ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
LÊ THỊ HỒNG TRANG
BẢN SẮC NÙNG TRONG THƠ MÃ THẾ VINH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Việt Trung
Thái Nguyên, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được công bố trong một công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn |
Lê Thị Hồng Trang |
Có thể bạn quan tâm!
- Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 2
- Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 3
- Vài Nét Về Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Nùng
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Xác nhận của người hướng dẫn khoa học PGS. TS Trần Thị Việt Trung |
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Văn – Xã hội trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K8C - Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS Trần Thị Việt Trung - người thầy rất nghiêm khắc, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Thị Hồng Trang
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 7
5. Phạm vi nghiên cứu 8
6. Cầu trúc luận văn 8
7. Đóng góp của luận văn 8
Chương 1. BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ CA NÙNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI 10
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 10
1.1.1. Khái niệm Bản sắc văn hóa dân tộc và Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam 10
1.1.2 Vài nét về bản sắc văn hóa dân tộc Nùng 21
1.2 Bản sắc dân tộc trong sáng tác của các nhà thơ Nùng thời kỳ hiện đại... 29 1.3 Bản sắc văn hòa Nùng trong thơ mã Thế Vinh 34
Chương 2. MỘT SỐ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ MÃ THẾ VINH. 43 2.1 Vài nét về tác giả Mã Thế Vinh 43
2.2 Nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Mã Thế Vinh 48
2.2.1 Nguồn cảm hứng mãnh liệt từ vùng đất Xứ Lạng thơ mộng, hùng vĩ và giàu bản sắc tộc người 48
2.2.2 Thơ Mã Thế Vinh - Tiếng hát ca ngợi công ơn Đảng, Bác Hồ của người Nùng nơi vùng cao biên giới 61
Chương 3. NGHỆ THUẬT THƠ MÃ THẾ VINH 68
3.1 Thơ giầu hình ảnh và thơ sáng tác cho người Nùng hát 68
3.1.1 Hình ảnh thơ 68
3.1.2. Thơ viết cho người Nùng hát 79
3.2 Một số biểu tượng thơ nổi bật gắn với đời sống văn hóa của cộng đồng Nùng 83
3.2.1 Biểu tượng hoa hồi 83
3.2.2 Hát sli - một biểu tượng văn hóa của cộng đồng Nùng 85
3.2.3 “Rượu” một biểu tượng nổi bật trong đời sống văn hóa dân tộc Nùng 89
PHẦN KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
-Văn học dân tộc thiểu số (DTTS) là một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt Nam, nó đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn học nước nhà. Trong quá trình phát triển của mình, văn học DTTS đã đạt được nhiều thành tựu cùng với các tên tuổi như: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Triệu Văn Kim, Vương Anh, Y Điêng, Triệu Ân, Mã Thế Vinh, Mã A Lềnh, Vi Thị Kim Bình, Y Phương, Pờ Sảo Mìn, Lò Ngân Sủn, Inrasara, Vi Hồng, Vương Trung, Lâm Quý, Hà Thị Cẩm Anh, Cao Duy Sơn, Dương Thuấn, Bùi Tuyết Mai… Những tác giả và tác phẩm dân tộc thiểu số này bước đầu đã thu hút được khá nhiều những công trình nghiên cứu, cùng những bài phê bình của các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình văn học. Tuy nhiên, so với văn học Việt nói chung, việc nghiên cứu về văn học DTTS cũng còn ở mức độ khiêm tốn, còn khá nhiều tên tuổi cùng tác phẩm văn học DTTS hiện nay chưa được giới nghiên cứu phê bình chú ý đến. Nói một cách khác, vẫn còn nhiều tác giả, tác phẩm (DTTS) vẫn còn đang ở dạng “tiềm ẩn” sau những rặng núi cao hùng vĩ của các vùng miền núi xa xôi đang cần được quan tâm tìm hiểu.
