.

Trong thực tế lập BCTC hợp nhất, tại các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước đã phát sinh những vấn đề mới mà các chuẩn mực chưa đề cập đến. Thời gian tới, Bộ Tài chính phải cập nhật và hoàn thiện nội dung của các chuẩn mực liên quan đến BCTC hợp nhất để tạo cơ sở cho các đơn vị giải quyết vấn đề một cách thống nhất. Từ đó góp phần tăng cường tính so sánh được của BCTC hợp nhất giữa các đơn vị.



Các trường đại học, viện, học viện, hội nghề nghiệp cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về vấn đề BCTC hợp nhất để cung cấp nhiều tài liệu hơn nữa cho những đối tượng quan tâm. Bởi vì BCTC hợp nhất là vấn đề mới, phức tạp nhưng tài liệu liên quan đến vấn đề này rất ít và sơ sài.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như đặc điểm công tác kế toán tại đơn vị, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống BCTC hợp nhất tại đơn vị:

Thành lập bộ phận kế toán hợp nhất chuyên trách tại văn phòng Tổng Công ty và tại các công ty con.

Hoàn thiện hệ thống bảng biểu thu thập thông tin hợp nhất.

Hoàn thiện nội dung trình bày trên BCLCTT hợp nhất và Bản thuyết minh BCTC hợp nhất.

Hoàn thiện trình tự và phương pháp lập BCTC hợp nhất.

Trang bị phần mềm kế toán có chức năng hỗ trợ công tác lập BCTC hợp nhất.

Mặc dù các giải pháp này không thể giải quyết triệt để mọi tình huống phát sinh trên thực tế, song tác giả vẫn hy vọng chúng sẽ đóng góp hữu ích cho công tác kế toán hợp nhất tại đơn vị nói riêng và các tập đoàn kinh tế khác nói chung.


PHẦN KẾT LUẬN‌

Thực hiện chủ trương đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, Chính phủ đã và đang tiến hành chuyển đổi các tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Báo cáo tài chính hợp nhất là công cụ kế toán cung cấp thông tin tài chính tổng quát của tập đoàn hoặc tổng công ty. Đây là một lĩnh vực phức tạp điển hình trong kế toán. Mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành các chuẩn mực và thông tư hướng dẫn về vấn đề này, nhưng trong thực tiễn có quá nhiều vấn đề nảy sinh và không có một hướng dẫn chi tiết nào có thể bao quát hết được. Thực tế là trong thời gian qua, các tập đoàn đã gặp không ít khó khăn trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về báo cáo tài chính hợp nhất, tìm hiểu thực trạng công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, tác giả phân tích những thành tựu cũng như những hạn chế mà đơn vị đang gặp phải. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất tại đơn vị trong những năm tiếp theo.

Với nội dung như vậy, tác giả hy vọng luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ cho Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn mà còn cho các đối tượng quan tâm đến vấn đề này.



Tiếng Việt‌

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003), Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003, Quyết định về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3), Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005, Quyết định về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5), Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006, Hướng dẫn thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ- BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005, Hướng dẫn thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ- BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 161/2007/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2007, Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Quyết định về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp, Hà Nội.

7. Bùi Phạm Tú Uyên (2012), Hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ty Pisico, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Châu Thanh An (2008), Hoàn thiện quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư U&I, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.


9. Chúc Anh Tú (2008), “Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất theo chuẩn mực quốc tế: Kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Kế toán.

10. Nguyễn Thị Kim Oanh (2010), So sánh đối chiếu chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Thị Mỹ Nhung (2012), Hoàn thiện phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất tại các công ty cổ phần hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên địa bàn Đồng bằng Sông Cửu Long, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Trần Thị Quỳnh Hương (2009), Hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dệt may Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Trần Xuân Nam (2010), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Thống kê.

14. Trường Đại học Tài chính Kế toán (2011), Giáo trình Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.

Tiếng Anh

15. International Accounting Standards Board (2009), IAS 27 “Consolidated and Separate Financial Statements”.


PHỤ LỤC 01: CÁC BẢNG BIỂU THU THẬP THÔNG TIN HỢP NHẤT TẠI TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN BẢNG 01: THUYẾT MINH CHÊNH LỆCH GIÁ MUA CỔ PHIẾU‌

S T T


ĐƠN VỊ

VỐN ĐIỀU LỆ ĐẾN 31/12/2010

VỐN GÓP CỦA TCT (THEO MỆNH GIÁ)

GIÁ PHÁT HÀNH

VỐN GÓP THEO MỆNH GIÁ


GIÁ MUA

LỢI THẾ THƯƠNG MẠI

A

B

1

2

3

4

5

6

1

Công ty CP Du lịch Đak Lak

93,074,150,000

47,294,010,000



47,632,860,000

338,850,000


Đợt 1

110,600

110,600

11,000

1,106,000,000

1,216,600,000

110,600,000


Đợt 2

228,250

228,250

11,000

2,282,500,000

2,510,750,000

228,250,000


Đợt 3 25% trên giá trị quyền mua 1.016.550 cp

1,016,550

254,138

10,000

2,541,380,000

2,541,380,000

-


Đợt 4 25% trên giá trị quyền mua 2.541.546 cp

2,541,546

635,387

10,000

6,353,870,000

6,353,870,000

-

2

Công ty CP Du Lịch Saigon Bình Châu

179,955,350,000

51,978,360,000



51,659,880,000

(318,480,000)


- Văn phòng Tổng Công ty

1,028,559

303,103


30,310,300,000

30,466,000,000

155,700,000


Số cổ phần đến 31/12/2005

717,885

214,433

100,000

21,443,300,000

21,443,300,000

-


Số cổ phần mua năm 2006


10,380

115,000

1,038,000,000

1,193,700,000

155,700,000


Số cổ phần mua năm 2007

310,674

78,290

100,000

7,829,000,000

7,829,000,000

-


- Công ty TNHH MTV DV DL Thủ Đức

1,028,559

15,767


1,576,700,000

1,576,700,000



Số cổ phần đến 31/12/2007


15,767

100,000

1,576,700,000

1,576,700,000

-

3

Công ty CP Bông Sen

230,000,000,000

57,500,000,000



71,718,750,000

14,218,750,000


Số cổ phần của TCT khi cổ phần hóa


325,000

100,000

32,500,000,000

32,500,000,000

-


Số cổ phần thưởng


65,000

100,000

6,500,000,000

6,500,000,000

-


Số cổ phần mua năm 2007


40,625

450,000

4,062,500,000

18,281,250,000

14,218,750,000

4

Công ty CP EDEN

69,182,300,000

11,712,800,000



13,680,000,000

4,000,000,000


Số cổ phần củ TCT khi cổ phần hóa


400,000

10,000

4,000,000,000

4,000,000,000

-


Số cổ phần mua năm 2007


400,000

20,000

4,000,000,000

8,000,000,000

4,000,000,000


Lãi năm 2006 tăng vốn


80,000

10,000

800,000,000

800,000,000

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty du lịch Sài Gòn - thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 12

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/06/2023