PHẦN KẾT LUẬN
1. Nhà thơ Nùng - Mã Thế Vinh là một trong những nhà thơ DTTS thuộc thế hệ thứ hai (sau thế hệ các nhà thơ Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Nông Viết Toại…) có nhiều đóng góp đối với sự vận động và phát triển đối với thơ ca DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại (giai đoạn trước năm 2000).
Sinh và lớn lên ở tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc suốt đời gắn bó với hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian DTTS và thành danh ở lĩnh vực thơ ca - Mã Thế Vinh xứng đáng là người con ưu tú của dân tộc Nùng (ở Lạng Sơn nói riêng, của cả khu vực miền núi phía Bắc nói chung). Ông đã có nhiều tác phẩm thơ - mà hầu hết đều được sáng tác bằng 2 thứ tiếng (tiếng Nùng và tiếng Việt); và phần lớn đều được sáng tác (hoặc sưu tầm, biên dịch) theo các làn điệu dân ca của người Nùng (như các làn điệu sli, lượn, phong slư) để cho người Nùng hát trong những dịp hội xuân, trong các sinh hoạt văn hóa của các cộng đồng Nùng. Vì thế, cho tới tận ngày nay (đặc biệt là những người đứng tuổi ở Lạng Sơn) vẫn rất yêu quý ông, vẫn tìm đến ông để xin bài thơ về hát. Mã Thế Vinh xứng đáng là nhà thơ Nùng tiêu biểu thời kỳ hiện đại, là “Núi Mẫu Sơn” - trong con mắt của những người yêu mến và trân trọng thơ ông.
2. Thơ Mã Thế Vinh mang đậm bản sắc Nùng - trước hết ở phương diện nội dung. Thơ ông phản ánh một cách chân thực, sinh động thiên nhiên, cuộc sống con người vùng cao xứ Lạng - trong đó có cộng đồng Nùng với những con người cụ thể, làng bản cụ thể với những đặc điểm riêng mang đậm bản sắc văn hóa tộc người Nùng. Thiên nhiên xứ Lạng trong thơ ông hiện lên với vẻ hùng vĩ của núi non, sông suối, với những cảnh sắc kỳ vĩ tươi đẹp đầy sức sống và thơ mộng, huyền ảo. Ông viết về quê hương với giọng thơ hào sảng đầy niềm vui. Đây chính là xứ sở của hoa đào, hoa hồi, xứ sở của các loài vùng ôn đới: đào, lê, mận, hồng….; xứ sở của các lễ hội của các DTTS vùng cao trong đó có lễ hội của người Nùng; xứ sở của các danh thắng nổi tiếng: chùa Tam Thanh, nàng Tô Thị (hóa đá dưới chân thành nhà Mạc); núi Mẫu Sơn, chùa
Tiên, sông Kỳ Cùng; nhưng đây cũng là nơi từng tấc đất, từng ngọn núi, con sông đều ghi dấu ấn của những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc chống quân xâm lược phương Bắc hàng nghìn năm qua.
Là người con DTTS, là người con dân tộc Nùng - ông đã cất tiếng thơ, đã xúc động ngợi ca công lao to lớn của Đảng và Bác Hồ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao. Những vần thơ, những bài thơ ông viết về Bác Hồ, về Đảng đều được xuất phát từ tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nên đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc.
3. Về mặt nghệ thuật: Thơ Mã Thế Vinh đã thể hiện rất rò, cái cụ thể cái gọi là bản sắc văn hóa Nùng. Trước hết thể hiện ở ngôn ngữ thơ. Hầu hết các bài thơ, tập thơ của Mã Thế Vinh đều được sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ (sau đó mới dịch ra tiếng Kinh). Điều này đã khẳng định: Mã Thế Vinh là nhà thơ DTTS rất yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn và bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của người dân tộc mình. Thứ hai, thể hiện được hệ thống hình ảnh thơ, giàu tính biểu tượng, đậm chất dân tộc và miền núi (các hình ảnh: núi, hoa (hoa đào, hoa lê, hoa kim ngân…), mặt trời, mặt trăng…) cùng một số biểu tượng mang đậm bản sắc văn hóa Nùng (biểu tượng hoa hồi, hát sli, rượu). Thứ ba, thể hiện ở nhạc điệu và thể thơ: Thứ thơ để cho người Nùng hát. Có thể thấy, với những đặc điểm về nghệ thuật thơ (như đã trình bày ở trên) như vây - đủ khẳng định: Thơ Mã Thế Vinh mang đậm chất Nùng và có sự ảng hưởng sâu sắc của thi pháp dân gian.
4. Tuy nhiên, đứng ở một góc độ khác - thì chính ở những đặc điểm trên (ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật) cũng đã bộc lộ một số hạn chế của nhà thơ Mã Thế Vinh đối với nhu cầu đổi mới thơ ca thời kỳ hiện đại. Thơ Mã Thế Vinh ít có sự đổi mới trong cách viết, cách tư duy thơ. Ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ… đôi khi có sự lập lại, ít sáng tao, lời thơ thiên về kể, về tả nên có lúc khiến người đọc cảm thấy nặng nề, ít gây được sự hứng thú…Đây là những
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ Giầu Hình Ảnh Và Thơ Sáng Tác Cho Người Nùng Hát
- Một Số Biểu Tượng Thơ Nổi Bật Gắn Với Đời Sống Văn Hóa Của Cộng Đồng Nùng
- Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 12
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
nhược điểm, những hạn chế thường có đối với những cây bút thơ DTTS thời kỳ trước những năm 90 (thế kỷ XX) - mà nhà thơ Mã Thế Vinh là một trường hợp.