- Nhà thơ Mã Thế Vinh - Nhà thơ dân tộc Nùng, quê ở Tràng Định, Lạng Sơn là một trường hợp “tiềm ẩn” như vậy. Tác giả Mã Thế Vinh đến với văn chương không phải bằng con đường học hành bài bản và trường lớp chính quy - mà từ một cán bộ tuyên truyền kháng chiến, tuyên truyền văn hóa, văn nghệ; từ một con người tâm huyết với văn nghệ DTTS. Bằng sự nỗ lực tự học, tự vươn lên, bằng năng khiếu của chính mình và của một nghệ sĩ thấm đẫm chất dân gian dân tộc Nùng, ông đã tự tin và đã dấn thân tham gia vào nhiều lĩnh vực nghệ thuật như: Diễn viên, biên kịch, biên đạo, sáng tác thơ, viết báo, sưu tầm- nghiên cứu văn nghệ dân gian..., nhưng tên tuổi của ông được biết đến nhiều nhất là với tư cách là một nhà thơ DTTS tiêu biểu thuộc thế hệ thứ hai. Ông
cũng là nhà thơ dân tộc Nùng duy nhất là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm và giải thưởng tiêu biểu mà ông đã đạt được phải kể đến là: “Hiến pháp ban hành như mùa xuân”, đã đạt được Giải thưởng của Hội đồng văn học dân tộc và giải thưởng Hoàng Văn Thụ (1960); Vẽ bản đồ quê tôi (Tập thơ song ngữ), (1981); Lằm tàng chài pây (Con đường anh đi);Tập Trường ca Song ngữ (1995); Tục ngữ và thành ngữ Tày Nùng Lạng Sơn (Song ngữ), (2009); Báo slao sli tò toóp (Trai gái sli đối đáp) –Thơ song ngữ - 2011, (Sưu tầm và dịch) đạt Giải ba Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; Tuyển tập Mã Thế Vinh (Song ngữ Tày, Nùng - Việt)Tặng thưởng của Hội Văn học DTTS Việt Nam - 2013…
- Có thể thấy, Mã Thế Vinh là một trong những nhà thơ, nhà nghiên cứu, sưu tầm người DTTS tiêu biểu, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp văn học các DTTS Việt Nam hiện đại. Và một điều đáng quý là những tác phẩm của ông luôn thẫm đẫm bản sắc văn hóa dân tộc Nùng. Ông là một nhà thơ dân tộc Nùng rất hiếm hoi trong hàng trăm nhà thơ, nhà văn thuộc các DTTS khác hiện nay ở nước ta; đồng thời cũng là một trong 3 nhà văn Việt Nam kỳ cựu nhất của tỉnh Lạng Sơn - Một tỉnh miền núi biên viễn của Tổ quốc.Và ông cũng là một trong những tác giả DTTS được giới thiệu, giảng dạy trong chương trình văn học địa phương của tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
- Chính vì những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn vấn đề: “Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh” để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình - Với hi vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị đặc sắc, những cống hiến đáng trân trọng của nhà thơ Nùng - Mã Thế Vinh. Đồng thời, nếu đề tài thành công cũng sẽ góp phần vào việc giảng dạy văn học địa phương tỉnh Lạng Sơn được cụ thể và hiệu quả hơn.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Mã Thế Vinh là một tác giả DTTS có nhiều cống hiến cho sự phát triển của nền văn học DTTS trong giai đoạn trước năm 2000. Nhưng hiện nay, việc nghiên cứu về ông vẫn còn khiêm tốn, chưa xứng với tầm với những giá trị
mà ông đã đem lại cho nền văn học DTTS qua các sáng tác của mình. Tuy nhiên, tên tuổi cũng như tác phẩm tiêu biểu của ông cũng đã được nhiều người nhắc đến. Trước tiên là trong các công trình nghiên cứu chung về văn học DTTS Việt Nam hiện đại của các tác giả như: Nông Quốc Chấn, Lâm Tiến, Phong Lê - Đinh Văn Định, Hoàng An, Tô Hoài, Phạm Quang Trung, Trần Thị Việt Trung, Đỗ Thị Thu Huyền… và của tập thể các tác giả trong các cuốn Tuyển tập Văn học DTTS xuất bản trước những năm 2000 (1988, 1997, 1999) và sau năm 2000 (2004, 2007). Hầu như, khi nhắc tới đội ngũ các nhà thơ DTTS thời kỳ hiện đại, tất cả các tác giả trên đều nhắc tới cái tên Mã Thế Vinh - như là nhắc tới một nhà thơ DTTS tiêu biểu của giai đoạn từ 1960 - 2000.
Đặc biệt, năm 2013 cuốn Tuyển tập Mã Thế Vinh- (Song ngữ) do Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên xuất bản với số trang khá dày dặn (hơn 1000 trang sách) giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả Mã Thế Vinh đến bạn đọc, do hai tác giả: Mai Thế (Mã Thế Vinh) và Trần Thị Việt Trung tuyển chọn và giới thiệu. Lần đầu tiên bạn đọc đã hình dung ra được toàn bộ những đóng góp, những sáng tạo không biết mệt mỏi của nhà thơ, nhà sưu tầm văn hóa, văn học dân gian Mã Thế Vinh sau hơn 60 năm miệt mài với văn học DTTS. Cũng trong Tuyển tập này, một số bài nghiên cứu, giới thiệu, phê bình về nhà thơ Mã Thế Vinh đã được tập hợp ở cuối Tuyển tập, đó là các bài viết: Mã Thế Vinh! Riêng! Trong cái toàn thể và bài Văn hóa truyền thống của người Nùng Xứ Lạng - Nhân tình của Mã Thế Vinh của nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Cư; Cảm hứng sử thi trong thơ Mã Thế Vinh của nhà lý luận phê bình Lâm Tiến; Mã Thế Vinh mộc mạc một hồn thơ của nhà thơ Mai Liễu và Mặt trời rạng rỡ của nhà thơ Y Phương…
Bài viết của Hoàng Tuấn Cư: Văn hóa truyền thống của người Nùng Xứ Lạng - Nhân tình của Mã Thế Vinh đã nhấn mạnh: “Khi đọc