5. Nhưng, vượt lên những hạn chế (do yếu tố thời đại) với những đam mê, với những thành tựu, với những cống hiến của mình đối với sự nghiệp văn học tỉnh Lạng Sơn nói riêng, với sự nghiệp văn học DTTS Việt Nam nói chung. Mã Thế Vinh - nhà thơ Nùng xứng đáng được trân trọng, xứng đáng được tôn vinh như là: “núi Mẫu Sơn” trong lĩnh vực thơ ca của Xứ Lạng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Văn An (2010), Nét đẹp Văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc
(Tập 1 – Một vùng thơ văn của đất nước), Nxb Mỹ Thuật.
2. Hoàng Văn An (2010), Nét đẹp Văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc
(Tập 3 – Hương rừng), Nxb Mỹ Thuật.
3. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại
(1945 – 1975), Nxb Văn hóadân tộc Hà Nội.
4. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc.
5. Bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (2010), Nxb Văn hóa dân tộc
6. Nông Quốc Chấn (1995) Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.
7. Phạm Văn Đồng (1980), Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hoc dân tộc.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia.
9. Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2003), Nhà văn các dân tộc thiểu số - Đời và văn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
10. Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007), Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
11. Lộc Bích Kiệm (2016), Như mạch nước nguồn (Cách diễn đạt độc đáo trong thơ các dân tộc thiểu số và miền núi), Nxb Văn hóa dân tộc – Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn.
12. Lộc Bích Kiệm (2016) Văn học các dân tộc thiểu số một bộ phận đặc thù của văn học Việt Nam – Nxb Văn hóa dân tộc.
13. Nguyễn Văn Lộc (chủ biên) – Trần Trí Dòi, Phạm Hồng Quang, Bùi Quang Thanh, Mông Lí Slay (2010), Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số dân tộc thiểu số Việt Nam - Nxb Đại học Thái Nguyên.
14. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin.
15. Phùng Quý Nhâm (2002), Bản sắc dân tộc trong văn hóa, văn nghệ, Nxb Văn hóa.
16. Nhiều tác giả (1969), Tập thơ Tày – Nùng, Nxb Dân tộc Việt Bắc.
17. Nhiều tác giả (1997), Nghiên cứu Văn nghệ dân gian Việt Nam tập 1, Nxb Văn hóa dân tộc.
18. Nhiều tác giả (1997), Tiếng nói các nhà văn dân tộc thiểu số (Tập tiểu luận), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
19. Nhiều tác giả (1998), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
20. Nhiều tác giả (2000), Cuối thế kỷ XX nhìn lại, Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn
21. Nhiều tác giả (2003 - 2004), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam – Đời và văn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
22. Nhiều tác giả (2007), Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
23. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
24. Trần Đình Sử (1994) “Bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam và con đường của thơ”, Tạp chí Văn học số 1
25. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục.
26. Lâm Tiến, Tuyển tập văn xuôi dân tộc và miền núi thế kỷ XX
27. Lâm Tiến (1991) Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc
28. Lâm Tiến (1995), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa Hà Nội.
29. Lâm Tiến (2002), Văn học và miền núi, Nxb Văn học dân tộc, Hà Nội.
30. Lâm Tiến (2007), “Mấy suy nghĩ về lý luận phê bình văn học các dân tộc thiểu số”, Tạp chí diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 135.
31. Lâm Tiến (2008), “Vấn đề nghiên cứu văn học hiện đại các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Báo Văn nghệ Thái Nguyện.
32. Hoàng Trinh (2000), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn học, Nxb Chính trị quốc gia.
33. Trần Thị Việt Trung (chủ biên) (2010), Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Thái Nguyên
34. Trần Thị Việt Trung – Cao Thị Hảo (2011), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại – Một số đặc điểm, Nxb Đại học Thái Nguyên.
35. Trần Thị Việt Trung, Nguyễn Đức Hạnh (đồng chủ biên) (2014), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Thái Nguyên.
36. Mã Thế Vinh, (1991), Vẽ bản đồ quê tôi, Nxb Văn hóa.
37. Mã Thế Vinh, (1995) Lắm tàng chài pây, Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn.
38. Mã Thế Vinh, Hoàng Văn Thụ, Nhắn Bạn, (1997) Nxb Văn hóa dân tộc.
39. Mã Thế Vinh, (2003) Tuyển tập: Thơ – Trường ca – Truyện thơ, Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn.
40. Mã Thế Vinh, (2009), Tục Ngữ và Thành ngữ (Tày - Nùng Lạng Sơn), Nxb Hội Nhà văn.
41. Mã Thế Vinh, (2011), Báo slao sli tò toóp, Nxb Lao Động.
42. Mã Thế Vinh, (2011), Tập truyện Hai vết sẹo, Nxb Hội nhà văn.
43. Mã Thế Vinh, (2012), Lạng Sơn – Vùng đất của Chi Lăng – Đồng Đăng – Kỳ Lừa, Nhà xuất bản trẻ.
44. Mã Thế Vinh, (2012) Cỏ lẩu và sli Nùng phản slình Lạng Sơn, Nxb Lao Động.
45. Mã Thế Vinh, (2013) Song ngữ Tày, Nùng – Việt, Nxb Đại học Thái Nguyên.
46. Mã Thế Vinh, (2015), Tập thơ Tình quê, Nxb Văn hóa dân tộc.